Thuốc Tobralcin là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Việc tìm hiểu thông tin về thuốc Tobralcin rất quan trọng có thể giúp chúng ta tận dụng tối đa hiệu quả của loại thuốc này. Đây cũng là cách mà bạn tránh được khá đáng kể những tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình sử dụng. 

thuốc Tobramycin
Thận trọng khi sử dụng thuốc Tobramycin để tránh những biến chứng có thể xảy ra
  • Hoạt chất chính: Tobramycin
  • Dạng bào chế: dạng dung dịch 15mg/5ml
  • Phân nhóm: thuốc điều trị bệnh về mắt, tai mũi họng

Thông tin về thuốc Tobralcin

Bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân cần phải đọc kĩ hướng dẫn trên bao bì trước khi sử dụng thuốc. Cụ thể, bạn cần nắm những thông tin như sau:

Thành phần

Thuốc có thành phần chính là hoạt chất Tobramycin, ngoài ra còn có chứa nhiều tá dược khác.

Tác dụng

Thuốc được chỉ định trong việc điều trị nhiễm khuẩn bên ngoài mắt cũng như các thành phần phụ của mắt. Chẳng hạn như: viêm kết mạc, viêm mi mắt, viêm giác mạc… Ngoài ra còn được sử dụng trong một số trường hợp nhiễm khuẩn ở tai, như viêm tai ngoài…

Dược lực và cơ chế hoạt động

Hoạt động của thuốc chính là hoạt động của hoạt chất Tobramycin. Thuốc có khả năng hấp thu rất tốt sau khi sử dụng. Đồng thời có thể thải trừ qua thận sau một thời gian.

Chống chỉ định

Không sử dụng cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Đặc biệt là những người có tiền sử dị ứng với Tobramycin.

Cách sử dụng và liều dùng

Tùy theo từng trường hợp mà có cách sử dụng khác nhau, cụ thể như

# Điều trị bệnh về mắt 

Với bệnh nhẹ và trung bình thì mỗi lần dùng từ 1 đến 2 giọt và cứ 4h nhỏ 1 lần

Với bệnh nặng thì mỗi giờ nhỏ 2 giọt.

# Điều trị bệnh về tai 

Mỗi lần nhỏ từ 3 đến 4 giọt và cách nhau từ 4 đến 6 giờ.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định cách dùng cho từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Với trường hợp dùng cho người cao tuổi và trẻ nhỏ thì nên hỏi kĩ bác sĩ về liều lượng sử dụng.

Bảo quản thuốc

Người bệnh nên để thuốc ở những nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời và tránh xa tầm tay trẻ em. Chú ý không sử dụng thuốc khi đã quá hạn sử dụng, có lắng cặn hoặc chuyển màu.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Tobralcin

Để hạn chế tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc Tobralcin, người bệnh nên chú ý thêm một vài điều như sau:

Khuyến cáo khi dùng

  • Thông báo cho bác sĩ nếu có tiền sử dị ứng thuốc hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc.
  • Trong trường hợp có thai hoặc đang cho con bú cũng cần cho bác sĩ biết.
  • Báo cho bác sĩ khi có bất cứ vấn đề bất thường nào về sức khỏe. Đặc biệt là khi bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào, kể cả thuốc không kê toa, thuốc đông y hay thực phẩm chức năng…

Tác dụng phụ của thuốc

Rất nhiều trường hợp bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc. Có thể bị ngứa da, phù mi mắt, tăng nhãn áp, đỏ mắt…

Ngoài ra có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác tùy theo cơ địa của từng bệnh nhân. Lúc này người bệnh nên hết sức bình tĩnh và đến ngay bệnh viện để được bác sĩ áp dụng biện pháp can thiệp. Các biểu hiện có thể trầm trọng hơn nếu chúng ta chủ quan và tự xử lý tại nhà.

Tương tác thuốc

Thuốc có thể bị thay đổi hoạt động hoặc làm thay đổi hoạt động của các loại thuốc khác. Chính vì vậy nên hạn chế dùng chung nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Chẳng hạn như: furosemide, gentamycin, kanamycin, cholistin… Để hạn chế tương tác thuốc, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ nếu đang dùng bất cứ loại thuốc nào. Kể cả đó là thuốc không kê toa, thuốc đông y, thảo dược hay thực phẩm chức năng.

Những gì mà chúng ta ăn hàng ngày cũng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thuốc. Bác sĩ có thể căn dặn điều này khi chỉ định dùng. Ngoài ra chú ý không nên dùng rượu, bia thuốc lá và các chất kích thích trong quá trình sử dụng thuốc.

Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Các bác sĩ luôn đưa ra khẳng định việc dùng đúng liều lượng mới có thể mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình sử dụng thuốc. Nhưng trong quá trình sử dụng thuốc rất dễ gặp phải trường hợp dùng thiếu hoặc quá liều. Bạn cần biết cách xử lý đúng đắn trong các trường hợp dùng thiếu hoặc quá liều. Cụ thể:

  • Khi không may quên liều thì có thể dùng ngay sang liều tiếp theo. Hãy bỏ qua liều đã quên mà không cần phải dùng gấp đôi để bù liều. Thuốc vẫn có tác dụng khi bạn dùng trễ từ 1 đến 2 giờ.
  • Khi dùng quá liều thì phải đến gặp ngay bác sĩ để có phương án can thiệp. Vì lúc này rất dễ gặp phải tác dụng phụ mà chúng ta không thể tự xử lý tại nhà.

Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Bạn nên ngưng sử dụng thuốc Tobralcin trong một số trường hợp như sau:

  • Xuất hiện dấu hiệu bất thường
  • Bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm sau khoảng 1 tuần sử dụng
  • Được bác sĩ yêu cầu, có thể bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng sang loại thuốc phù hợp hơn

Những điều được chia sẻ trên cũng đã cho bạn biết khá đầy đủ thông tin về thuốc Tobralcin. Nhưng những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, trong quá trình sử dụng bạn có thể gặp phải rất nhiều vấn đề khác. Hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp thật cặn kẽ nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong suốt quá trình sử dụng thuốc. Đừng tự ý sử dụng để tránh những tình huống đáng tiếc có thể xảy ra.

Có nên mổ lệch vách ngăn mũi? Chi phí bao nhiêu?

Lệch vách ngăn mũi là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh gặp phải nhiều vấn đề về sức...

Hen suyễn và viêm phế quản: Khác nhau như thế nào?

Hen suyễn và viêm phế quản có triệu chứng tương tự nhau nhưng lại xuất phát từ nguyên nhân khác...

[GÓC REVIEW] Bài thuốc viêm xoang, viêm mũi Đỗ Minh – Công thức BÍ TRUYỀN 3 THẾ KỶ “10 người chữa 9 người KHỎI HẲN”

Từ hơn 150 năm đến nay, bài thuốc viêm mũi, viêm xoang ĐỘC QUYỀN của nhà thuốc Đỗ Minh Đường...

viêm xoang nhức đầu

Viêm xoang nhức đầu – Nguyên nhân và cách chữa nhanh nhất

Ngoài những triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi hay chảy nước mũi thì bệnh viêm xoang còn gây đau...

Viêm phế quản: Nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu và điều trị

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc của ống phế quản bị viêm. Là một bệnh lý phổ biến,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.