Decolgen là thuốc gì?
Trong các loại thuốc giảm ho và trị cảm cúm thì có lẽ Decolgen đã không còn quá xa lạ. Những thông tin về công dụng, liều dùng chi tiết, tác dụng phụ v.v…sẽ giúp bạn có thể hiểu thêm về loại thuốc dạng viên nén 3 lớp này.
- Tên biệt dược: Decolgen.
- Tên hoạt chất: Decolgen.
- Phân nhóm: Thuốc điều trị ho và cảm cúm.
Decolgen và những điều bạn cần biết
Nắm bắt được các thông tin cần thiết về Decolgen sẽ giúp cho bạn chủ động hơn trong việc sử dụng, tránh dùng thuốc sai cách dẫn đến kết quả không mong muốn.
1. Công dụng của thuốc Decolgen
Trước khi tìm hiểu về công dụng, chúng ta cần biết trong mỗi viên thuốc có chứa những thành phần nào. Dưới đây là câu trả lời:
- Paracetamol…………………………………………….500mg.
- Phenylephrine HCl …………………………………..10mg.
- Chlorpheniramine maleate…………………………2mg.
Theo đó, Decolgen là một loại thuốc hoạt động tương tự như các thuốc giảm đau – hạ sốt bằng cách làm giảm sự tổng hợp Prostaglandine. Bên cạnh đó, thuốc còn được biết đến với khả năng giảm sự tiết nước mũi cùng chất nhờn ở đường hô hấp trên khá hiệu quả. Các công dụng phổ biến của Decolgen có thể kể đến như:
- Giảm nhanh các triệu chứng của bệnh cảm cúm như sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, xung huyết mũi do dị ứng thời tiết, viêm xoang, viêm thanh quản và đau nhức cơ khớp.
- Xử lí hiệu quả các triệu chứng đi kèm của các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp như sốt, nhức đầu, sổ mũi, ho, đau họng, ớn lạnh, khó chịu ở ổ bụng.
- Giảm hắt hơi hiệu quả bằng cách tác động làm co mạch máu ở mũi và điều trị dị ứng đường hô hấp.
Decolgen chống chỉ định với những người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc đang có bệnh liên quan đến Paracetamol, suy tế bào gan.
2. Liều dùng Decolgen
Decolgen được bào chế ở dạng viên nén và dung dịch uống, ở mỗi dạng sẽ có quy định về liều lượng khác nhau, cụ thể như sau:
Đối với Decolgen dạng viên nén
- Người lớn: Uống 1-2 viên/lần, mỗi ngày 3-4 lần.
- Trẻ em từ 7-12 tuổi: Mỗi ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 1/2 viên.
- Trẻ em từ 2-6 tuổi: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1/2 viên (trẻ càng nhỏ thì số lần uống trong ngày càng giảm lại).
Đối với Decolgen dạng dung dich
- Người lớn: Dùng 2 muỗng canh/lần, mỗi ngày 3-4 lần.
- Trẻ em từ 7-12 tuổi: Ngày chia làm 3-4 liều, mỗi liều là 1 muỗng canh.
- Trẻ em từ 2-6 tuổi: Ngày chia làm 3-4 liều, mỗi liều là 1-2 muỗng cafe.
- Trẻ dưới 2 tuổi: Ngày chia làm 3-4 liều, mỗi liều là 1/2-1 muỗng cafe.
Tìm hiểu thêm: Thuốc Supradyn trị bệnh gì?
3. Hướng dẫn dùng thuốc Decolgen
Decolgen tuy không phải là một loại thuốc đặc trị nhưng nếu dùng một cách tùy tiện thì nó cũng sẽ đem lại những rắc rối cho người bệnh. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng mình luôn đọc kỹ hướng dẫn được in trên bao bì và hỏi kỹ bác sĩ về bất cứ điều gì mà bạn còn thắc mắc về thuốc.
Một vấn đề nữa, Decolgen có thể bán theo toa hoặc không và vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các hiệu thuốc Tây. Để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên sử dụng theo toa thuốc của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm liều lượng theo ý nghĩ chủ quan của mình. Và quan trọng hơn là không được đột ngột ngưng dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Trong trường hợp không cẩn thận uống thuốc quá liều, việc bạn nên làm là đến bệnh viện gần nhất. Ngược lại, nếu bỏ lỡ 1 liều Decolgen thì bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy cứ bỏ qua liều đó và tiếp tục uống theo đúng kế hoạch đã được bác sĩ định sẵn. Tuyệt đối không tự ý dùng gấp đôi liều quy định, vì sức khỏe của bạn có thể sẽ gặp nguy hiểm.
4. Tương tác thuốc
Decolgen có thể làm thay đổi quá trình hoạt động của một số thuốc, hoặc gia tăng các tác dụng phụ của thuốc. Tùy theo cơ địa, thể trạng cũng như những loại thuốc mà bệnh nhân sử dụng trong thời gian gần đây mà bác sĩ sẽ cho biết các thuốc nào xảy ra tương tác với Decolgen.
Trước khi quyết định sử dụng, bệnh nhân cần đưa cho bác sĩ danh sách các tên thuốc (kê toa hoặc không kê toa), các loại thực phẩm chức năng, dược phẩm đã được sử dụng gần đây để các bác sĩ có thể xác định loại bỏ. Đồng thời, để đảm bảo an toàn khi dùng Decolgen, bạn không được tự ý uống kèm theo bất cứ thuốc nào khác nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ điều trị.
Thuốc Decolgen có thể sẽ tương tác với thuốc lá và một số thức uống có chất kích thích, vì vậy bệnh nhân cần thận trọng tham khảo ý kiến bác sĩ nếu như có thói quen hút thuốc hoặc uống rượu, bia v.v…
5. Tác dụng phụ của Decolgen
Decolgen nhìn chung là một loại biệt dược khá lành tính, ít gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì việc lạm dụng Decolgen có thể sẽ gây ra một số phản ứng xấu sau đây:
- Tăng huyết áp kèm theo đau đầu, co giật.
- Thường xuyên buồn nôn và nôn.
- Mạch đập chậm.
- Rối loạn nhịp tim.
- Đau ngực, chán ăn.
Đây chưa phải là danh mục đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Decolgen, hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi bạn phát hiện ra những triệu chứng bất thường trên cơ thể sau khi dùng thuốc.
Tham khảo thêm: Thuốc Vingen -Tác dụng, chống chỉ định và các lưu ý khi dùng
6. Thận trọng khi dùng Decolgen
Dưới đây là những trường hợp cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc Decolgen để điều trị bệnh:
- Người bị cao huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, cường giáp, người cao tuổi và bệnh nhân tâm thần.
- Nếu bạn cần phải thực hiện một số công việc cần sự tập trung cao như điều khiển phương tiện giao thông, làm việc với máy móc v.v…thì không nên dùng Decolgen vì thuốc có thể gây buồn ngủ.
- Thuốc có chứa Paracetamol, do đó đối với người cần điều trị kéo dài hoặc đang bị suy thận thì cần có sự theo dõi chức năng thận một cách thường xuyên.
- Người bệnh đang sử dụng một số loại thuốc liên quan đến thần kinh. Đồng thời, cần ngưng uống Decolgen ngay khi thấy có những biểu hiện như nhịp tim tăng nhanh, hồi hộp, choáng váng và buồn nôn.
7. Cách bảo quản thuốc Decolgen
Thuốc Decolgen cần được bảo quản trong môi trường thoáng mát, nhiệt độ không quá cao cũng không quá thấp (tốt nhất là ở nhiệt độ phòng). Đồng thời tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào sẽ gây ảnh hưởng đến thành phần của thuốc, tránh độ ẩm cao như trong phòng tắm.
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ nhỏ cũng như vật nuôi. Không vứt thuốc vào ống thoát nước, thay vào đó hãy tham khảo ý kiến dược sĩ để có thể tiêu hủy thuốc một cách an toàn với môi trường.
Những thông tin về thuốc Decolgen trên đây hy vọng đã có thể giúp bạn không còn quá hoang mang khi được các bác sĩ chỉ định dùng. Tuy nhiên, hãy hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về Decolgen.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Toplexil – Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ
- Thuốc Hagifen 400 có tác dụng gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!