Thuốc Raceca: Thành phần, công dụng, giá bán

Raceca là thuốc điều trị tiêu chảy cấp được điều chế dưới dạng bột và viên nén. Liều lượng thuốc khác nhau giữa trẻ em và người lớn, cần chú ý sử dụng đúng liều để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong đợi.

Thuốc Raceca
Thuốc Raceca 30mg dạng bột uống

  • Phân nhóm: Thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa
  • Thành phần: Racecadotril

Thông tin về thuốc Raceca

Thuốc Raceca do công ty Roussel Việt Nam sản xuất. Thuốc có giá bán khoảng 110.000 VNĐ/ hộp chứa 30 gói. Tìm hiểu kỹ thông tin về thành phần, liều lượng sử dụng cũng như tác dụng phụ của thuốc sẽ giúp việc sử dụng đem lại hiệu quả tối ưu.

1. Thuốc Raceca có tác dụng gì?

Raceca là thuốc được dùng trong điều trị bệnh tiêu chảy cấp. Thuốc được chỉ định cho cả người lớn và trẻ em nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng do tiêu chảy cấp gây ra.

2. Cơ chế hoạt động của thuốc

Racecadotril là thành phần chính của thuốc được sử dụng với hàm lượng 30mg. Khi được cơ thể hấp thụ, racecadotril sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành Thiorphan – một chất có khả năng ức chế men enkephalinase được giải phóng dưới niêm mạc và cơ ruột.

Nồng độ racecadotril đo được trong huyết tương đạt nồng độ cao nhất là sau khoảng 2h30 phút kể từ khi uống thuốc. 90% racecadotril liên kết với protein có trong huyết tương. Tốc độ bán thải của thuốc là 3-4 giờ.

Sau khi chuyển hóa thành Thiorphan, chất này sẽ được tiếp tục biến đổi thành S – methyl. Cuối cùng nó được thải trừ qua nước tiểu, phân hay phổi.

3. Dạng bào chế

  • Thuốc dạng bột: Gói 10mg, 30mg
  • Thuốc dạng viên nén: 100mg

4. Những ai không nên dùng thuốc Raceca?

Raceca không được khuyên dùng cho những đối tượng sau:

  • Người bị suy gan, suy thận
  • Bệnh nhân bất dung nạp với fructose
  • Người có khả năng hấp thu glucose và galactose kém
  • Người đang bị thiếu hụt enzym sucrase – isomaltase
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú

5. Cách dùng thuốc

Thuốc Raceca dạng bột thường được chỉ định cho trẻ nhỏ. Bạn nên hòa tan thuốc với nước và cho trẻ uống ngay sau khi pha xong. Nếu trẻ không thể uống thuốc theo cách này, có thể trộn lẫn bột thuốc vào thức ăn hoặc quậy vào bình sữa cho bé dùng.

Trường hợp sử dụng thuốc dạng viên nén, bạn có thể dùng nước lọc để uống thuốc trước bữa ăn. Nuốt cả viên hoặc bẻ nhỏ nếu cần thiết.

Sử dụng thuốc Raceca điều trị liên tục cho đến khi đi ngoài phân bình thường. Tuy nhiên mỗi đợt dùng thuốc không nên kéo dài quá 7 ngày, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nếu sử dụng thuốc không đúng cách. Vì vậy cần uống theo đúng liều lượng ghi trong đơn của bác sĩ. Tránh tự ý mua thuốc về uống mà không cần qua thăm khám.

6. Liều lượng sử dụng thuốc Raceca

– Liều dùng Raceca điều trị cho trẻ > 15 tuổi và người lớn:

Dùng thuốc dạng viên nén. Mỗi lần uống 1 viên 100mg x 3 lần/ ngày. Khoảng cách giữa các lần uống thuốc là 8 giờ. Tổng liều dùng tối đa trong ngày không được vượt quá 400mg.

– Liều dùng Raceca cho trẻ em: 

Liều dùng thuốc Raceca được xác định dựa theo số cân nặng và tuổi của trẻ. Có thể cho bé uống thuốc bột dạng gói 10mg hoặc 30mg theo liều như sau:

– Trẻ từ 1-9 tháng ( trọng lượng < 9kg):

  • Ngày đầu tiên: Mỗi lần uống 1 gói 10mg x 4 lần/ngày.
  • Những ngày tiếp theo: Mỗi lần uống 1 gói (10mg) x 3 lần/ngày.

