Thuốc Mufphy là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Mufphy thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp. Thuốc có khả năng ổn định sự tiết dịch nhầy, giúp làm loãng đờm. Vì thế, thuốc thường được dùng trong điều trị các bệnh cấp tính và mãn tính liên quan đến dịch đờm và hệ hô hấp.

Thuốc Mufphy
Tổng hợp thông tin về thành phần, công dụng, liều dùng, chống chỉ định và những điều cần lưu ý khi chữa bệnh với thuốc Mufphy

  • Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
  • Dạng bào chế: Viên nang cứng
  • Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thông tin về thuốc Mufphy

Thành phần

Thuốc Mufphy là sự kết hợp giữa 300mg hoạt chất Erdosteine và lượng tá dược vừa đủ trong một viên nang cứng.

Công dụng

Thuốc Mufphy có tác dụng ngăn ngừa sự tiết dịch nhầy. Đồng thời làm loãng đờm trong những trường hợp bệnh cấp tính và mãn tính liên quan đến đường hô hấp.

Dược lực học

Thuốc Mufphy và hoạt chất Erdosteine có khả năng ngăn ngừa và ổn định sự tiết dịch nhầy trên đường hô hấp. Chính vì thế thuốc có tác dụng tác động và làm loãng lượng đờm được tiết ra. Điều này giúp người bệnh dễ dàng loại bỏ dịch đờm ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra hoạt chất Erdosteine còn có khả năng bảo vệ phế quản khỏi vi khuẩn, virus và một số tác nhân gây hại khác. Đồng thời giúp người bệnh tăng lượng kháng thể IgA trong máu và bảo vệ enzyme α1-antitrysin. Nhờ đó thuốc Mufphy có tác dụng bảo vệ và ngăn ngừa những bệnh lý liên quan đến phế quản. Hơn thế hoạt chất Erdosteine giúp phế quản và cơ thể tăng khả năng chống lại các loại vi khuẩn.

Ưu điểm của thuốc Mufphy so với những loại thuốc thuộc nhóm thiol khác: Hoạt chất Erdosteine trong thuốc ít gây kích ứng dạ dày. Ưu điểm này được hình thành do nhóm thiol (SH) tồn tại trong phân tử đã bị tác động và bị khóa bởi những nhóm khác.

Dược động học

Hiện tại, vẫn chưa có thông tin cụ thể về các thông số dược động học của hoạt chất Erdosteine. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 64.5% lượng hoạt chất Erdosteine tác động và liên kết với proteine huyết tương.

Trong huyết tương tồn tại 3 chất chuyển hóa đã được liệt kê và xác định.

Hoạt chất Erdosteine trong thuốc Mufphy được thải trừ chủ yếu thông qua nước tiểu. Hoạt chất này được thải trừ dưới dạng chất liên hợp với sulfate.

Khả năng hấp thu của hoạt chất Erdosteine cũng như thuốc Mufphy đối với cơ thể ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Bên cạnh đó những loại thức ăn cũng ít gây ảnh hưởng đến sự thải trừ của thuốc trong cơ thể và sự chuyển hóa của thuốc.

Không có thông tin cụ thể cũng như bằng chứng cho thấy hoạt chất Erdosteine và những chất chuyển hóa của nó có khả năng tích lũy trong cơ thể khi sử dụng liều lặp lại.

Chống chỉ định

Thuốc Mufphy chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người có tiền sử mẫn cảm với hoạt chất Erdosteine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Những người có tiền sử hoặc đang bị xơ gan thiếu hụt enzyme systathionine-synthase
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị suy thận nặng (độ thanh thải Creatinine < 25ml/phút).
Chống chỉ định của thuốc Mufphy
Thuốc Mufphy chống chỉ định với những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị suy thận nặng

Cách dùng và liều lượng

Cách dùng

Thuốc Mufphy được sử dụng thông qua đường uống. Người bệnh nên sử dụng thuốc cùng với một cốc nước đầy. Điều này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ kích thích dạ dày. Thuốc phải được nuốt trọn một viên để đảm bảo hoạt động chữa bệnh. Người bệnh không nên nhai thuốc trước khi nuốt. Không bẻ đôi thuốc hoặc phá vỡ cấu trúc của thuốc trước khi sử dụng. Người bệnh có thể sử dụng thuốc cùng với thức ăn hoặc không.

Liều lượng

Liều dùng thuốc ở bệnh nhân là người lớn

  • Liều khuyến cáo: Dùng 1 viên/lần x 2 – 3 lần/ngày.

Liều dùng thuốc ở bệnh nhân là trẻ em

Bệnh nhi sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý

  • Tùy thuộc vào độ tuổi mắc bệnh, mức độ phát triển bệnh lý, tình trạng sức khỏe, đáp ứng của từng đối tượng và phác đồ điều trị, liều dùng thuốc Mufphy có thể thay đổi theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thuốc Mufphy chỉ nên sử dụng khi có yêu cầu và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ.

Bảo quản

Thuốc Mufphy cần được bảo quản trong vỉ. Ngoài ra thuốc cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, có nhiệt độ dưới 30 độ C. Tránh ánh sáng và tránh ẩm móc.

Giá thuốc

Thuốc Mufphy là sản phẩm của Jin Yang Pharm Co., Ltd – Hàn Quốc. Thuốc đang được bán với giá 180.000 VNĐ/hộp 3 vỉ x 10 viên.

Giá thuốc Mufphy
Thuốc Mufphy đang được bán với giá 180.000 VNĐ/hộp 3 vỉ x 10 viên

Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh với thuốc Mufphy

Khuyến cáo khi dùng

Trước khi chữa bệnh và trong thời gian chữa bệnh với thuốc Mufphy, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Trẻ em dưới 18 tuổi cần thận trọng khi sử dụng thuốc Mufphy.
  • Trong thời gian chữa bệnh với thuốc Mufphy, người bệnh không nên lái xe, vận hành máy móc hoặc làm những công việc nguy hiểm, mang tính tập trung cao. Bởi thành phần Erdosteine trong thuốc có khả năng khiến bạn chóng mặt và buồn ngủ nghiêm trọng dẫn đến mất tập trung.
  • Thuốc Erdosteine cần được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, suy giảm chức năng thận.
  • Thuốc Mufphy chống chỉ định dùng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú. Bởi vẫn chưa có đủ những dữ kiện chứng minh thuốc an toàn khi dùng cho những đối tượng này.

Tác dụng phụ

Trong thời gian chữa bệnh với thuốc Mufphy, người bệnh có thể mắc phải một trong những tác dụng phụ dưới đây mặc dù những tác dụng phụ này rất hiếm xuất hiện:

  • Khó thở
  • Tiêu chảy
  • Đau dạ dày
  • Ho
  • Đau đầu
  • Xuất hiện ban đỏ ngoài da
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Thay đổi vị giác
  • Eczema.

Người bệnh cần sớm đến bệnh viện để kiểm tra. Đồng thời thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe nếu bạn mắc phải một trong những tác dụng phụ nêu trên. Sau khi được thông báo, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra liệu pháp xử lý phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn tránh gây nguy hiểm. Ngoài ra người bệnh cũng cần đến bệnh viện khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường khác trong thời gian chữa bệnh với thuốc Mufphy.

Tương tác thuốc

Chưa có thông báo về sự tương tác giữa thuốc Mufphy, hoạt chất Erdosteine và những loại thuốc điều trị khác.

Người bệnh có thể sử dụng phối hợp thuốc Mufphy và hoạt chất Erdosteine cùng với những loại thuốc chữa bệnh sau:

  • Thuốc giảm ho
  • Những loại thuốc kháng sinh
  • Thuốc kích thích thụ thể β2 – adrenergic
  • Những loại thuốc giãn phế quản kể cả thuốc Theophyline.
Tương tác thuốc Mufphy
Chưa có thông báo về sự tương tác giữa thuốc Mufphy, hoạt chất Erdosteine và những loại thuốc điều trị khác

Bài viết đã tổng hợp thông tin về thành phần, công dụng, liều dùng, chống chỉ định và những điều cần lưu ý khi chữa bệnh với thuốc Mufphy. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Người bệnh nên sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn và hiệu quả chữa bệnh. Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng thuốc bừa bãi, tự ý sử dụng thuốc hoặc tự ý thay đổi liều dùng thuốc. Vì hành động này có thể khiến bạn gặp nguy hiểm.

Bài thuốc dân gian chữa viêm xoang bằng cây nhót HIỆU QUẢ, AN TOÀN ít người biết

 Viêm xoang là bệnh lý tai - mũi - họng phổ biến, xuất hiện khi hoạt động dẫn lưu xoang...

8 cây thuốc nam chữa viêm họng hiệu quả và lưu ý

Viêm họng là một trong những bệnh tai mũi họng phổ biến nhất. Nếu không tiến hành điều trị sớm,...

9 lý do khiến bạn không thể kiểm soát được bệnh hen suyễn

Sự thay đổi của thời tiết, lông vật nuôi, sử dụng rượu bia... có thể là nguyên nhân khiến cho...

Chữa viêm họng bằng lá mơ lông là phương pháp an toàn, đơn giản

Hướng dẫn chữa viêm họng bằng lá mơ lông đúng cách

Chữa viêm họng bằng lá mơ lông là phương pháp đơn giản, an toàn và dễ thực hiện. Những thông...

Vì sao căng thẳng gây bệnh hen suyễn? Nên làm gì?

Hen suyễn là một bệnh hô hấp mạn tính gây viêm, hẹp ống dẫn khí đến phổi. Người bị hen...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.