Flixotide là thuốc gì?

Flixotide là một loại thuốc Corticosteroid được dùng để ngăn ngừa những cơn hen suyễn, khó thở ở người bị hen suyễn từ nhẹ đến nặng.

Thuốc Flixotide
Thuốc Flixotide là một loại thuốc Corticosteroid dạng hít
  • Tên hoạt chất: flnomasone propionate
  • Tên biệt dược: Flixotide®

I. Thông tin về thuốc Flixotide

1. Dạng bào chế và thành phần

Thuốc Flixotide dạng dung dịch xịt bao gồm các dạng có sẵn:

  • Flixotide 50 microgam Evohaler
  • Flixotide 125 microgam Evohaler
  • Flixotide 250 microgam Evohaler

Thuốc Flixotide dạng bột khô hít bao gồm các dạng:

  • Flixotide 50 microgam Accuhaler
  • Flixotide 100 microgam Accuhaler
  • Flixotide 250 microgam Accuhaler
  • Flixotide 500 microgam Accuhaler

Thuốc Flixotide dạng dung dịch khí dung bao gồm:

  • Flixotide Nebules 0.5mg/2ml

Thành phần chính của thuốc là thuốc Flixotide là flnomasone propionate.

2. Công dụng

Thuốc Flixotide là một loại thuốc Corticosteroid, được chỉ định để ngăn ngừa những cơn hen suyễn và thở khò khè. Flnomasone là một dẫn xuất nhân tạo của các hormone tự nhiên và được sử dụng để giảm viêm trong phổi. Khi bạn hít Flixotide, nó sẽ hấp thụ vào những tế bào của phổi và đường thở để ngăn chặn các tế bào này giải phóng những hóa chất gây nên phản ứng miễn dịch và dị ứng dẫn đến viêm. Nhờ đó đường phổi không bị thắt chặt, không khí dễ ra vào hơn.

Flixotide được chỉ định cho tất cả bệnh nhân hen suyễn từ nhẹ đến nặng, phải phụ thuộc vào corticosteroid toàn thân để kiểm soát các triệu chứng.

3. Cách sử dụng

Điều quan trọng là người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về thời điểm sử dụng và số lần hít trong ngày. Không đột ngột ngừng sử dụng thuốc vì có thể khiến tình trạng hen suyễn của bạn bùng phát trở lại.

Sau mỗi lần sử dụng thuốc Flixotide, bạn nên súc miệng với nước hoặc đánh răng để giảm thiểu nguy cơ phát triển nhiễm trùng nấm trong miệng.

Tiếp theo, người bệnh nên sử dụng ống hít đúng cách, nếu không bạn sẽ không hít đúng liều vào phổi. Thuốc này có sẵn ở 3 dạng với cách sử dụng khác nhau:

  • Flixotide evohaler: đây là một loại thuốc dạng hít được cung cấp dưới dạng bình xịt. Với loại ống hít này, bạn phải nhấn xuống ống đựng và hít bình xịt.
  • Flixotide accuhaler: là một loại thuốc hít bột khô. Để sử dụng một liều, bạn cần phải trượt cần gạt trên ống đựng, sau đó hít vào đều và sau.
  • Flixotide Nebules: nó sử dụng mặt nạ có chứa máy phun sương để chuyển đổi chất lỏng thành màn sương để hít vào. Nó được sử dụng để cung cấp liều thuốc cao hơn các loại thông thường. Tuy nhiên, việc sử dụng mặt nạ có thể gây mỏng da theo thời gian do một phần da mặt sẽ tiếp xúc với thuốc.

4. Liều dùng

Liều dùng đối với Flixotide evohaler và Flixotide accuhaler:

+ Người lớn:

  • Liều khởi đầu thông thường cho người lớn và trẻ em trên 16 tuổi bị hen suyễn nhẹ: 100mg 2 lần/ngày.
  • Liều khởi đầu thông thường cho người lớn và trẻ em trên 16 tuổi bị hen suyễn vừa/nặng: 250-500mg 2 lần/ngày.
  • Liều có thể được tăng lên cho đến khi kiểm soát được triệu chứng hoặc giảm cho đến liều thấp nhất

+ Trẻ em:

  • Liều khởi đầu cho trẻ em 4 tuổi trở lên: 50-100mg 2 lần/ngày.
  • Liều tối đa: 200mg 2 lần/ngày

Liều dùng đối với Flixotide Nebules:

+ Người lớn:

  • Người lớn và thanh thiếu niên trên 16 tuổi: 500-2000mg 2 lần/ngày.

+ Trẻ em:

  • Trẻ em và thanh thiếu niên từ 4-16 tuổi: 1000mg 2 lần/ngày
liều dùng thuốc Flixotide
Nên sử dụng thuốc Flixotide theo đúng liều dùng mỗi ngày

5. Chống chỉ định

Flixotide chống chỉ định với những bệnh nhân dị ứng với lnomasone propionate hoặc bất cứ thành phần tá dược nào khác của thuốc. Ngoài ra, có một số trường hợp mà người bệnh nên thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc:

  • Tiền sử mắc bệnh lao phổi
  • Mắc bệnh tiểu đường
  • Từng nhiễm nấm hoặc virus trong đường thở
  • Phụ nữ đang mang thai, dự định mang thai và cho con bú

II. Những điều cần lưu ý trước khi sử dụng thuốc Flixotide

1. Khuyến cáo

  • Flixotide không có tác dụng làm giảm cơn hen suyễn hay khó thở. Cơn hen suyễn cần được điều trị bằng thuốc nhanh chóng mở đường thở, chẳng hạn như salbutamol hoặc terbutaline.
  • Không nên sử dụng Flixotide liều cao trong một thời gian dài, vì dùng corticosteroid lâu dài có thể ngăn chặn tuyến thượng thận của bạn sản xuất đủ steroid tự nhiên.

2. Tác dụng phụ

Tương tự như những loại thuốc khác, Flixotide có thể gây ra một số tác dụng phụ.

+ Tác dụng phụ phổ biến

  • Nhiễm nấm miệng và cổ họng
  • Khàn giọng
  • Bầm tím

+ Tác dụng phụ ít phổ biến:

  • Tăng nhãn áp
  • Đục thủy tinh thể
  • Loãng xương
  • Hội chứng cushing
  • Thay đổi tâm trạng hoặc hành vi
  • Chậm tăng trưởng ở trẻ em và thanh thiếu niên

Danh sách trên đây không đầy đủ những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Flixotide. Người bệnh nên gọi cho bác sĩ nếu nhận thấy bất cứ triệu chứng, sự thay đổi nào. Bác sĩ sẽ giúp bạn điều trị và kiểm soát các tác dụng phụ. Đối với trẻ em đang sử dụng thuốc corticosteroid để điều trị lâu dài cần được theo dõi về chiều cao và cân nặng. Nếu phát hiện sự tăng trưởng của trẻ chậm lại thì chúng cần được điều trị với bác sĩ nhi khoa.

3. Tương tác thuốc

Một số loại thuốc có thể làm tăng lượng flnomasone nếu được sử dụng đồng thời:

  • Các thuốc chống nấm azole ketoconazole, itraconazole hoặc voriconazole
  • Các kháng sinh macrolide clarithromycin hoặc telithromycin
  • Cobicistat
  • Thuốc ức chế protease cho người nhiễm HIV như ritonavir
  • Telaprevir

Do đó, người bệnh nên thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng để tránh tương tác thuốc có thể xảy ra.

Hen suyễn khi mang thai: Những điều cần biết để kiểm soát bệnh

Hen suyễn khi mang thai có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe của cả mẹ và em...

Nếu không được xử lý kịp thời, cơn hen có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh

Cần phải làm gì khi lên cơn hen suyễn?

Một cơn hen suyễn nếu không được xử lý kịp thời có thể làm cho đường thở bị thắt chặt,...

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn bạn cần phải tránh

Di truyền, ô nhiễm môi trường, hút thuốc lá,… là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen...

Hiểu hơn về chứng hen suyễn nặng và cách điều trị

Hen suyễn nặng là một trong những biến chứng của bệnh hen suyễn. Nếu bệnh kéo dài có thể dẫn...

Những cách phòng chống bệnh hen suyễn ai cũng nên biết

Hen suyễn là bệnh gây viêm mãn tính ở phế quản. Các nhà nghiên cứu tin rằng bệnh xảy ra do...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.