Thuốc bôi ngoài da Prednicarbate : Công dụng và liều dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Prednicarbate được sử dụng trong việc điều trị các bệnh ngoài da như: viêm da, phát ban, dị ứng. Tuy chỉ là một loại corticosteroid hoạt động trung bình nhưng có tác động tích cực đối việc làm giảm các triệu chứng bệnh ngoài da khá hiệu quả.

Thuốc Prednicarbate
Các bác sĩ hay chỉ định dùng thuốc Prednicarbate để điều trị một số bệnh ngoài da
  • Tên biệt dược: Dermatop®, Dermatop E®
  • Tên gốc: Prednicarbate
  • Phân nhóm: thuốc corticoid dùng bên ngoài da

Một vài thông tin cơ bản về thuốc Prednicarbate

Phần lớn chúng ta sử dụng thuốc mà vẫn chưa hiểu được bản chất, công dụng của nó trong điều trị bệnh. Cụ thể, bạn nên nắm những thông tin được phân tích ngay bên dưới đây:

1/ Công dụng

Theo giới thiệu của các bác sĩ chuyên khoa, thuốc Prednicarbate là một trong những loại thuốc được chỉ định sử dụng khá nhiều để điều trị các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, phát ban…

Ngoài ra trong một số trường hợp, các bác sĩ cũng sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng theo toa.

2/ Dạng bào chế

Thuốc Prednicarbate đang được chỉ định dưới dạng kem bôi hoặc kem mỡ.

3/ Chống chỉ định

Không được sử dụng cho bệnh nhân bị mẫn cảm hoạt chất Prednicarbate. Đồng thời không sử dụng cho trường hợp phụ nữ có thai và đang cho con bú. Hoặc nếu sử dụng thì cần phải tham khảo chỉ định của bác sĩ.

4/ Hướng dẫn cách sử dụng

Bạn cần phải tìm hiểu kĩ cách sử dụng để phát huy hiệu quả tối đa mà thuốc Prednicarbate có thể mang lại. Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc dùng thuốc không cố định cho từng trường hợp bệnh nhân. Tùy theo tình trạng bệnh, độ tuổi mà có hướng sử dụng khác nhau. Người dùng có thể tham khảo cách sử dụng được thể hiện trên bao bì như sau:

sử dụng thuốc Prednicarbate
Người bệnh nên dùng thuốc Prednicarbate theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định

# Người lớn:

Khi có các biểu hiện nổi mẩn đỏ, ngứa, sưng da có thể sử dụng thuốc Prednicarbate theo những gì được chỉ dẫn ngay sau đây:

  • Dùng kem bôi: bôi một lượng kem vừa đủ lên vùng da bị tổn thương 2 lần mỗi ngày
  • Dùng thuốc mỡ: lấy một lượng thuốc mỡ vừa đủ, rồi bôi lên vùng da có biểu hiện bệnh 2 lần mỗi ngày.

# Trẻ em

Bạn cần phải đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc cho đối tượng này. Cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng thuốc cho bé. Việc dùng thuốc bôi dạng kem và dạng mỡ rất khác nhau.

  • Thuốc bôi dạng kem: dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên và bôi lên vùng da bị thương tổn mỗi ngày 1 lần. Khuyến cáo không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Thuốc bôi dạng mỡ: chỉ nên bôi lên da của trẻ trên 10 tuổi 2 lần mỗi ngày. Với những trẻ nhỏ hơn thì chỉ nên dùng 1 lần mỗi ngày và bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ.

5/ Bảo quản thuốc Prednicarbate

Hầu hết bệnh nhân vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của việc bảo quản thuốc đúng cách. Trong khi thuốc có thể bị biến chất, giảm hiệu quả nếu người dùng không biết cách bảo quản. Chính vì vậy hãy hỏi kĩ bác sĩ, dược sĩ khi dùng thuốc nên bảo quản như thế nào. Theo hướng dẫn thì để bảo quản thuốc Prednicarbate tốt nhất, người dùng nên để ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời. Đặc biệt cần để ở nơi tránh được tầm tay của trẻ em vì nếu trẻ không may tiếp xúc sẽ rất nguy hiểm.

Những điều mà bệnh nhân cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc đúng cách rất quan trọng nhưng chúng ta cũng khó tránh khỏi những tác dụng phụ cũng như những bất cập trong quá trình sử dụng thuốc. Cụ thể như sau:

1/ Một vài khuyến cáo trước khi sử dụng

Không được sử dụng thuốc Prednicarbate nếu bạn có dấu hiệu mẫn  cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

hướng dẫn dùng thuốc Prednicarbate
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc Prednicarbate bôi lên da
  • Thông báo với bác sĩ khi bạn đang dùng một loại thuốc nào đó. Kể cả thuốc không kê toa, thảo dược hay thực phẩm chức năng…
  • Trường hợp dùng cho phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, trẻ em hoặc người cao tuổi thì cần phải có sự đồng ý và hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Thông báo cho bác sĩ khi bạn có tiền sử mắc bất kì bệnh lý nào vì có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng thuốc. Chẳng hạn như: bệnh tiểu đường, hội chứng cushing, tăng đường huyết.
  • Không sử dụng trong trường hợp da bị lở loét lớn, tổn thương da nghiêm trọng không những không điều trị được mà còn làm cho bệnh càng nặng hơn.

2/ Tác dụng phụ

Cũng như nhiều loại thuốc dùng ngoài da khác, trong quá trình dùng thuốc Prednicarbate cũng không thể tránh khỏi nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ. Thông thường hay gặp phải các triệu chứng như: sưng mặt, khó thở, phát ban, sưng lưỡi, họng…

Bạn đừng chủ quan mà phải tới bệnh viện để các bác sĩ tiến hành việc điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Đặc biệt rất nguy hiểm nếu không may gặp phải các trường hợp: mờ mắt, mát ngủ, tăng cân đột ngột…

3/ Tương tác thuốc

Thuốc có khả năng tương tác với các loại thuốc khác làm giảm hiệu quả của các loại thuốc đó. Đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả của bản thân thuốc Prednicarbate. Chính vì vậy phải thông báo với bác sĩ để đổi loại thuốc hoặc có phương án sử dụng khác phù hợp hơn.

Vì là thuốc thuộc nhóm corticoid nên khi dùng cần hết sức thận trọng. Không sử dụng quá liều lượng và không dùng trong thời gian dài. Cụ thể không được dùng quá 2 tuần vì dễ dẫn đến hiện tượng teo da, ảnh hưởng đến lớp màng bảo vệ da. Ngưng ngay việc sử dụng nếu thấy các biểu hiện ngày càng nghiêm trọng hơn.

Hy vọng qua những thông tin được cung cấp bạn đã hiểu hơn về công dụng cũng như cách sử dụng thuốc Prednicarbate. Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy hỏi ngay bác sĩ điều trị để được giải đáp cặn kẽ nhất.

Tin bài liên quan

11 bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn thường gặp

Nhiễm trùng da do vi khuẩn là loại nhiễm trùng phổ biến nhất. Tác nhân gây ra loại nhiễm trùng...

7 thuốc trị bệnh chàm tốt nhất hiện nay và lưu ý

TOP 7 thuốc trị bệnh chàm tốt nhất hiện nay và lưu ý

Thuốc trị bệnh chàm giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mụn nước, dày sừng...

Thuốc bôi dị ứng mẩn ngứa – tất tần tật những điều cần biết

Thuốc kháng histamine tại chỗ, kem bôi chứa corticosteroid, kem dưỡng ẩm,…. là những loại thuốc bôi dị ứng mẩn...

Chữa nổi mề đay khi mang thai an toàn

Nổi mề đay khi mang thai: Triệu chứng và cách điều trị

Nổi mề đay khi mang thai là chứng bệnh mẹ bầu thường xuyên gặp phải. Bệnh gây ra những cơn...

Khỏi hẳn mề đay chỉ sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc đặc trị của Trung tâm Thuốc dân tộc

Sinh con được 3 ngày, chị Đỗ Thị Ngọc (38 tuổi – Phú Thọ) bắt đầu xuất hiện tình trạng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.