Thuốc Talroma là thuốc gì?

Talroma được chỉ định để điều trị một số bệnh lý cơ bản về dạ dày, tiêu hóa như co thắt dạ dày, hội chứng ruột kích thích,….

talroma giá bao nhiêu
Thuốc Talroma được chỉ định để điều trị và phòng ngừa hội chứng co thắt

  • Tên thuốc: Talroma
  • Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Viên nén 100 mg

Thông tin cần biết về thuốc Talroma

Talroma là thuốc được nhập khẩu từ Hàn Quốc. Hiện tại thuốc có giá là 60.000 đồng một hộp, 3 vỉ x 10 viên. Tuy nhiên, giá bán sẽ có sự chênh lệch tại các nhà thuốc và nhà phân phối.

1. Thành phần

Thuốc Talroma được cấu tạo từ hoạt chất Tiropramide hydrochloride và một số tá dược vừa đủ cho một viên thuốc.

Tiropramide hydrochloride là hoạt chất được dùng trong việc kiểm soát, điều trị và phòng chống co thắt dạ dày hoặc hội chứng ruột kích thích.

Ngoài ra, hoạt chất còn có tác dụng hạn chế các cơn đau do co thắt tử cung, co cứng màng tử cung và hạn chế nguy cơ sẩy thai.

2. Chỉ định

Thuốc được chỉ định điều trị một số trường hợp sau:

  • Co thắt dạ dày
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Các cơn đau quặn thắt từ mật, gan.
  • Viêm đường mật
  • Viêm túi mật
  • Co thắt đường niệu sinh dục
  • Viêm bể thận
  • Viêm bàng quang
  • Co thắt đau tử cung như thống kinh, đau bụng kinh.

Một số chỉ định và công dụng khác của thuốc có thể không được đề cập trong bài viết này. Do đó, nếu người bệnh và bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm hoặc cần sử dụng thuốc với mục đích khác, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất.

3. Chống chỉ định

Không dùng thuốc Talroma cho người mẫn cảm, dị ứng với Tiropramide hay bất cứ thành phần nào của thuốc.

chống chỉ định Talroma
Người bị phình đại tràng hoặc suy gan không nên sử dụng thuốc Talroma

Ngoài ra, một số đối tượng bệnh nhân không thích hợp sử dụng thuốc Talroma bao gồm:

  • Phình đại tràng
  • Suy gan nặng
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú

4. Cách dùng và liều lượng

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trong tờ rơi của nhà sản xuất để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.

Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế hướng dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất.

Cách dùng:

  • Dùng thuốc với một ly nước đầy. Chỉ dùng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội khi uống thuốc. Sử dụng các loại nước có gas, rượu, bia hoặc chất kích thích khác có thể khiến thuốc bị mất tác dụng.
  • Nuốt cả viên thuốc, không được nhai, cắn, bẻ hay nghiền nát viên thuốc. Trừ khi bạn được hướng dẫn như vậy. Việc phá hủy kết cấu thuốc có thể làm tăng hoặc chậm quá trình hấp thu, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
  • Tiếp tục sử dụng thuốc ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất. Ngưng thuốc đột ngột có thể làm bệnh tái phát và khó điều trị hơn.

Liều lượng:

Tùy vào tình trạng bệnh lý và độ tuổi của người bệnh mà liều dùng có thể khác nhau. Tuân thủ chỉ định của bác sĩ hoặc nhà sản xuất khi sử dụng thuốc.

Liều lượng dùng thuốc phổ biến cho người lớn: 1 viên / lần. Mỗi ngày có thể uống tối đa 3 viên thuốc.

Chưa có báo có về liều dùng cho trẻ em. Do đó, hãy thương lượng với bác sĩ về rủi ro và hiệu quả điều trị trước khi dùng thuốc cho đối tượng này.

Tuy nhiên, nếu bạn không nhận thấy sự thuyên giảm của triệu chứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tăng liều hoặc đổi thuốc. Tuyệt đối không thêm liều khi chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ.

5. Cách bảo quản

Bảo quản thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhiệt độ thích hợp là 20 đến 25 độ C. Không được lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.

Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà để tránh trường hợp ngộ độc thuốc.

Thuốc hết hạn sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng cần được xử lý theo quy định. Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất để có cách xử lý thuốc đúng đắn. Không bỏ thuốc vào bồn cầu, bồn rửa mặt hoặc cống thoát nước, trừ khi bạn được hướng dẫn xử lý thuốc như vậy.

Không đưa thuốc cho người khác kể cả khi bạn biết họ có các biểu hiện và triệu chứng giống bạn. Điều này có thể dẫn đến ngộ độc hoặc tương tác thuốc.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Talroma

Thuốc Talroma có thể không phù hợp với một số đối tượng. Do đó, người dùng nên tham khảo một số thông tin lưu ý để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.

1. Thận trọng

thận trọng dùng Talroma
Người bị tăng nhãn áp nên thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc

Bệnh nhân nên thương lượng với bác sĩ về rủi ro và hiệu quả điều trị của thuốc trước khi sử dụng thuốc. Những đối tượng cần thận trọng khi dùng thuốc:

  • Tăng nhãn áp
  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Phụ nữ có thai, dự định mang thai. Nếu bạn mang thai trong lúc sử dụng thuốc Talroma, xin hãy liên lạc với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Chưa có thông tin về việc Talroma có đi qua sữa mẹ hay không. Tuy nhiên, chỉ sử dụng thuốc Talroma cho đối tượng này khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ.

2. Tác dụng phụ

Hiếm khi thuốc Talroma gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên nếu điều này xảy ra,  tác dụng phụ có thể gặp bao gồm:

  • Khô miệng
  • Buồn nôn
  • Ngứa
  • Phát ban

Đây không phải là danh sách đầy đủ tác dụng phụ của thuốc Talroma. Do đó, nếu người bệnh gặp các phản ứng khác khi dùng thuốc, hãy chủ động thông báo cho bác sĩ.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi công dụng điều trị của thuốc. Do đó, người bệnh cần lập một danh sách các loại thuốc đang sử dụng và thông báo cho bác sĩ. Danh sách này bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, thực phẩm chức năng và viên uống bổ sung.

Thuốc Talroma có thể tương tác với thuốc điều trị cao huyết áp.

Tuy nhiên, đây không phải là tất cả thuốc hoặc hoạt chất có thể tương tác với Talroma.

4. Cách xử lý khi quên liều hoặc quá liều

Quên liều:

  • Nếu quên một liều, hãy uống thuốc ngay khi bạn nhận ra. Tuy nhiên, trong trường hợp đã gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng thuốc theo quy định.
  • Tuyệt đối không dùng gấp đôi liều lượng để bù vào phần đã quên. Điều này có thể gây ra tác dụng phụ hoặc quá liều.
  • Nếu bạn thường xuyên quên liều, hãy cân nhắc việc đặt báo thức. Hoặc bạn cũng có thể nhờ người thân, bạn bè nhắc nhở bạn uống thuốc. Quên liều thường xuyên có thể làm mất tác dụng điều trị của thuốc.

Quá liều:

  • Không được dùng thuốc quá liều quy định. Dùng thuốc quá liều sẽ không giúp cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên nó có thể khiến bạn bị ngộ độc hoặc gặp những tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Thông thường quá một liều sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên nếu ai đó vô tình uống thuốc quá liều và có các dấu hiệu sốc phản vệ như nôn, mất ý thức hoặc ngất xỉu thì hãy đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Khi đến bênh viện hãy mang theo toa thuốc, vỏ, hộp hoặc nhãn hiệu thuốc mà người bệnh đã sử dụng.

Click xem thêm

Bị viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng ăn gì để bệnh mau hồi phục?

Viêm loét đại tràng là một căn bệnh viêm ruột có thể cải thiện bằng cách thay đổi chế độ...

Bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to mẹ đừng xem thường!

Thỉnh thoảng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ bị nôn trớ, bụng chướng to khiến bé khó chịu. Đây...

Địa chỉ khám và điều trị ung thư dạ dày ở đâu tốt nhất?

Ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm có thể gây tử vong cao nếu không được phát hiện...

Các thực phẩm nên ăn khi bị đi cầu ra máu

Đi cầu ra máu nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh hết?

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị, ăn uống đúng cách sẽ giúp cho tình trạng đại...

sau phẫu thuật cắt dạ dày

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày

Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày giúp bệnh nhân có thể đáp ứng những yêu cầu về...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.