Thuốc trị tiêu chảy Eldoper: Chỉ định, cách dùng và khuyến cáo

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Eldoper là thuốc chống tiêu chảy được bào chế dưới dạng viên nang. Loại thuốc này thường được chỉ định trong điều trị tiêu chảy cấp và mãn tính, đi tiêu phân lỏng, tiêu chảy vô căn ở bệnh nhân AIDS…

Thuốc Eldoper
Eldoper là thuốc chống tiêu chảy được bào chế dưới dạng viên nang dùng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi

  • Tên thuốc: Eldoper
  • Dạng bào chế: Viên nang
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa

Những thông tin cần biết về thuốc Eldoper

Người bệnh hãy theo dõi và nắm bắt những thông tin cơ bản dưới đây về thuốc Eldoper để biết cách sử dụng thuốc hiệu quả hơn.

1. Thành phần

Loperamide hydrochloride là thành phần chính có trong thuốc Eldoper. Nó có tác dụng kích thích co thắt ống tiêu hóa và làm tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Loperamide được hấp thu dễ dàng trong ruột, thường được bài tiết qua phân và nước tiểu.

2. Chỉ định

Bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng thuốc Eldoper trong các trường hợp sau:

  • Tiêu chảy cấp không đặc hiệu
  • Tiêu chảy mãn tính do viêm đường ruột
  • Giảm lượng phân cho người bệnh thực hiện thủ thuật mở thông hồi tràng

Ngoài ra, Eldoper còn có thể được sử dụng cho các mục đích khác không được đề cập trên đây. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để biết thêm về tác dụng của loại thuốc này. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc trong bất cứ trường hợp nào nếu bác sĩ chưa cho phép.

3. Chống chỉ định

Thuốc Eldoper chống chỉ định trong một số trường hợp được đề cập dưới đây:

  • Đối tượng quá mẫn với các thành phần có trong thuốc
  • Người già
  • Trẻ em dưới 6 tuổi
  • Bệnh nhân suy gan nặng
  • Viêm loét đại tràng cấp tính
  • Tiêu chảy cấp nhiễm trùng
  • Viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh phổ rộng
  • Viêm ruột do bị vi trùng xâm lấn
  • Tiêu chảy do thuốc kháng sinh
Tuyệt đối không sử dụng thuốc khi bị viêm loét đại tràng cấp tính
Tuyệt đối không sử dụng thuốc Eldoper khi bị viêm loét đại tràng cấp tính

4. Cách dùng – liều lượng

Bạn nên đọc kỹ tờ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc Eldoper. Tuyệt đối không tự ý thay đổi cách dùng, liều lượng hay tần suất sử dụng thuốc. Dùng thuốc không đúng kế hoạch có thể khiến bạn gặp nhiều rủi ro.

Cách dùng:

  • Uống thuốc với 1 cốc nước lọc
  • Nên nuốt trọn viên thuốc trong một lần uống
  • Không uống chung với sữa, nước ép trái cây hay bất cứ thức uống nào khác

Liều dùng:

Sau đây là liều dùng được áp dụng cho những trường hợp phổ biến nhất.

+ Khi điều trị tiêu chảy cấp tính:

  • Người lớn: Liều khởi đầu 4 mg. Các liều sau 2 mg/1 lần đi tiêu phân lỏng. Không dùng vượt quá 16 mg/ngày.
  • Trẻ 6 – 8 tuổi: Ngày đầu 2 mg/lần, 2 lần/ngày. Ngày sau 1 mg/10kg thể trọng/ 1 lần đi tiêu phân lỏng.
  • Trẻ 8 – 12 tuổi: Ngày đầu 2 mg/lần, 3 lần/ngày. Ngày sau 1 mg/10kg thể trọng/ 1 lần đi tiêu phân lỏng.

+ Khi điều trị tiêu chảy mãn tính:

  • Người lớn: 4 – 8 mg/ngày.
  • Trẻ em: Chưa có chỉ định.

Liều dùng trên đây chỉ có giá trị tham khảo. Bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để biết được liều dùng thuốc Eldoper phù hợp với tình trạng mình đang gặp phải.

Tham khảo thêm: Thuốc Zantagel có tác dụng gì?

5. Bảo quản thuốc Eldoper

Bạn nên bảo quản thuốc Eldoper đúng cách để đảm bảo tác dụng điều trị:

  • Để thuốc ở nhiệt độ phòng, trong khoảng từ 25 – 30 độ
  • Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, nơi có độ ẩm cao
  • Tránh tầm với của trẻ em và thú nuôi

Khi thuốc có dấu hiệu biến chất, hư hỏng hay hết hạn sử dụng, bạn cần:

  • Tuyệt đối không tiếp tục dùng
  • Xem hướng dẫn trên bao bì hay tham khảo bác sĩ để biết cách xử lý

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Eldoper

Nếu muốn sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây.

1. Khuyến cáo

Mặc dù chưa có báo cáo về rủi ro của thuốc Eldoper với trường hợp phụ nữ mang thai và cho con bú nhưng bạn nên cẩn trọng. Cần chủ động báo với bác sĩ nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng này để được cân nhắc trước khi chỉ định dùng thuốc.

Eldoper là thuốc gì
Cẩn trọng khi sử dụng thuốc Eldoper với trường hợp phụ nữ cho con bú

Khi dùng Eldoper để điều trị tiêu chảy cấp, nếu sau 48 giờ các triệu chứng không có dấu hiểu giảm, bạn cần ngưng thuốc và chủ động tìm đến bác sĩ.

Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên thường xuyên theo dõi biểu hiện của hệ thần kinh trung ương nếu bị vấn đề về gan. Hiện trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc Eldoper. Hãy cung cấp cho bác sĩ thông tin về tiền sử bệnh lý hay dị ứng của bạn.

2. Tác dụng phụ

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Eldoper, bạn có thể gặp phải các tác dụng ngoại ý. Các tác dụng phụ thường có xu hướng giảm khi có sự điều chỉnh liều hay ngưng thuốc. Tuy nhiên một số tác dụng phụ chỉ được khắc phục khi áp dụng các phương pháp điều trị đặc biệt.

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Eldoper, bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Khô miệng
  • Đau bụng
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Bí tiểu
  • Liệt ruột

Thông tin trên chưa đề cập hết các tác dụng phụ mà thuốc Eldoper gây ra. Bạn nên chủ động tìm đến sự chăm sóc của bác sĩ khi cơ thể gặp phải bất cứ biểu hiện khác thường nào.

3. Tương tác thuốc Eldoper

Eldoper có thể gây tương tác với thành phần của các loại thuốc khác khi đồng sử dụng. Tương tác thuốc xảy ra sẽ khiến hoạt động của thuốc bị biến đổi. Thông thường chúng sẽ ảnh hưởng đến tác dụng điều trị của nhau. Tuy nhiên, trường hợp tương tác nặng có thể khiến các phản ứng nguy hiểm phát sinh.

Tương tác thuốc
Cần chú ý ngăn ngừa tương tác thuốc trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc Eldoper

Sau đây là danh sách các thuốc được báo cáo có thể xảy ra tương tác với Eldoper:

Để ngăn ngừa tương tác thuốc xảy ra, bạn hãy chủ động báo với bác sĩ thông tin về tất cả các thuốc mình đang dùng, bao gồm:

  • Thực phẩm chức năng
  • Thuốc Đông y
  • Vitamin
  • Thuốc thảo dược

4. Xử lý khi dùng thiếu hay quá liều

Khi dùng thiếu hay quá liều thuốc Eldoper đều có thể khiến bạn gặp phải các rủi ro ngoại ý. Đối với việc quên uống một liều thuốc thì sức khỏe của bạn thường không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, tác dụng điều trị sẽ bị suy giảm. Còn nếu bạn dùng thuốc quá liều, các tác dụng ngoại ý có thể dễ dàng phát sinh.

Bạn cần nắm được cách xử lý để có thể tránh được rủi ro khi gặp phải bất cứ tình huống nào.

Trường hợp thiếu liều:

  • Chỉ xảy ra khi bạn dùng thuốc Eldoper để điều trị bệnh tiêu chảy mãn tính
  • Bạn nên bổ sung ngay khi nhớ ra
  • Nếu đã quá gần với thời điểm dùng liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên
  • Tránh bù liều bằng cách gấp đôi lượng thuố cho một lần uống

Trường hợp quá liều: Bạn có thể gặp các triệu chứng: chóng mặt, đau bụng, táo bón… Hãy chủ động báo với bác sĩ để nhận được sự chăm sóc kịp thời.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Eldoper điều trị tiêu chảy. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để biết cách sử dụng có hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, hãy xử lý dứt điểm căn nguyên gây ra tình trạng này, là bệnh lý đại tràng. Hãy nhanh chóng thăm khám để được BS chuyên khoa đưa ra lời khuyên thích hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thử cách chữa đau dạ dày từ quả dừa khá đơn giản

Có lẽ bạn đã từng nghe đến việc cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày bằng quả...

bài tập yoga chữa táo bón

Hướng dẫn các bài tập yoga chữa táo bón bạn có thể áp dụng mỗi ngày

Yoga không chỉ tốt cho sức khỏe, nuôi dưỡng tinh thần mà còn có thể chữa được bệnh táo bón....

Thuốc Dạ Dày Viện 354 (Bình Vị Nam) Có Tác Dụng Gì?

Thuốc dạ dày Viện 354 còn được gọi là thuốc Bình Vị Nam - đây là một sản phẩm được...

Liệu bệnh ung thư dạ dày có thể lây truyền, di truyền không?

Có nhiều nguyên nhân gây ung thư dạ dày, chẳng hạn như thường xuyên hút thuốc, uống rượu, chế độ...

Thắt búi trĩ bằng vòng cao su có tốt không? Điều cần biết

Trĩ là bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại, xuất hiện khi tĩnh mạch tại khu vực hậu môn...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Nguyễn LiênNguyễn Liên says: Trả lời

    Dạ e chào bác, e mang thai 39_40w, tình hình là tối nay e đau bụng đi vệ sinh 4 lần rồi, e muốn hỏi như e uống 1v Eldoper thì có sao ko ạ. E cảm ơn bác nhiều.

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *