Thuốc Mebeverine: tác dụng, liều dùng và chống chỉ định

Mebeverine dùng để điều trị các vấn đề tiêu hóa thường gặp như viêm đại tràng co thắt, viêm niêm mạc đại tràng, hội chứng ruột kích thích,… Nếu không thận trọng khi dùng thuốc, bạn có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng.

mebeverine 135mg
Mebeverine được dùng để điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa thường gặp

  • Tên thuốc: Mebeverine
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng thuốc: Viên nén, viên nang

Những thông tin cần biết về thuốc Mebeverine

1. Tác dụng

Mebeverine có tác dụng làm giãn cơ ruột (hay còn gọi là thuốc chống co thắt). Thuốc được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Hội chứng ruột kích thích
  • Táo bón do đại tràng co thắt kém
  • Kích thích đại tràng mãn tính
  • Viêm đại tràng co thắt
  • Chứng co thắt dạ dày ruột thứ phát
  • Viêm niêm mạc đại tràng

Một số tác dụng của thuốc không được đề cập trong bài viết. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có ý định dùng thuốc với mục đích khác.

2. Chống chỉ định

Mebeverine chống chỉ định với những người mẫn cảm với các thành phần trong thuốc.

Trước khi dùng thuốc, bạn nên thông báo với bác sĩ các vấn đề sức khỏe để được cân nhắc việc sử dụng Mebeverine.

3. Dạng bào chế – hàm lượng

Thuốc Mebeverine được bào chế ở dạng viên nén và viên nang với các hàm lượng sau:

  • Viên nén: hàm lượng gồm có 25mg, 50mg, 100mg, 135mg, 150mg
  • Viên nang: 200mg

4. Cách dùng – liều lượng

Vui lòng được hướng dẫn in trên bao bì trước khi sử dụng thuốc. Tuyệt đối không uống thuốc khi chưa rõ cách sử dụng. Tình trạng này có thể khiến tác dụng điều trị của thuốc bị ảnh hưởng.

Với thuốc dạng viên nén, viên nang, bạn nên nuốt trực tiếp viên thuốc với một ly nước lọc. Không bẻ, nghiền hay hòa tan thuốc nếu không có yêu cầu từ bác sĩ.

mebeverine hcl 135mg
Cần sử dụng thuốc đúng cách và liều lượng

Liều dùng thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do đó bạn nên gặp bác sĩ để được cung cấp thông tin về liều lượng và tần suất cụ thể.

Liều dùng thông thường cho người lớn khi điều trị hội chứng ruột kích thích, co thắt đường tiêu hóa

  • Với dạng viên nén: sử dụng 100mg/ lần, dùng 3 lần/ ngày
  • Với dạng viên nang: sử dụng 200mg/ lần, dùng 2 lần/ ngày

Liều dùng thông thường cho trẻ em khi điều trị hội chứng ruột kích thích, co thắt đường tiêu hóa

  • Trẻ trên 10 tuổi: dùng 135 – 150mg/ lần, sử dụng 3 lần/ ngày
  • Trẻ từ 8 – 10 tuổi: dùng 100mg/ lần, sử dụng 3 lần/ ngày
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: dùng 50mg/ lần, sử dụng 3 lần/ ngày
  • Trẻ từ 3 – 4 tuổi: dùng 25mg/ lần, sử dụng 3 lần/ ngày

Nên sử dụng thuốc đúng hàm lượng cho trẻ. Không nên sử dụng thuốc có hàm lượng lớn và bẻ đôi cho trẻ dùng. Điều này có thể làm tăng mức độ hấp thu thuốc khiến cơ thể phát sinh những triệu chứng nghiêm trọng.

5. Bảo quản

Nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiều độ ẩm. Không để thuốc trong tầm với của trẻ em và thú nuôi.

Khi nhận thấy thuốc hết hạn, biến chất hoặc đổi màu, bạn không nên tiếp tục sử dụng. Dùng thuốc ở tình trạng này có thể khiến các tác dụng không mong muốn phát sinh. Tham khảo hướng dẫn in trên bao bì để xử lý thuốc đúng cách.

Những điều cần lưu ý khi dùng Mebeverine

1. Thận trọng

Các vấn đề về sức khỏe như táo bón nặng, phân có máu, xuất huyết đường ruột, chảy máu/ tiết dịch âm đạo bất thường,… có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi dùng thuốc Mebeverine. Do đó bạn chỉ được sử dụng thuốc khi có sự cho phép từ bác sĩ.

Vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ về rủi ro khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên bạn cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc trước khi sử dụng.

2. Tác dụng phụ

Mebeverine có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng. Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng này, bạn nên liên hệ với bác sĩ để biết cách xử lý.

mebeverine hydrochloride 200
Mebeverine có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn, phù mạch,…

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Phù mạch
  • Mề đay
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa

Phản ứng dị ứng:

  • Phát ban
  • Ngứa da, cổ họng
  • Sưng mặt, mắt, cổ họng
  • Khó thở
  • Chóng mặt

Phản ứng dị ứng có thể chuyển thành sốc phản vệ nếu không được điều trị kịp thời. Ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện nói trên, bạn cần đến bệnh viện để được khắc phục.

3. Tương tác thuốc

Phản ứng giữa Mebeverine và các loại thuốc khác được gọi là tương tác thuốc. Phản ứng này khiến hoạt động của các loại thuốc thay đổi, có thể làm giảm tác dụng điều trị hoặc làm phát sinh những triệu chứng nghiêm trọng.

Hiện nay vẫn chưa có danh sách đầy đủ những loại thuốc có khả năng tương tác với Mebeverine. Vì vậy cần chủ động phòng ngừa tương tác bằng cách trình bày những loại thuốc mình đang sử dụng với bác sĩ. Nếu có tương tác xảy ra, bác sĩ sẽ điều chỉnh để hạn chế tình trạng này.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Nếu bạn quên dùng một liều, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp sắp đến liều dùng tiếp theo, bạn có thể bỏ qua và dùng liều sau theo đúng kế hoạch.

Dùng thiếu liều không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài có thể khiến các triệu chứng không được điều trị dứt điểm. Do đó, hãy cố gắng dùng thuốc đúng tần suất được chỉ định.

Khi nhận thấy mình dùng quá liều lượng khuyến cáo, cần chủ động gọi cho bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn. Trong trường hợp cơ thể phát sinh những triệu chứng nặng nề, bạn nên đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Xem thêm:

Tin xem thêm

Thông tin về bệnh xuất huyết tiêu hóa khi mang thai và cách điều trị

Xuất huyết dạ dày khi mang thai: nguyên nhân và cách xử lý

Xuất huyết dạ dày khi mang thai gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ...

trào ngược dạ dày có nguy hiểm không

Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm lắm không?

Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không là vấn đề thắc mắc chung của rất nhiều người. Bởi...

Mổ ruột thừa và những điều bạn nên biết trước khi phẫu thuật

Mổ ruột thừa hay còn gọi là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Đây là thủ thuật đơn giản và...

Triệu chứng sau mổ trĩ khi nào nguy hiểm?

Triệu chứng sau mổ trĩ khi nào nguy hiểm?

Triệu chứng sau mổ trĩ thường gặp như tình trạng đau rát, khó đi cầu, nhiễm trùng vết thương,...Chúng gây...

Ung thư đại tràng tái phát: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Ung thư đại tràng tái phát là sự xuất hiện trở lại của ung thư sau lần điều trị đầu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.