Thuốc Mutecium: Chỉ định, liều lượng, cách dùng và tương tác

Thuốc Mutecium là sản phẩm của Công ty cổ phần Hóa Dược phẩm Mekophar, được bào chế ở nhiều dạng. Khi bạn gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, khó tiêu, ợ hơi… bác sĩ có thể chỉ định sử dụng loại thuốc này.

Mutecium - M
Thuốc Mutecium thường được chỉ định để khắc phục một số vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn…

  • Tên thuốc: Mutecium
  • Dạng bào chế: Viên nén, Dạng bột, Siro
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa

Một số thông tin cần biết về thuốc Mutecium

1. Thành phần của thuốc

Thuốc Mutecium có thành phần chính là hoạt chất Domperidone. Domperidone mặc dù được hấp thu tại đường tiêu hóa nhưng lại có sinh khả dụng đường uống thấp.

Hoạt chất này có tính chất tương tự như Metoclopramid hydroclorid với tác dụng kháng Dopamin. Domperidone thường không ảnh hưởng lên hệ thần kinh do không có tác dụng với các thụ thể Dopamin ở não.

Ngoài hoạt chất Domperidone, thuốc Mutecium còn chứa các thành phần tá dược khác như tinh bột ngô, Lactose, Magnesium stearate, Sodium starch glycolate…

2. Thuốc Mutecium được chỉ định khi nào?

Mutecium thường được dùng để khắc phục các triệu chứng sau:

  • Buồn nôn, nôn
  • Đầy bụng
  • Khó tiêu
  • Chán ăn
  • Ợ hơi trong
  • Ợ nóng

Thuốc được bác sĩ chỉ định cho người lớn khi mắc các triệu chứng trên do:

Còn với trẻ em sẽ được chỉ định khi:

  • Nhiễm trùng hô hấp trên
  • Nôn chu kỳ
  • Đang dùng thuốc chống ung thư

Nếu có ý định dùng thuốc cho những mục đích khác không được đề cập trên đây, bạn hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ. Không tự ý mua thuốc Mutecium về dùng trong bất kỳ tình huống nào để tránh vấn đề nguy hiểm phát sinh.

3. Chống chỉ định

Tuyệt đối không dùng thuốc Mutecium trong các trường hợp sau:

  • Đối tượng quá mẫn với Domperidone hay các thành phần khác trong thuốc
  • Tắc ruột cơ học
  • Thủng ruột
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • U tuyến yên có tiết Prolactin

4. Cách dùng – Liều lượng

Thuốc Mutecium được bào chế theo nhiều dạng như viên nén, dạng bột, siro. Bạn nên đọc kỹ thông tin trên tờ hướng dẫn đi kèm trước khi sử dụng thuốc. Để chắc chắn hơn về liều lượng và tần suất phù hợp với hiện trạng của mình, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để nhận tham vấn chuyên môn.

Mutecium là thuốc gì
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và tần suất sử dụng trước khi dùng thuốc Mutecium

Cách dùng

Dùng thuốc với nước lọc, tránh uống chung với sữa, nước ngọt, nước ép hay bất cứ thức uống nào khác. Nên uống thuốc trước khi ăn 15 – 30 phút.  Đối với dạng viên nén nên nuốt trọn viên thuốc khi uống. Tuyệt đối không bẻ, nghiền hay nhai viên thuốc bởi có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động và thúc đẩy các tác dụng ngoại ý khởi phát.

Liều dùng

Liều dùng được đề cập dưới đây chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất, không thay thế cho chỉ định của bác sĩ.

+ Đối với người lớn:

  • Liều thông thường: 10 – 20mg, mỗi 4 – 8 giờ/lần.
  • Với triệu chứng khó tiêu: 10 – 20mg/lần, 3 lần/ngày. Thời gian điều trị không quá 12 tuần.

+ Đối với trẻ em:

  • 0.2 – 0.4mg/kg. mỗi 4-8 giờ/lần.

* Lưu ý: Không tự ý thay đổi cách dùng, liều lượng hay tần suất sử dụng thuốc Mutecium khi chưa nhận được chỉ định từ bác sĩ. Báo cho bác sĩ để sớm điều chỉnh khi liều dùng bạn đang áp dụng không đáp ứng các triệu chứng.

5. Bảo quản thuốc

Cần bảo quản thuốc Mutecium nơi khô ráo, độ ẩm không quá 70%. Để thuốc ở nhiệt độ phòng, không vượt mức 30 độ tránh ánh sáng chiếu trực tiếp. Không đặt thuốc trong tầm với của trẻ em hay thú nuôi.

Khi thuốc có biểu hiện đổi màu, biến chất, ẩm mốc hay hư hại, bạn nên:

  • Ngưng sử dụng
  • Xử lý đúng cách để tránh ảnh hưởng đến môi trường

Bạn có thể tham khảo thông tin về cách xử lý thuốc có trong tờ hướng dẫn kèm theo. Thuốc Mutecium có hạn dùng 2 năm kể từ ngày sản xuất, tuyệt đối không uống khi thuốc đã hết hạn sử dụng.

6. Thuốc Mutecium giá bao nhiêu?

Thuốc Mutecium do Công ty cổ phần Hóa Dược phẩm Mekophar sản xuất hiện đang được bán với giá 135.000 VNĐ/hộp 10 vỉ x 10 viên nén. Mức giá này có thể sẽ chênh lệch khi phân phối tại các nhà thuốc và đại lý bán lẻ.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Mutecium

1. Khuyến cáo

Hiện vẫn chưa có báo cáo cụ thể về tính an toàn của thuốc Mutecium với phụ nữ mang thai và cho con bú. Chính vì thế, hãy chủ động báo với bác sĩ để được cân nhắc sử dụng Mutecium nếu bạn thuộc nhóm đối tượng nhạy cảm nói trên.

Hoạt động của thuốc Mutecium có thể làm ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Vì vậy, nên thường xuyên theo dõi chức năng gan, thận trong suốt quá trình dùng thuốc. Hết sức thận trọng khi dùng Mutecium cho bệnh nhân bị suy thận, hay suy gan mức độ nặng.

2. Tác dụng phụ

Sử dụng thuốc Mutecium ở bất cứ dạng bào chế nào bạn đều có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn. Phần đa tác dụng phụ của Mutecium không quá nguy hiểm, có thể dần biến mất khi ngưng thuốc hay giảm liều.

Thuốc Mutecium 100ml
Sử dụng thuốc Mutecium kéo dài có thể khiến bạn mắc phải tình trạng co rút cơ bụng

Bạn cần chú ý tới một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc Mutecium, bao gồm:

  • Buồn ngủ
  • Nhức đầu
  • Căng thẳng
  • Phản ứng dị ứng thoáng qua
  • Ngứa da
  • Nổi mẩn
  • Ngực căng, đau tức
  • Khô miệng
  • Tiêu chảy
  • Co rút cơ bụng

Mức độ nặng nhẹ của các tác dụng phụ nêu trên thường phụ thuộc vào cơ địa của bạn cũng như thời gian sử dụng thuốc. Nên báo cho bác sĩ để can thiệp kịp thời khi phát hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào trong quá trình sử dụng Mutecium.

3. Tương tác thuốc

Khi sử dụng đồng thời, Mutecium có thể gây ra phản ứng với thành phần của các thuốc khác làm cho rủi ro phát sinh. Các phản ứng này chính là vấn đề tương tác thuốc mà bạn luôn phải cẩn trọng.

Nếu xảy ra tương tác nhẹ thì sẽ chỉ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Bác sĩ có thể khắc phục bằng cách thay đổi liều và thời gian dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu tương tác mạnh diễn ra, các phản ứng nguy hiểm rất dễ phát sinh. Bạn có thể sẽ được yêu cầu ngưng một trong hai thuốc. Đồng thời bác sĩ cũng có thể chỉ định một loại thuốc khác phù hợp hơn với bạn.

Sau đây là một số thuốc có khả năng tương tác với Mutecium:

  • Ketoconazole
  • Bromocriptine
  • Thuốc ức chế men CYP 3A4
  • Muscarinic
  • Lithium
  • Cimetidine
  • Famotidine
  • Ranitidine
  • Thuốc giảm đau nhóm opioid
  • Nizatidine

Hãy chia sẻ với bác sĩ về danh sách các thuốc bạn đang sử dụng để dự phòng tương tác. Trong thời gian sử dụng Mutecium, tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc nào khác khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin về các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp được dùng phổ biến

Các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp phổ biến hiện nay

Amoxicilline, Metronidazol, Levofloxacin, Bismuth subcitrate đều là các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp được dùng phổ biến....

Bảng giá chi phí cắt trĩ – Chi tiết từng mục

Cắt trĩ hết bao nhiêu tiền và nên cắt ở đâu uy tín là một trong những từ khóa được...

Mẹo chữa ợ nóng

10 mẹo chữa ợ nóng giúp bạn giảm khó chịu tức thì

Tổng hợp các mẹo chữa ợ nóng để loại bỏ nhanh các triệu chứng khó chịu, chúng thường xuất hiện...

Đi ngoài ra dịch nhầy màu vàng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

Đi ngoài ra chất nhầy (màu vàng, đỏ, hồng, trắng) là bị gì?

Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng, đỏ, hồng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm....

Các thực phẩm nên ăn khi bị đi cầu ra máu

Đi cầu ra máu nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh hết?

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị, ăn uống đúng cách sẽ giúp cho tình trạng đại...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *