Thuốc thông mũi Otrivin: Tác dụng, chống chỉ định, cách sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Otrivin thuộc nhóm thuốc thông mũi. Thuốc hoạt động trên cơ chế thu hẹp co mạch, chống sung huyết ở niêm mạc mũi, hầu họng nên được dùng khắc phục nhanh triệu chứng nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng, viêm xoang, cảm lạnh…

Otrivin
Otrivin giúp khắc phục nhanh chứng nghẹt mũi do cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm xoang…

  • Tên gốc: Xylometazoline hydrochloride
  • Tên biệt dược: Otrivin®
  • Phân loại: Thuốc thông mũi

I. Thông tin về thuốc Otrivin

Nắm rõ thông tin về thuốc sẽ giúp bạn đọc dùng đúng mục đích, liều lượng, trị bệnh an toàn.

1. Dạng bào chế

  • Otrivin Cold and Allergy Decongestant Nasal Spray 0.05%: thuốc dạng xịt mũi 0.05%.
  • Otrivin Cold and Allergy Decongestant Nose Drops 0.1%: thuốc dạng nhỏ mũi 0.1%.

2. Thành phần

  • Trong 100ml thuốc nhỏ Otrivin chứa: 50 mg Xylometazoline hydrochloride.
  • Trong 100ml khi dung bơm Otrivin chứa: 100 mg Xylometazoline hydrochloride.

3. Tác dụng

Thuốc có tác dụng như sau:

  • Khắc phục chứng nghẹt mũi, sổ mũi do cảm lạnh thông thường, viêm xoang, viêm mũi dị ứng theo mùa…
  • Hỗ trợ tải dịch tiết khi khu vực xoang mũi bị tổn thương.
  • Hỗ trợ điều trị sung huyết niêm mạc mũi họng trong bệnh viêm tai giữa.
  • Hỗ trợ quá trình nội soi mũi.

4. Chống chỉ định

Không dùng Otrivin nếu bạn:

  • Dị ứng với xylometazoline hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Đang dùng thuốc ức chế Monoamine oxidase (MAO) (gồm: phenelzine, tranylcypromine)
  • Cắt tuyến yên qua đường xương bướm.

5. Cách sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc Otrivin cần tuân theo mô tả in trên bao bì của nhà sản xuất hoặc hướng dẫn trực tiếp của bác sĩ chuyên môn. Nếu không chắc chắn ở thao tác nào, cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ.

+ Thuốc xịt:

  • Làm sạch mũi nhẹ nhàng trước khi dùng thuốc.
  • Để đầu xịt vào lỗ mũi, bấm nút để luồng thuốc được phun ra. Tránh xịt thuốc vào mắt, giữa mũi hoặc vách ngăn mũi.
  • Hít thở sâu để thuốc đi thấm nhanh vào trong mũi.
  • Tùy theo từng loại mà liều lượng cũng như số lần xịt thuốc sẽ có sự thay đổi.

+ Thuốc nhỏ mũi: Nghiêng đầu, sau đó nhỏ 1 – 2 giọt thuốc vào cánh mũi. Tránh chạm đầu của ống nhỏ mũi vào mũi.

Otrivin chỉ có tác dụng cấp cứu tạm thời. Không lạm dụng trong quá trình điều trị vì thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Không dùng thuốc quá 3 – 5 ngày vì có thể mắc phải tình trạng tắc nghẽn phục hồi với triệu chứng cụ thể là: nổi mẩn đỏ, sưng bên trong mũi, sổ mũi…

6. Liều dùng

Theo mô tả của nhà sản xuất, liều dùng được chỉ định cho bệnh nhân khắc phục triệu chứng bệnh là:

+ Người lớn:

  • Đối với thuốc nhỏ mũi 0.1%, nhỏ 2- 3 giọt mỗi bên cánh mũi, ngày nhỏ tử 3 – 4 lần.
  • Đối với thuốc dạng dung dịch 0.1%, xịt 1 lần mỗi bên mũi, ngày xịt 4 lần.

+ Trẻ nhỏ:

Dùng Otrivin 0.05% dạng nhỏ:

  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 tuổi: nhỏ 1- 2 giọt mỗi bên mũi, ngày nhỏ 1- 2 lần. Không nhỏ quá 3 lần mỗi ngày.
  • Đối với trẻ trên 6 tuổi: nhỏ 2 -3 giọt, ngày nhỏ 3 – 4 lần.

Dùng Otrivin 0.05 dạng thuốc xịt:

  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 tuổi: xịt 1 lần mỗi bên mũi, ngày xịt 1- 2 lần. Không nhỏ quá 3 lần mỗi ngày.
  • Đối với trẻ trên 6 tuổi: xịt 2 -3 lần, ngày xịt 3 – 4 lần.

Thông tin trên không thay thế cho tư vấn của bác sĩ. Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn liều lượng phù hợp. Nếu dùng thuốc liên tục trong vòng 5 ngày mà triệu chứng bệnh không có biểu hiện thuyên giảm, cần liên hệ sớm với chuyên gia để tìm biện pháp khác khắc phục.

7. Thận trọng

  • Tương tự như những thuốc cùng nhóm điều trị, Otrivin phải được sử dụng thận trọng trong trường hợp xuất hiện phản ứng giao cảm quá mức (khó ngủ, chóng mặt, chóng mặt, yếu, run hoặc nhịp tim bất thường).
  • Otrivin gây co mạch tại chỗ, có tác dụng khắc phục triệu chứng nhanh. Tuy nhiên, không được dùng điều trị kéo dài, đặc biệt là đối với một số bệnh mãn tính.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

8. Bảo quản thuốc

Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc

Để dùng thuốc an toàn và hiệu quả, bệnh nhân cần nắm rõ một số thông tin sau:

thuốc Otrivin chữa nghẹt mũi
Nắm rõ thông tin về tác dụng phụ, tương tác thuốc… để trị bệnh bằng Otrivin an toàn.

1. Tác dụng phụ của thuốc

Một số tác dụng phụ thường gặp trong quá trình dùng Otrivin điều trị là:

  • Cảm giác nóng rát, châm chích ở mũi;
  • Khô mũi;
  • Đau đầu;
  • Tắc nghẽn phục hồi;
  • Hắt xì;
  • Khó ngủ;

Liên hệ với bác sĩ, người có chuyên môn nếu như bạn xuất hiện những biểu hiện sau:

  • Chóng mặt
  • Tăng huyết áp
  • Buồn nôn
  • Đánh trống ngực (tim đập nhanh, không đều)
  • Bồn chồn

Trên đây không phải là báo cáo đầy đủ nhất tác dụng phụ có thể xảy ra. Nếu nhận thấy những biểu hiện tác dụng phụ khác, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ để tìm hướng giải quyết.

2. Tương tác thuốc

Thuốc Otrivin có thể tương tác với một số loại thuốc, làm thay đổi hoặc giảm khả năng hoặt động của các loại thuốc điều trị khác. Hỏi ngay bác sĩ nếu như bạn đang dùng Otrivin song song với những loại thuốc điều trị sau:

  • Thuốc chẹn alpha: alfuzosin, doxazosin, tamsulosin)
  • Amphetamine (ví dụ, dextroamphetamine, lisdexamfetamine)
  • Atomoxetine
  • Chất chủ vận beta-2 (Salbutamol, terbutaline, formoterol, salmeterol)
  • Bromocriptine
  • Thuốc có chứa chất gây nghiện (cần sa, dronabinol, nabilone)
  • Thuốc trị cảm lạnh (phenylephrine, pseudoephedrine)
  • Thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi (naphazoline, oxymetazoline, xylometazoline)
  • Dipivefrin
  • Epinephrine
  • Ergot alkaloids (ergotamine, dihydroergotamine)
  • Fentanyl
  • Linezolid
  • Metylphenidat
  • Chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs; ví dụ: moclobemide, phenelzine, rasagiline, selegiline, tranylcypromine)
  • Norepinephrine
  • Thuốc chống trầm cảm (amitriptyline, clomipramine, desipramine, nortriptyline)

3. Cách xử lý khi dùng thiếu liều

Nên dùng đúng liều lượng theo thời gian quy định để thuốc phát huy hiệu quả trị bệnh tốt nhất. Nếu quên uống thuốc, nên uống ngay sau khi nhớ ra. Tuy vậy, nếu khoảng cách giữa đợt thuốc bị bỏ lỡ và liều kế tiếp gần nhau thì hãy bỏ qua liều đó và dùng thuốc đúng như thời gian quy định.

4. Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Cần ngừng thuốc ngay khi bạn xuất hiện triệu chứng:

  • Khó thở
  • Sưng mặt và họng

Trên đây là một số thông tin cơ bản nhất về thuốc thông mũi Otrivin. Nội dung của bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kì lời khuyên nào thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Cách chữa cảm lạnh sau sinh hiệu quả – Không hại sữa

Bệnh cảm lạnh sau sinh do virus gây ra. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus tấn công trực tiếp...

Polyp mũi có nên mổ không ? Bác sĩ giải đáp

Một trong hai phương pháp phổ biến nhất hay được dùng để điều trị bệnh polyp mũi là phẫu thuật....

Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản dạng hen và cách điều trị

Viêm phế quản dạng hen là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Viêm phế quản dạng hen là một thể của bệnh viêm phế quản, xảy ra ở những người bị hen...

Cách Bấm Huyệt Chữa Cảm Lạnh, Cảm Cúm Hiệu Quả

Bấm huyệt chữa cảm lạnh, cảm cúm là một liệu pháp trị bệnh an toàn được y học cổ truyền...

Bài thuốc trị ho bằng cây lược vàng ít ai biết

Trị ho bằng cây lược vàng là một phương pháp chữa bệnh theo dân gian được sử dụng phổ biến....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.