Otifar là thuốc gì?

Otifar là một loại thuốc dạng lỏng, được dùng bằng cách nhỏ trực tiếp vào tai. Thuốc có khối lượng tịnh là 8ml, sản xuất bởi Công ty Dược phẩm dược liệu Pharmedic.

thông tin về thuốc Otifar
Otifar là một loại thuốc nhỏ thường được dùng để chữa viêm giai và các vấn đề về viêm nhiễm.
  • Tên thuốc: Otifar.
  • Thành phần: Chloramphenicol và Dexamethasone acetate.
  • Xuất xứ: Việt Nam.

Thông tin cần biết về thuốc nhỏ tai Otifar

Thuốc nhỏ tai Otifar thường được sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng tai ngoài cùng một số vấn đề về viêm nhiễm ở các bộ phận khác như mắt, da v.v… Thành phần chính của thuốc là hoạt chất Chloramphenicol (80mg) và Dexamethasone acetate (4mg). Theo đó, Otifar hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Việc nắm bắt được các thông tin chi tiết về Otifar sẽ giúp cho bạn sử dụng thuốc một cách hiệu quả và an toàn.

1. Chỉ định

Thuốc nhỏ tai Otifar được chỉ định dùng trong những trường hợp sau đây:

Nhiễm khuẩn do viêm tai ngoài:

  • Tai ngoài có mụn.
  • Ù tai.
  • Trong tai có mủ.
  • Tai bị sưng, ngứa lở.
  • Trong tai có mùi thối.

Các trường hợp nhiễm khuẩn khác:

  • Sốt thương hàn.
  • Dịch tả, kiết lị.
  • Nhiễm trùng mắt.
  • Viêm da dị ứng.
  • Rối loạn huyết học.
  • Rối loạn nội tiết.
  • Các bệnh về nhãn khoa.
  • Bệnh về đường hô hấp.

Otifar còn được sử dụng cho một số mục đích khác, tùy theo chỉ định của bác sĩ.

2. Chống chỉ định

Otifar chống chỉ định với những trường hợp dưới đây:

  • Bệnh nhân dị ứng với một trong các thành phần của thuốc.
  • Người đã được chẩn đoán hoặc nghi ngờ bị thủng màng nhĩ (do nhiễm khuẩn, chấn thương v.v…).
  • Người bệnh tăng nhãn áp hoặc bệnh tiểu đường.
  • Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kì.

3. Liều lượng và cách dùng

Thuốc nhỏ tai Otifar có liều lượng không quá khác biệt đối với trẻ con và người lớn. Tuy nhiên, đối với từng mục đích điều trị khác nhau thì liều thuốc cũng sẽ có sự thay đổi đáng kể. Dưới đây là liều dùng cơ bản cho các nhiễm trùng nhẹ ở tai ngoài, cách dùng là nhỏ thuốc trực tiếp vào ống tai.

  • Người lớn: 1-5 giọt x 2 lần/ngày, nhỏ trong 6-10 ngày.
  • Trẻ em: 1-2 giọt x 2 lần/ngày (tùy theo tuổi), nhỏ trong 6-10 ngày.

4. Tác dụng phụ

Dưới đây là danh sách các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc nhỏ tai Otifar ở một liều lượng tương đối cao:

  • Thiếu máu cấp tính.
  • Ức chế sự sản sinh tủy xương.
  • Chứng rối loạn bạch cầu.
  • Sốt từ nhẹ đến cao.
  • Phát ban đỏ trên da.
  • Phù mạch.
  • Sốc phản vệ.
  • Đau nhức đầu.
tác dụng phụ của thuốc nhỏ tai Otifar
Sử dụng thuốc nhỏ Otifar không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu…

Ngoài ra còn có các tác dụng phụ ít gặp hơn chưa được liệt kê ở trên. Tuy tác dụng phụ không thường hay xảy ra khi dùng Otifar, nhưng mức độ nguy hiểm lại xếp ở mức khá cao. Bạn cần liên hệ với bác sĩ khi các biểu hiện này không có dấu hiệu biến mất sau 1-2 tuần.

5. Tương tác thuốc

Một số thuốc sẽ có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của Otifar hoặc làm tăng khả năng bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Theo đó, thuốc nhỏ tai Otifar tương tác với một số loại thuốc sau:

  • Amoxicillin.
  • Ampicillin.
  • Axit ascoricic.
  • Aspirin azlocillin.
  • Bacampicillin.
  • Benzathine penicillin.
  • Carbenicillin.
  • Clorpropamide.
  • Chymotrypsin.

6. Lưu ý

Để quá trình sử dụng thuốc nhỏ tai Otifar an toàn và đạt hiệu quả, bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây:
  • Trước khi nhỏ thuốc, bạn cần cho bác sĩ biết về danh sách các loại thuốc hiện tại mình đang dùng, ngay cả các loại thảo dược và thực phẩm chức năng.
  • Một vài tình trạng sức khỏe như thiếu máu, bệnh gan… có thể sẽ khiến cho tác dụng của Otifar bị ảnh hưởng. Vì vậy bạn cần khai báo rõ các vấn đề về sức khỏe mà mình đang gặp.
  • Ngưng dùng ngay khi có các triệu chứng dị ứng với thuốc.
  • Chỉ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc làm theo hướng dẫn được in trên bao bì.
  • Liên hệ với bác sĩ ngay khi cơ thể của bạn gặp phải các dấu hiệu bất thường, hoặc dùng thuốc Otifar đã lâu mà không có tác dụng.
  • Đề nghị với bác sĩ được kiểm tra lượng đường trong máu một cách chặt chẽ.
  • Người bị nhiễm nấm, viêm loét dạ dày – tá tràng và bị các vấn đề thận, gan không được sử dụng thuốc nhỏ tai Otifar.
  • Đối với các bệnh nhiễm trùng mắt, khi nhỏ thuốc lưu ý không được đeo kính áp tròng.

7. Xử lí khi dùng thiếu hoặc dư liều

Trong trường hợp bạn bỏ lỡ 1 (hoặc 1 vài) lần nhỏ Otifar theo như chỉ định của bác sĩ, cách xử lí lúc này là nhỏ thuốc ngay khi bạn nhận ra điều đó. Không nên tự tăng liều thuốc lên để bù lại liều đã bỏ lỡ, thay vào đó hãy liên hệ với bác sĩ để có thể thảo luận về việc bổ sung các liều bị thiếu một cách an toàn.

Dùng Otifar quá liều sẽ khiến cho cơ thể bạn phải đối mặt với các tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ mình đã vô tình nhỏ thuốc quá liều, hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Thuốc nhỏ tai Otifar cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh sự tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, người dùng không xả thuốc xuống hệ thống thoát nước hoặc đông lạnh thuốc.

Có thể bạn quan tâm

Viêm tai giữa khi mang thai: Triệu chứng, nguyên nhân & điều trị

Bệnh viêm tai giữa khi mang thai là một căn bệnh khá nguy hiểm. Các bà mẹ khi lần đầu...

Viêm tai giữa giai đoạn xung huyết có thể gây giảm thính lực

Viêm tai giữa giai đoạn xung huyết là một dạng của viêm tai giữa cấp tính. Bệnh có thể làm...

Viêm tai giữa thanh dịch: Bạn đã biết gì về căn bệnh này?

Viêm tai giữa thanh dịch hay còn gọi là viêm tai giữa tiết dịch. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường...

Thông tin về phương pháp đặt ống chữa viêm tai giữa

Tìm hiểu phương pháp đặt ống chữa viêm tai giữa

Đặt ống chữa viêm tai giữa có tác dụng phục hồi nhanh chóng thính lực cho bệnh nhân. Đồng thời,...

Tìm hiểu cách chữa viêm tai giữa bằng thuốc nam

Các bài thuốc nam chữa bệnh viêm tai giữa phổ biến nhất

Ngoài việc dùng thuốc, chữa viêm tai giữa bằng thuốc nam cũng là phương pháp được nhiều người sử dụng....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *