Đừng dại dột chữa viêm tai giữa bằng mật cá mè

Để đối phó với triệu chứng đau, sưng, viêm ở tai, nhiều người áp dụng cách chữa viêm tai giữa bằng mật cá mè. Theo Đông Y, mật cá mè nói riêng và mật cá nói chung có tính mát, có khả năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm nên được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh, bao gồm viêm tai giữa. Tuy nhiên, phương pháp trên còn tiềm ẩn rủi ro với sức khỏe nên vấp phải nhiều ý kiến phản đối.

Chữa viêm tai giữa bằng mật cá mè
Phương pháp chữa viêm tai giữa bằng mật cá mè tiềm ẩn rủi ro với sức khỏe.

Chữa viêm tai giữa bằng mật cá mè – lợi bất cập hại

Viêm tai giữa là bệnh nhiễm trùng khởi phát với triệu chứng đặc trưng là đau tai, tai chảy nước, sức nghe giảm. Một số trường hợp còn bắt gặp triệu chứng ù tai, chóng mặt, sốt sưng sau tai, chán ăn…

Mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh nhưng viêm tại giữa vẫn phổ biến ở đối tượng trẻ em hơn cả. Để khắc phục triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa biến chứng, nhiều người dùng cách trị viêm tai giữa bằng mật cá mè.

Đông Y hay nói rằng, mật cá có khả năng trừ ho, sáng mắt, thanh nhiệt, giải độc cho nên dù có mùi vị tanh nhưng nhiều người vẫn ăn. Cũng chính vì tác dụng trên mà nhiều ông bố bà mẹ còn dùng mật cá mè nhỏ vào tai bị viêm để trị bệnh.

Nói về cách làm trên, GS.TS Dương Trọng Hiếu, Nguyên cán bộ Viện Y học cổ truyền Trung ương cho biết đây là phương pháp tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe. Việc đưa bất kỳ thức gì nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh vào trong tai vốn đang sưng – viêm – đau đều gây phản tác dụng, thậm chí khiến cho bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, trong dịch của mật cá có chứa độc tố có độc tính cao như Sodium 2-ethylhexyl sulfate.. Chất đôc này không bị phân hủy bởi nhiệt hay rượu cho nên dù nuốt sống, nấu chín hay dùng cùng với rượu đều có khả năng gây ngộ độc cấp, tăng kali trong máu, suy thận cấp.

Nên làm gì khi bị viêm tai giữa?

Nếu có nguyện vọng điều trị viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian, bạn nên đến phòng khám Đông Y để được tư vấn chuyên môn và chỉ định biện pháp điều trị phù hợp nhất. Bệnh nhân điều trị nghiêm túc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Dù áp dụng biện pháp nào, người bệnh cũng cần lưu ý giữ gìn vệ sinh tai hằng ngày như không để bước bẩn vào tai; tích cực điều trị bệnh tai mũi họng (nếu có) do các cơ quan trên thông với nhau.

Nhìn chung, cách trị viêm tai giữa bằng mật cá mè không phải là biện pháp an toàn, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đến sức khỏe. Do đó, người bệnh tuyệt đối không tự ý thực hiện. Liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chỉ định phương pháp trị bệnh khoa học, phù hợp.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ.

Lạ kỳ chữa viêm tai giữa bằng lông nhím

Nhím là động vật hoang dã nhưng hiện nay người ta đã thuần và nuôi tại nhà để cung cấp...

bệnh viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không hay phải chữa trị?

Bệnh viêm tai giữa bao gồm cả viêm tai giữa cấp tính và mãn tính. Với các triệu chứng và...

Bệnh viêm tai giữa để lại nhiều biến chứng cho trẻ nhỏ

Bệnh viêm tai giữa khi nào phải mổ, hết bao nhiêu tiền?

Bệnh viêm tai giữa xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù bệnh khá dễ điều trị, tuy...

Bệnh viêm tai giữa nếu không điều trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mắc bệnh viêm tai giữa có nguy cơ bị điếc không?

Bệnh viêm tai giữa nếu không kịp trời điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trong...

Thông tin về phương pháp đặt ống chữa viêm tai giữa

Tìm hiểu phương pháp đặt ống chữa viêm tai giữa

Đặt ống chữa viêm tai giữa có tác dụng phục hồi nhanh chóng thính lực cho bệnh nhân. Đồng thời,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.