Thuốc Mucinex giúp tiêu đờm và giảm tắc nghẽn kéo dài

Mucinex là thuốc kê đơn có tác dụng làm giảm đờm và giúp điều trị một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản cấp tính kèm tăng tiết dịch nhầy, cảm lạnh và một số bệnh đường hô hấp khác.

Mucinex là thuốc gì?
Mucinex là thuốc tiêu nhầy và giảm tắc nghẽn kéo dài

  • Tên gốc: guaifenesin
  • Tên biệt dược: Mucinex, Triaminic Chest Congestion, Robitussin Mucus + Chest Congestion, Xpect, Tussin Expectorant.
  • Tên thương hiệu: Mucinex DM, Mucinex Fast-Max, Mucinex Sinus-Max,…
  • Phân nhóm: Thuốc cảm và ho
  • Dạng bào chế: Viên nén, viên nén giải phóng kéo dài, viên nang, hạt hòa tan, xi-rô

I. Tác dụng của thuốc Mucinex là gì?

Mucinex là tên thương hiệu của một loại thuốc long đờm có tên là guaifenesin. Thuốc có tác dụng làm loãng chất nhầy trong đường dẫn khí, giảm tắc nghẽn ngực do dị ứng, nhiễm trùng, cảm lạnh,… gây ra. Nhưng loại thuốc này chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng chứ không giúp điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để điều trị một số bệnh lý đường hô hấp như:

  • Bệnh viêm phế quản cấp tính kèm tăng tiết chất nhầy
  • Các bệnh lý về phổi
  • Hỗ trợ điều trị chứng quá liều Paracetamol

Bên cạnh đó, thuốc cũng được bác sĩ chỉ định điều trị một số bệnh khác không được liệt kê trên nhãn. Tuy nhiên, thuốc Mucinex không được khuyến khích sử dụng trong trường hợp ho kéo dài do hút thuốc lá hoặc do bị bệnh khí phế thũng,…

Tìm hiểu thêm: Cảm cúm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

II. Thuốc Mucinex được sử dụng như thế nào?

Người bệnh nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn in trên bao bì hoặc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn đều được. Tuy nhiên, để giảm thiểu tình trạng kích ứng gây viêm dạ dày, bạn nên dùng thuốc kèm theo thức ăn.

Trong quá trình uống thuốc, bạn nên uống cả viên với 1 ly nước đầy. Không nên nghiền nát thuốc trước khi uống, tránh gây phản ứng phụ. Đặc biệt, khi uống thuốc, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng thuốc so với liều quy định chuẩn. Nếu bạn uống thuốc thấp liều, khả năng hồi phục bệnh sẽ diễn ra lâu nhưng nếu quá liều, thuốc có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm.

III. Liều dùng thuốc Mucinex dành cho người lớn và trẻ em

Thuốc Mucinex không được chỉ định dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Liều dùng thông thường dành cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên là:

Bạn nên sử dụng 1 –  2 viên mỗi 12 giờ. Tuyệt đối không dùng quá 4 viên trong một ngày.

Mucinex DM là thuốc gì
Người bệnh nên sử dụng thuốc Mucinex theo đúng liều bác sĩ qui định.

Lưu ý:

  • Bên cạnh việc sử dụng thuốc, nếu triệu chứng bệnh không được cải thiện hoặc kèm theo một vài triệu chứng như đau đầu dai dẳng, phát ban, đau họng,… bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra.
  • Ngoài ra, cho đến nay vẫn chưa có có nghiên cứu nào cho thấy Mucinex an toàn đối với thai nhi và trẻ nhỏ. Do đó, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, tốt nhất không nên sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, tránh trường hợp gây hại cho cả mẹ và con.

IV. Trước khi dùng thuốc bạn nên chú ý những điều này?

Trước khi sử dụng thuốc Mucinex, hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn nằm trong số những trường hợp sau đây:

  • Nếu bạn bị dị ứng với thuốc Mucinex hoặc bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
  • Bên cạnh đó, hãy báo cho bác sĩ biết những loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm cả kê toa hoặc không kê toa, thuốc thảo dược hoặc vitamin, thực phẩm chức năng.
  • Nếu bạn hút thuốc lá và gặp phải một số vấn đề về hô gấp như bệnh viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng, bệnh hen suyễn,…
  • Có tiền sử bị bệnh thận hoặc gặp phải một triệu chứng di truyền được gọi là phenylketon niệu.

V. Tác dụng phụ của thuốc Mucinex

Thuốc Mucinex có thể gây một số tác dụng phụ nhẹ như

  • Đau đầu
  • Buồn nôn và nôn
  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ

Ngoài các triệu chứng này ra, Mucinex cũng có thể gây phản ứng nghiêm trọng. Vì thế, nếu gặp phải các biểu hiện này, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức, tránh trường hợp xấu:

  • Phát ban da
  • Nổi mẩn đỏ
  • Ngứa
  • Khó thở
  • Sưng miệng, môi, lưỡi và mặt
  • Co thắt ngực

VI. Tương tác thuốc

1. Thuốc Mucinex tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Mucinex thường được sử dụng một mình hoặc kết hợp với một số loại thuốc khác như thuốc giảm ho, thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi,… để làm tăng công dụng điều trị.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phối trộn Mucinex với một loại thuốc nào đó có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc. Đồng thời, chúng còn gia tăng khả năng ảnh hưởng của tác dụng phụ.

Do đó, trước khi sử dụng thuốc Mucinex để điều trị bệnh, bạn nên kiểm tra cẩn thận thuốc ho và một số loại thuốc cảm lạnh không kê toa. Tránh tình trạng những sản phẩm này có chứa một hoạt chất tương tự có thể gây quá liều.

2. Thuốc Mucinex có tương tác với rượu hay không?

Thức ăn và rượu có thể gây tương tác với một vài loại thuốc nhất định. Việc sử dụng thuốc Mucinex kèm với rượu có thể làm tăng phản ứng phụ. Thuốc có thể gây buồn ngủ, làm giảm suy nghĩ hoặc chậm phản ứng. Đặc biệt nguy hiểm đối với những người đang lái xe, cần tập trung tinh thần cao.

Mucinex có tác dụng trên đường hô hấp nhưng nếu không biết cách sử dụng thuốc có thể gây phản ứng ngược khiến bệnh thêm trầm trọng. Vì vậy, để sử dụng thuốc vừa đạt kết quả cao vừa đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Có thể bạn quan tâm

Phương pháp bấm huyệt chữa viêm phế quản

Phương pháp bấm huyệt chữa viêm phế quản có cách thực hiện đơn giản, ít tác dụng phụ và có...

Viêm tiểu phế quản ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Viêm tiểu phế quản là căn bệnh viêm đường hô hấp cấp dễ mắc nhất ở trẻ em, đặc biệt...

Bị viêm phế quản nên ăn gì và tránh gì tốt?

Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể giúp giảm triệu chứng và tăng cường hệ miễn dịch, trong...

viêm tiểu phế quản co thắt

Bệnh viêm tiểu phế quản co thắt – Nguy hiểm, cần trị sớm

Viêm tiểu phế quản co thắt là bệnh đường hô hấp thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Nếu không...

Lá hẹ có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt, trong đông y, lá hẹ có thể được dùng để trị chứng ho và bệnh viêm phế quản.

5 Cách dùng lá hẹ chữa viêm phế quản, ho theo ông bà xưa

Viêm phế quản gây ra những đảo lộn trong cuộc sống người bệnh. Từ xưa, lá hẹ đã được dùng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *