Sucralfate là thuốc gì? Công dụng, hướng dẫn sử dụng và liều dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Sucralfate là thuốc chống loét theo toa, thường được dùng để điều trị loét ruột, loét dạ dày ngắn hạn đang hoạt động dựa trên cơ chế bảo vệ tế bào. Sucralfate có thể chữa lành vết loét tá tràng hiệu quả nhưng nó không được sử dụng thường xuyên như thuốc ức chế bơm proton.

Sucralfate
Sucralfate là thuốc chống loét theo toa, thường được dùng để điều trị loét ruột, loét dạ dày ngắn hạn.
  • Tên hoạt chất: Sucralfate
  • Tên thương hiệu: Carafate

I. Thông tin về thuốc Sucralfate

Một số thông tin về thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng sau đây sẽ giúp bạn dùng thuốc đúng mục đích và đúng cách.

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…

1. Thành phần chính

Sucralfate

2. Công dụng

Sucralfate được dùng để điều trị loét dạ dày tá tràng hoạt động, loét ruột. Thuốc cũng có thể được dùng cho mục đích điều trị khác đã được phê duyệt nhưng không được liệt kê trên đây.

3. Chống chỉ định

Không dùng Sucralfate nếu bạn đang dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

4. Dược lý tác động

Dược lực học: Sucralfate là thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột có chứa nhôm.

Dược động học: Có ít hơn 0.02% nhôm và có đến 5% disacarit được cơ thể hấp thu sau khi dùng Sucralfat. Phần lớn thuốc được thải trừ qua phân, chỉ một lượng nhỏ được hấp thu bởi đường dạ dày, ruột và thận.

5. Cơ chế hoạt động

Sucralfate có thể làm liền ổ loét ở dạ dày, tá tràng dựa trên cơ chế bảo vệ tế bào. Thuốc tạo phức hợp chất fribinogen và albumin của dịch rỉ kết dính với ổ loét, hình thành một lớp màng bao bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày, ruột không bị pepsin, axit, muối mật tác động, từ đó giúp cho vết loét chóng phục hồi.

Sucralfat còn có tác dụng ức chế pepsin hoạt động, kích thích dạ dày tăng cường sản xuất prostaglandin E2 và chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.

6. Dạng bào chế và hàm lượng

Thuốc có những dạng bào chế sau:

  • Thuốc viên: 1g
  • Hỗn dịch uống: 1000 mg/ 10 ml
Sucralfate là thuốc gì
Sucralfate dạng viên uống.

7. Hướng dẫn sử dụng

Người bệnh đọc kĩ thông tin được in trên nhãn dán hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi dùng Sucralfate trên để trị bệnh.

  • Đối với dạng hỗn dịch uống: đo thuốc bằng muỗng hoặc dụng cụ đo liều chuyên khoa.
  • Đối với dạng viên nén: uống nguyên viên.

Sucralfate được dùng để uống, ngày dùng 2 – 4 lần, uống khi đói, trước mỗi bữa ăn ít nhất một giờ. Sau khi dùng thuốc, các triệu chứng được cải thiện cho đến khi vết loét được chữa khỏi hoàn toàn. Thông thường, bạn có thể mất 4 -8  giờ để cho các vết loét liền lại hoàn toàn.

Dùng Sucralfate thường xuyên và cùng một thời điểm mỗi ngày để nâng cao hiệu quả điều trị.

Kể cả khi các triệu chứng do viêm loét không còn xuất hiện nữa thì bạn vẫn nên tiếp tục dùng Sucralfate thêm một thời gian. Không tự ý ngưng thuốc điều trị khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Sucralfate có thể tương tác với một số thuốc điều trị khác nếu như được dùng đồng thời. Do đó, bạn nên thông báo với chuyên gia những loại thuốc đang dùng để được tư vấn cách phân bố thời gian dùng thuốc phù hợp.

Sucralfate có thể được dùng với thuốc kháng axit, tuy nhiên, nên uống cách nhau khoảng 30 phút (uống thuốc nào trước hoặc sau đều được).

Sau 4 tuần điều trị, nếu nhận thấy triệu chứng bệnh không có biểu hiện thuyên giảm hoặc tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn, nên thông báo với chuyên gia để có biện pháp khắc phục.

Xem thêm: Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất 2020 – Giảm đau nhanh

8. Liều dùng

Đọc kĩ hướng dẫn được in trên nhãn dán hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia về liều lượng Sucralfate trước khi dùng.

Liều dùng người lớn:

  • Liều dùng cho người bị viêm loét tá tràng: Dùng 1 g/ 4 lần/ ngày hoặc 2 g/ 2 lần/ ngày.
  • Liều dùng dự phòng viêm loét tá tràng (dành cho bệnh nhân đã lành vết loét do viêm tá tràng cấp): 1 g/ 2 lần/ ngày.
  • Liều dùng thông thường cho người bị viêm loét tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản: 1 g/ 4 lần/ ngày.
  • Liều dùng thông thường cho người bị loét do căng thẳng: 1g sau 4 – 6 giờ.
  • Liều dùng cho người bị viêm miệng: 1g/ 4 lần/ ngày.
  • Liều dùng cho người bị tăng phốt phát huyết của chứng suy thận: 1g/ 2 lần/ ngày.

Liều dùng cho trẻ em:

Hiện tại, liều dùng Sucralfate cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể, bạn nên hỏi thăm ý kiến của chuyên gia nếu muốn dùng thuốc trên cho đối tượng trẻ em.

Thông tin trên đây chỉ cung cấp liều dùng tiêu chuẩn do nhà sản xuất chỉ định. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết loét, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định liều dùng cho phù hợp từng đối tượng.

9. Bảo quản

  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng chiếu trực tiếp.
  • Đặt thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

II. Một số lưu ý khi dùng Sucralfate

Một số thông tin cảnh báo, tác dụng phụ sau sẽ giúp bạn chủ động hơn khi đối mặt với những tình huống rủi ro.

1. Khuyến cáo

Không dùng Sucralfate nếu như bị dị ứng với thành phần của thuốc.

Nên hỏi thăm ý kiến chuyên gia trước khi dùng thuốc nếu bạn đang gặp phải vấn đề sức khỏe sau:

  • Bệnh tiểu đường: dùng Sucralfate khi bị tiểu đường có thể khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Bệnh thận: dùng Sucralfate có thể làm cho lượng nhôm trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến chức năng thải trừ độc tố của thận.
  • Tắc nghẽn dạ dày – ruột: Sucralfate có thể kết hợp với thức ăn hoặc dược phẩm gây tắc nghẽn đường ruột.

Sucralfate thuộc nhóm B thuốc thai kỳ (nhóm không có khả năng gây hại cho thai nhi ở đối tượng phụ nữ đang mang thai). Tuy nhiên, người ta không biết liệu Sucralfate có truyền vào sữa mẹ và gây hại cho trẻ đang bú hay không. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng nếu như bạn đang trong giai đoạn cho con bú.

Chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác dụng và độ an toàn của thuốc ở đối tượng trẻ em. Người ta cũng không biết được thuốc có an toàn cho đối tượng người cao tuổi hay không nhưng thuốc được cho là không gây ra tác dụng phụ hay bất kỳ vấn đề ở đối tượng người già đặc biệt so với nhóm độ tuổi khác.

2. Tác dụng phụ

Trong quá trình dùng Sucralfate trị bệnh, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau:

  • Buồn nôn, nôn, đau dạ dày
  • Đau bụng
  • Táo bón , tiêu chảy
  • Ngứa nhẹ hoặc phát ban da
  • Gặp vấn đề giấc ngủ (mất ngủ)
  • Chóng mặt , buồn ngủ, cảm giác quay tròn
  • Đau đầu
  • Đau lưng.

Trên đây chưa phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể gặp phải trong suốt quá trình dùng thuốc điều trị và không phải ai cũng gặp phải những biểu hiện trên. Liên hệ với chuyên gia nếu bạn gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc (bao gồm cả những biểu hiện không được liệt kê bên trên).

Xem video: Vì Sức Khỏe Người Việt VTV2 – Chữa bệnh DẠ DÀY bằng ĐÔNG Y tại THUỐC DÂN TỘC

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi hoạt động của hoạt chất có trong thuốc trị bệnh hoặc gia tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ.

Một số dược phẩm có thể tương tác với Sucralfate như:

  • Thuốc kháng axit có chứa nhôm.
  • Một số thuốc kháng sinh: ciprofloxacin, ofloxacin, levofloxacin, quinidin, tetracycline, ketoconazol, digoxin, penicillamine, phenytoin, levothyroxin, liothyronine.

Sucralfate có thể tương tác với những loại thuốc điều trị khác không được liệt kê bên trên. Cách tốt nhất để tránh hiện tượng tương tác là bạn nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa những loại thuốc khác đang dùng (bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thuốc thảo dược, vitamin…). Tùy vào từng trường hợp, chuyên gia có thể yêu cầu bạn:

  • Điều chỉnh  thời gian dùng một trong hai loại thuốc
  • Ngưng dùng một trong hai loại thuốc.

4. Nên làm gì khi thiếu liều/ quá liều?

Mặc dù thiếu liều không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có thể giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc điều trị. Do đó, bạn hãy dùng thuốc ngay sau khi nhớ ra nhưng tránh dùng bất kỳ loại thuốc nào khác trong vòng 2 giờ trước hoặc sau uống Sucralfate. Nếu liều thuốc bị bỏ quên gần sát với liều tiếp theo thì bạn nên bỏ qua và sử dụng thuốc đúng như lịch trình. Không gấp đôi liều để bắt kịp lịch trình điều trị.

Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa do quá liều, bạn nên liên hệ với chuyên gia để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Sucralfate. Nếu có thắc mắc hay gặp bất kỳ triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc trên, bạn nên nhanh chóng liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có có biện pháp khắc phục kịp thời.

Xem thêm: 

Click xem thêm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.