– Trẻ từ 9 – 30 tháng tuổi ( trọng lượng từ 9 – 13kg ):

  • Ngày đầu tiên: Mỗi lần uống 2 gói 10mg x 4 lần/ ngày
  • Những ngày tiếp theo: Mỗi lần uống 2 gói 10mg x 3 lần/ ngày

– Trẻ từ 30 tháng đến 9 tuổi ( trọng lượng 13-27 kg ):

  • Ngày đầu tiên: Mỗi lần uống 1 gói 30mg x 4 lần/ ngày
  • Những ngày sau: Mỗi lần uống 1 gói 30mg x 3 lần/ ngày

– Trẻ từ 9 tuổi – 15 tuổi ( > 27kg):

  • Ngày đầu: Mỗi lần uống 2 gói 30 mg x 4 lần/ngày
  • Những ngày sau: Mỗi lần uống 2 gói 30 mg x 3 lần/ngày
Thuốc Raceca 100mg
Thuốc Raceca dạng viên nén thường được chỉ định cho trẻ trên 15 tuổi và người lớn

7. Bảo quản Raceca như thế nào cho đúng cách?

Thuốc Raceca được bảo quản ở nhiệt độ phòng là tốt nhất. Việc cất thuốc trong ngăn đông tủ lạnh, nơi ẩm ướt hoặc những nơi có nhiệt độ quá cao là điều tối kị bởi những môi trường này có thể làm thuốc bị biến chất, thậm chí gây độc đối với cơ thể.

Bạn cũng nên chú ý đến hạn sử dụng của thuốc. Raceca có hạn dùng là 24 tháng tính từ ngày sản xuất. Bạn không nên dùng khi thuốc đã quá thời hạn được cảnh báo trên bao bì.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Raceca

1. Khuyến cáo đặc biệt khi dùng thuốc

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Raceca nên kết hợp bù dịch để ngăn ngừa mất nước do tiêu chảy, giúp bệnh mau được đẩy lùi. Thận trọng hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ dưới 2 tuổi.

Mỗi gói thuốc có chứa 0,873g đường. Bệnh nhân bị tiểu đường hoặc người có đường huyết cao nên cắt giảm lượng chất ngọt tiêu thụ trong ngày để không vượt quá mức cho phép.

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có ý định ngưng cho trẻ uống sữa hoặc dùng các chế phẩm từ sữa khi bé bị tiêu chảy. Đối với những bé còn đang bú mẹ thì vẫn tiếp tục cho bé bú bình thường hoặc tăng lượng cữ bú nếu bé tiêu lỏng quá nhiều.

Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng thuốc Raceca.

Thông báo cho bác sĩ biết ngay nếu có những vấn đề sau xảy ra trong thời gian điều trị với Raceca:

  • Các triệu chứng tiêu chảy cấp vẫn tiếp tục tăng nặng
  • Số lần đi ngoài nhiều hơn 6 lần/ngày
  • Tiêu chảy gây sút cân
  • Đi ngoài ra máu hoặc phân có dịch nhầy

2. Tác dụng phụ của thuốc Raceca

3. Tương tác thuốc

Chưa có ghi nhận về khả năng tương tác giữa thuốc Raceca với các thuốc khác. Tuy nhiên bạn cũng nên thận trọng báo cho bác sĩ biết tất cả những loại thuốc tân dược, sản phẩm bổ sung dinh dưỡng hay thảo dược mình đang dùng. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng tương tác thuốc gây ra phản ứng xấu cho sức khỏe.

Mong rằng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu hơn về thuốc Raceca và biết cách sử dụng thuốc đúng cách nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất. Chúc bạn mau lành bệnh!

Có thể bạn quan tâm

lá ổi chữa bệnh viêm đại tràng

4 Mẹo dùng lá ổi chữa bệnh viêm đại tràng lạ mà hay

Dùng lá ổi chữa bệnh viêm đại tràng mặc dù là mẹo dân gian nhưng được áp dụng rất phổ...

Phương pháp xạ trị ung thư dạ dày và điều cần biết

Xạ trị ung thư dạ dày là phương pháp điều trị phổ biến. Xạ trị giúp thu nhỏ khối u,...

Nội soi dạ dày gây mê là phương pháp mới nhất hiện nay.

Nội soi dạ dày gây mê là gì? Bảng giá & quy trình

Nội soi dạ dày gây mê là phương pháp đưa ống nội soi vào ống tiêu hóa để khám và...

Trong bột làm bánh mì có chứa Gluten gây tổn thương thành ruột. Do đó, bệnh nhân cần hạn chế ăn bánh mì hoặc không nên ăn.

Bị viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không?

Trong bột mì làm bánh có chứa nhiều chất gluten, có khả năng làm tổn thương thành ruột, khiến cho...

Sa trực tràng ở trẻ em: Những điều mẹ cần biết

Bệnh sa trực tràng ở trẻ em thường có liên quan đến các vấn đề ở đường tiêu hóa như...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *