Thuốc Nitroxolin là thuốc gì?

Thuốc Nitroxolin là thuốc kháng sinh, được chỉ định để điều trị các bệnh về đường tiết niệu. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng ngăn chặn nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm nhiễm tuyến tiền liệt. Chống chỉ định sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú. 

Thuốc Nitroxolin được chỉ định để điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu
Thuốc Nitroxolin được chỉ định để điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu
  • Tên hoạt chất: Nitroxoline
  • Tên thương hiệu: Nitroxoline
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiết niệu
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim, Viên nang

I. Những thông tin cần thiết về thuốc Nitroxolin

1. Công dụng

Thuốc Nitroxolin là loại thuốc kháng sinh, thuốc được chỉ định để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra bởi các vi sinh vật, virus gây hại như: viêm bàng quang, viêm bể thận, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoàn, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư biểu mô tế bào bị nhiễm bệnh,… Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để chống lại vi khuẩn gram âm và gram dương, các trực khuẩn, nấm móc, nấm candida,…

2. Thành phần hoá học

Thành phần có trong thuốc Nitroxolin chủ yếu là hoạt chất Nitroxoline và tá dược vừa đủ một viên.

3. Chống chỉ định

Thuốc Nitroxolin chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng thuộc vào một trong những trường hợp sau:

  • Dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc
  • Tiền sử mắc bệnh gan, suy giảm chức năng gan
  • Tiền sử mắc bệnh thận, suy giảm chức năng thận
  • Đục thể thủy tinh
  • Viêm thần kinh thị, viêm đa dây thần kinh
  • Bệnh thần kinh ngoại biên
  • Thiếu hụt enzyme glucose – 6 – phosphat dehydrogenase
  • Thiếu hụt menase
  • Hấp thụ glucose – galactose kếm
  • Thiếu hụt đường hoặc isomaltase, cơ thể không thể dung nạp fructose

Ngoài ra, còn có một số đối tượng khác không được chỉ định sử dụng. Người bệnh nếu không thuộc vào các trường hợp trên nhưng có nhu cầu sử dụng thuốc nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi quyết định sử dụng.

Chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc Nitroxolin
Chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc Nitroxolin

4. Dược lý – Cơ chế hoạt động

Dược lực học:

Hoạt chất Nitroxolin thuộc dẫn xuất của Oxyquinnoline, là một trong những tác nhân kháng khuẩn.

Dược động học:

Hấp thu: Sau khi sử dụng thuốc có chứa hoạt chất Nitroxolin, thuốc được hấp thụ nhanh vào trong cơ thể, tỷ lệ hấp thụ đạt được lên tới 90%.

Phân bố: Nồng độ huyết tương đạt được từ 4 – 4,7 mg/ lít, đạt được trong 90 – 120 phút sau khi sử dụng liều 200 mg. Nitroxolin liên kết với proteine huyết tương khoảng 10%.

Chuyển hóa: Tại gan, chuyển háo thành dẫn xuất liên hợp của Sulfo và Glucuronic.

Thời gian bán hủy: Trung bình khoảng 2 giờ.

Bài tiết: Nitroxolin được bài tiết qua sự lọc ở cầu thận. Bài tiết qua nước tiếu đạt được 5% và một số dạng khác lag 95%. Sau khi dùng liều duy nhất 200 mg/ lít, khi đó nồng độ nước tiểu đạt được ở giá trị trung bình là 200 mf/ lít sau 2 – 4 giờ.

5. Cách dùng – Liều lượng

Cách dùng:

Trước khi sử dụng thuốc, bạn đọc cần kiểm tra bao bì thuốc có bị hở hay thuốc có bị lên móc, thuốc quá hạn sử dụng hay không. Bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng thuốc có các vấn đề trên và cần có cách xử lý phù hợp. Không tự ý vứt bỏ thuốc vào bồn cầu hay cống rãnh khi chưa có sự cho phép của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

Dùng thuốc dùng với nước, người bệnh nên sử dụng nhiều nước để quá trình hấp thụ thuốc vào trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Dùng khi bụng no hoặc sau mỗi bữa ăn.

Liều dùng:

+ Liều dùng thông thường cho người lớn bị nhiễm trùng đường tiết niệu:

  • Dùng 600 mg/ ngày hoặc chia thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Thời gian sử dụng: tối thiểu là 7 ngày.
  • Thuốc có thể sử dụng kết hợp: Sulfamathizole

Lưu ý: Người bệnh không được tự ý tăng liều khi chưa thật sự cần thiết. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định tăng liều.

+ Liều dùng thông thường cho trẻ em bị nhiễm trùng đường tiết niệu:

  • Trẻ em trên 6 tuổi: Dùng 20 mg/ kg mỗi ngày.

Liều dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi chưa được nghiên cứu và đưa ra chỉ định sử dụng. Phụ huynh nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi quyết định điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cho trẻ em.

6. Bảo quản thuốc

Thuốc Nitroxolin được khuyến cáo cất trữ trong hộp kín, bảo quản ở nhiệt độ phòng (25°C), nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh năng mặt trời, ngọn lửa. Thuốc cần được cắt trữ ở vị trí cách xa tầm với của trẻ em và thú nuôi.

II. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Nitroxolin

1. Thận trọng khi sử dụng

Người bệnh cần lưu ý một số điểm cần chú ý sau, tránh gặp phải các trường hợp không mong muốn:

  • Thuốc Nitroxolin chưa được nghiên cứu và xác định sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu cho trẻ em và người cao tuổi.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Bởi thuốc thể gây hại đến thai nhi, có thể gây quái thai nếu sử dụng liều lượng cao. Hoặc thuốc có thể truyền sang cho con trẻ thông qua đường cho bú. Do đó, phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú cần cân nhắc giữa việc cho con bú và dùng thuốc.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích khi đang điều trị bệnh bằng thuốc Nitroxolin như thuốc lá, bia, rượu, đồ uống có cồn,…
  • Thuốc có thể gây buồn ngủ, thận trọng khi vận hành máy móc hay điều khiển phương tiện giao thông.

2. Tác dụng phụ

Điều trị bệnh bằng thuốc luôn làm cho đa số bệnh nhân lo lắng, lo sợ khi gặp phải các tác dụng phụ. Tuy nhiên, không hẳn hầu hết các tác dụng phụ đều nguy hiểm, có những tác dụng phụ sẽ dần tiêu biến sau một vài ngày. Người bệnh không được quá chủ quan với sức khỏe của mình, tốt nhất nên tìm gặp bác sĩ khi gặp phải các triệu chứng sau:

  • Nôn, buồn nôn
  • Nhức đầu, chóng mặt
  • Phát ban da
  • Nổi mề đay
  • Ngứa
  • Đau cơ
  • Tăng huyết áp
  • Giảm bạch cầu
  • Rối loạn tiêu hóa nhẹ
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng

Các triệu chứng của tác dụng phụ đặc biệt nghiêm trọng như:

  • Số phản vệ
  • Nhiễm độc gan
  • Viêm phổi khẽ, xơ phổi
  • Viêm dây thần kinh thị giác
  • Viêm đa dây thần kinh
  • Nhịp tim nhanh, nhịp đập không đều
  • Rối loạn chức năng gan

3. Tương tác thuốc

Việc sử dụng đồng thời thuốc Nitroxolin cùng với các loại thuốc khác có thể dẫn đến tình trạng tương tác thuốc. Sự kết hợp ấy không chỉ gây phản tác dụng mà còn làm gia tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần báo cáo với bác sĩ danh sách thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thảo dược, thực phẩm chức năng, các loại vitamin,…

Một số thuốc có thể gây tương tác với thuốc Nitroxolin như:

  • Thuốc có chứa Hydroxyquinolines hoặc dẫn chất có chứa chất này
  • Thuốc kháng Acid
  • Acid nalidixic
Thận trọng khi sử dụng đồng thời thuốc Nitroxolin với các loại thuốc có chứa Hydroxyquinolines hoặc dẫn xuất của chất này
Thận trọng khi sử dụng đồng thời thuốc Nitroxolin với các loại thuốc có chứa Hydroxyquinolines hoặc dẫn xuất của chất này

Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc Nitroxolin, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc khi gặp phải các triệu chứng bất thường không rõ nguyên nhân nào. Hãy báo cáo ngay cho bác sĩ điều trị của bạn hoặc dược sĩ chuyên môn để được giúp đỡ.

Để đạt được kết quả điều trị như mong muốn, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Với những thắc mắc không rõ trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể tiến hành thăm khám để biết chính xác mức độ bệnh tình.

Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế lời khuyên của bác sĩ hoặc giới chuyên môn.

Nước dừa sẽ khiến thận làm việc nhiều hơn và làm tăng kali, natri trong máu.

Người bị thận yếu uống nước dừa được không?

Nước dừa sẽ khiến thận làm việc nhiều hơn và làm tăng kali, natri trong máu dễ gây tổn thương...

Hội chứng thận hư tái phát là gì? Chẩn đoán, điều trị

Hội chứng thận hư tái phát là tình trạng thất thoát protein từ máu vào trong nước tiểu kèm theo...

Các loại ống thông tiểu phổ biến dành cho bệnh nhân tiết niệu

Ống thông tiểu là dụng cụ y tế dùng để dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang. Đây là thiết...

Tổng quan về bệnh viêm cầu thận

Bệnh viêm cầu thận có lây không? Qua đường nào?

Bệnh viêm cầu thận có lây không và lây qua những đường nào là thắc mắc được nhiều bệnh nhân...

Viêm bàng quang là căn bệnh cần được chữa trị.

Viêm bàng quang có tự khỏi không, khi nào cần trị?

Viêm bàng quang không thể tự khỏi. Khi gặp phải những triệu chứng như tiểu ra máu, nước tiểu đục,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.