Thuốc Erdosteine có tốt không?

Thông qua cơ chế làm lỏng chất nhầy, Erdosteine có thể điều trị các cơn ho cấp tính và một vài bệnh về đường hô hấp khác. Cùng theo dõi những đặc điểm trong dược lý và cách sử dụng của Erdosteine trong bài viết dưới đây.

Erdosteine
Erdosteine được ứng dụng trong quá trình điều trị các bệnh có liên quan đến đường hô hấp
  • Tên sản phẩm: Erdosteine
  • Phân nhóm:  Thuốc có tác dụng với đường hô hấp
  • Dạng bào chế: Bột pha siro, viên nang, viên nang phân tán

Những thông tin tổng quan về thuốc Erdosteine

1.Thành phần

Dưới mỗi dạng bào chế khác nhau, thuốc Erdosteine sẽ có hàm lượng Erdosteine khác nhau. Đối với Erdosteine ở dạng viên nang, thuốc còn chứa thành phần là các tá dược và các thành phần cấu tạo nên vỏ nang.

2. Công dụng – Chỉ định

Thuốc Erdosteine có công dụng làm lỏng và tiêu chất nhầy giúp điều trị các bệnh có liên quan đến đường hô hấp cấp tính và mãn tính. Thuốc được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh gặp tình trạng ho do bệnh viêm phế quản mãn tính
  • Các chứng bệnh thở nhanh, có tiếng ran ở phổi
  • Điều trị một vài chứng bệnh khác ở đường hô hấp.

3. Cơ chế tác dụng

Erdosteine là một loại tác nhân có khả năng làm lỏng chất nhầy ở phế quản. Qua đó, làm quá trình khạc đờm trở nên dễ dàng hơn. Các nghiên cứu cho thấy Erdosteine không tự mình có được đặc tính này, mà chỉ là do sau khi đã được chuyển hóa, biến đổi thành những chất chuyển hóa có hoạt tính với các nhóm hóa học là – SH. Những chất chuyển hóa đó sẽ phá vỡ nhóm – SH, từ đó giúp giảm tính đàn hồi, độ nhớt của những chất nhầy có bên trong phế quản.

4. Chống chỉ định

  • Thuốc Erdosteine chống chỉ định sử dụng trong trường hợp người bệnh quá mẫn với các thành phần của thuốc
  • Bệnh nhân bị sơ gan
  • Bệnh nhân bị suy thận tình trạng nặng
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
  • Ngoài ra, trẻ em dưới 15 tuổi cũng nằm trong nhóm đối tượng không được sử dụng thuốc.

5. Cách dùng – liều lượng

Người dùng nên tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng có bên trong sản phẩm để đảm bảo hiệu quả sử dụng và độ an toàn tối ưu.

Erdosteine
Cần tham khảo hướng dẫn sử dụng và ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Erdosteine

Liều dùng thuốc Erdosteine

  • Đối với thuốc ở dạng viên nang: Sử dụng mỗi lần 1 viên, liều dùng từ 2 – 3 lần/ ngày
  • Đối với thuốc ở dạng bột siro: Sử dụng mỗi lần 10ml, 2 lần/ ngày.

Lưu ý về cách dùng thuốc Erdosteine

Liều dùng thuốc Erdosteine cho trẻ em phụ thuộc vào số cân nặng của trẻ. Cụ thể:

  • Trẻ từ 15 đến 19kg sử dụng mỗi lần 5ml Erdosteine dạng siro. Dùng 2 lần/ ngày
  • Trẻ từ 20 – 30kg sử dụng mỗi lần 5ml Erdosteine dạng siro. Dùng 3 lần/ ngày
  • Trẻ > 30kg sử dụng mỗi lần 10ml. Dùng 2 lần/ ngày.

6. Cách bảo quản

Bảo quản thuốc ở điều kiện nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng mặt trời. Đồng thời, không nên bảo quản thuốc trong những môi trường như phòng tắm hay ngăn đá. Để thuốc xa tầm tay trẻ em và động vật.

Không nên vứt thuốc trong toilet hoặc các loại ống dẫn nước. Tham khảo ý kiên dược sĩ về cách tiêu hủy khi thuốc quá hạn.

7. Hàm lượng – dạng bào chế

Thuốc Erdosteine có nhiều dạng bào chế khác nhau với hàm lượng cụ thể như sau:

  • Đối với Erdosteine ở dạng viên nang: 150mg/ 300mg
  • Đối với Erdosteine ở dạng Siro khô: 175mg
  • Erdosteine ở dạng viên nén phân tán: 300mg

8. Thuốc Erdosteine giá bao nhiêu? Bán ở đâu?

Erdosteine có mức giá khá đa dạng tùy thuộc vào dạng bào chế thuốc và đơn vị cung cấp thuốc. Trong đó, thuốc Erdosteine dạng viên nang có giá thành dao động khoảng 118.000 đồng/ hộp/ 20 viên. Người bệnh nên mua thuốc tại các nhà thuốc có uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc và có được mức giá thành hợp lý.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Erdosteine

1.Thận trọng

Đối với những người sử dụng Erdosteine ở dạng siro có chứa surcose. Người dùng cần lưu ý khi đang mắc các chứng đái tháo đường hoặc đang sử dụng chế độ ăn ít calo.

Độ an toàn của Erdosteine đối với phụ nữ đang mang thai chưa được khẳng định, vì vậy, Erdosteine không được khuyên dùng với phụ nữ đang mang thai. Tương tự với trường hợp của phụ nữ đang cho con bú.

2. Tác dụng phụ

Một số trường hợp tác dụng phụ được ghi nhận khi sử dụng Erdosteine quá liều hoặc người quá mẫn với các thành phần của thuốc, với những biểu hiện như: Buồn nôn, đi tiêu phân lỏng, đau bụng, đau đầu và co thắt đại tràng.

Nếu có bất kì tác dụng phụ nào sau khi sử dụng thuốc, người bệnh nên ngưng sử dụng và đến các cơ sở y tế để được thăm khám.

3. Tương tác thuốc

Hiện nay, vẫn chưa có những báo cáo về tương tác thuốc của Erdosteine với bất kì một loại thuốc nào trên thị trường. Dù vậy, người bệnh vẫn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để tránh những tương tác với các loại thuốc mới xuất hiện.

tương tác thuốc
Chưa có những báo cáo cụ thể về các loại thuốc có tương tác với Erdosteine

Một số loại thức ăn và bia rượu có thể gây tương tác với Erdosteine. Thông qua việc làm thay đổi cơ chế tác động, việc sử dụng bia rượu kèm Erdosteine có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Nên hỏi trước ý kiến bác sĩ về các loại thức phẩm sử dụng thường ngày và hạn chế rượu bia khi đang sử dụng thuốc Erdosteine.

Món ăn trị ho khan, ho có đờm bác sĩ khuyên dùng

Dùng các món ăn trị ho có đờm, ho khan thay vì dùng các loại thuốc kháng sinh không còn...

Ho lâu ngày không khỏi cảnh báo bệnh gì?

Ho lâu ngày không khỏi là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến đường hô...

Ho có đờm: Nguyên nhân và cách điều trị cho người lớn và trẻ em

Ho có đờm là một trong những triệu chứng thường gặp phải sau khi bị nhiễm lạnh thông thường. Tùy...

Ho gà ở người lớn: Căn bệnh tưởng như chỉ gặp ở trẻ em

Bệnh ho gà không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà còn xuất hiện khá phổ biến ở người trưởng...

Mẹo bấm huyệt ngắt cơn ho cho cả người lớn và trẻ nhỏ

Bấm huyệt ngắt cơn ho cho cả người lớn và trẻ nhỏ là phương pháp chữa bệnh có khả năng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.