Pesancidin là thuốc gì? Liều dùng, cách sử dụng, tác dụng phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Pesancidin là thuốc dùng để điều trị các bệnh da liễu do bị nhiễm Staphylococcus, Streptococcus và các bệnh nhiễm khuẩn khác có nhạy cảm với fucidic acid, bao gồm: Viêm nang lông, chốc, nhọt, viêm quanh móng, viêm tuyến mồ hôi…

Pesancidin là thuốc gì? Giá bao nhiêu?
Pesancidin là thuốc gì? Giá bao nhiêu?
  • Tên hoạt chất: Acid Fusidic.
  • Tên biệt dược: Bividerm, Flucistad, Fucidin…
  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh da liễu.
  • Dạng thuốc: Kem bôi da.

I/ Thông tin thuốc bôi Pesancidin

Trước khi điều trị bằng kem Pesancidin, bạn cần nắm rõ các thông tin dưới đây về loại thuốc này:

1. Thành phần

Acid Fusidic

2. Chỉ định

Thuốc bôi Pesancidin được chỉ định để chữa trị các bệnh da liễu do nhiễm tụ cầu khuẩn Staphylococcus, Streptococcus. Đồng thời, nó cũng được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn khác nhạy cảm với Acid Fusidic như:

  • Viêm nang lông.
  • Chốc.
  • Nhọt và nhọt độc.
  • Viêm tuyến mỡ hôi.
  • Viêm quanh móng.

Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng với nhiều mục đích điều trị khác không được chúng tôi liệt kê ở đây. Hãy trao đổi với các bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

Thông tin thêm: Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn: Căn bệnh nguy hiểm ít người biết

3. Chống chỉ định

Pesancidin chống chỉ định với các trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

4. Liều dùng

Thoa một lớp mỏng kem Pesancidin lên vùng da bị tổn thương 2 lần/ngày.

5. Cách sử dụng

Để đảm bảo dùng thuốc đúng cách, bạn cần chú ý một số thông tin như sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn được ghi trên bao bì và dùng Pesancidin đúng với liều lượng và thời gian được quy định. Không được bôi thuốc với liều lượng quá thấp hoặc quá cao so với quy định.
  • Rửa sạch tay trước và sau khi thoa thuốc Pesancidin.
  • Vệ sinh thật sạch, lau khô vùng da bị tổn thương trước khi thoa thuốc. Điều này sẽ tránh được nguy cơ gây bội nhiễm cho da.
  • Chỉ dùng thuốc này để bôi ngoài da, tránh để thuốc dính vào mắt hoặc miệng. Nếu không may rơi vào tình trạng này, nhanh chóng rửa lại bằng nước sạch.
  • Không được băng hoặc bít kín vùng da được thoa thuốc. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ cho người sử dụng.
  • Sau khoảng một tuần điều trị, nếu bệnh không giảm, ngưng dùng thuốc bôi Pesancidin và đi tái khám để được chỉ định cách điều trị hiệu quả hơn.

6. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
  • Bảo quản thuốc Pesancidin ở nhiệt độ phòng. Không cất thuốc ở những nơi ẩm ướt hoặc chứa nhiều ánh sáng mặt trời.
  • Không đông lạnh thuốc, không lưu trữ thuốc đã hết hạn sử dụng.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng kem Pesancidin

Cần nắm rõ các thông tin về thuốc Pesancidin trước khi sử dụng
Cần nắm rõ các thông tin về thuốc Pesancidin trước khi sử dụng

1. Tác dụng phụ

Thuốc bôi Pesancidin được dung nạp tốt, ít khi gây ra các tác dụng phụ và phản ứng quá mẫn. Tuy nhiên, nếu thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường trong quá trình điều trị, nhanh chóng báo ngay cho các bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.

2. Thận trọng

Trước khi dùng thuốc bôi Pesancidin, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu thuộc một trong các trường hợp:

  • Đang điều trị bằng các loại thuốc khác, kể các loại thuốc kê toa, không kê toa, các vitamin và cả các loại thảo dược.
  • Bị dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc có bất cứ dị ứng nào khác.
  • Mắc bất cứ một bệnh lý nào, kể cả trường hợp đã được điều trị hoặc chưa được điều trị.
  • Cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của các đối tượng dùng thuốc Pesancidin trong thời gian dài và trên một vùng da rộng lớn. Nếu thấy có các biểu hiện bất thường, nên đưa đi khám ngay.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người mới được phẫu thuật hoặc chuẩn bị phẫu thuật… Tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng cho các đối tượng này.

3. Tương tác thuốc

Kem Pesancidin có thể tương tác với các loại thuốc sau:

4. Cách xử lý khi dùng thiếu/ quá liều

Dùng thuốc thiếu hoặc quá liều có thể làm giảm công dụng của thuốc, làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ. Vì vậy, nếu không may rơi vào trường hợp này, bạn cần phải xử lý như sau:

  • Dùng thiếu liều: Nếu quên 1 liều, hãy bổ sung càng sớm càng tốt. Trong trường hợp gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, bỏ qua liều cũ. Tuyệt đối không được bôi thuốc quá nhiều trong một lần sử dụng.
  • Dùng quá liều: Cần báo ngay cho các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, nếu thấy cơ thể có các biểu hiện quá mẫn.

III/ Các thông tin khác về thuốc bôi Pesancidin

Nhà sản xuất

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG HUẾ MEDIPHARCO

Quy cách đóng gói

Hộp x 1 tuyp 5g, 10g. 15g.

Pesancidin giá bao nhiêu?

Tùy vào từng đại lý phân phối và từng cơ sở kinh doanh thuốc khác nhau mà giá thuốc pesancidin được niêm yết khác nhau. Để được cung cấp thông tin chính xác nhất về vấn đề Pesancidin giá bao nhiêu, bạn vui lòng liên hệ với các trung tâm thuốc uy tín, các bác sĩ hoặc dược sĩ.

Trên đây là các thông tin mang tính chất tham khảo về thuốc Pesancidin. Để tránh gặp các vấn đề không mong muốn trong quá trình điều trị, hãy tham khảo bài viết trên đây để nắm rõ các thông tin về loại thuốc này.

Tin bài liên quan

Tế bào gốc là gì?

Chữa vảy nến bằng tế bào gốc và thông tin cần biết

Chữa vảy nến bằng tế bào gốc còn là phương pháp điều trị mới mẻ với nhiều người. Các ứng...

Dị ứng mủ cao su (latex) và những điều cần biết để điều trị ngay

Cách hiểu đơn giản nhất về dị ứng mủ cao su là tình trạng cơ thể phản ứng với một...

viêm da cơ địa và những điều cần biết

Viêm Da Cơ Địa: Hình Ảnh, Dấu Hiệu, Cách Chữa Trị Bệnh

Bệnh viêm da cơ địa là tình trạng viêm nhiễm mãn tính trên da với những biểu hiện như da...

Các loại tinh dầu dành cho người bị dị ứng

Tinh dầu là một trong những biện pháp tự nhiên được dùng để làm giảm các triệu chứng dị ứng...

da rắn là gì

10 cách trị da rắn tại nhà hiệu quả – Da mịn màng

Da rắn là một dạng rối loạn da đặc trưng bởi sự hình thành các mảng da chết tích tụ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.