Thuốc Omezon: cách sử dụng và những lưu ý trước khi dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Omezon là loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày – thực quản, loét tá tràng… Cần sử dụng đúng cách để thuốc phát huy tốt hiệu quả và không gây ra các phản ứng phụ.

Omezon
Thuốc Omezon thuộc nhóm thuốc về đường tiêu hóa thường được bào chế dưới dạng viên nang

  • Tên thuốc: Omezon
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Viên nang

Thông tin về thuốc Omezon

1. Thành phần

Trong một viên thuốc Omezon có chứa: Omeprazole hàm lượng 20mg.

2. Công dụng của thuốc Omezon

Thuốc Omezon có tác dụng là giảm hàm lượng acid trong dạ dày. Thuốc thường được dùng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng, viêm thực quản. Đặc biệt, thuốc có thể chữa được các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Helicobacter Pylori gây ra.

3. Chỉ định

Đối với người lớn, thuốc Omezon thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Chữa viêm thực quản do trào ngược.
  • Phòng ngừa tái phát viêm thực quản sau điều trị.
  • Chữa loét dạ dày do dùng thuốc kháng viêm không steroid.
  • Điều trị loét dạ dày – tá tràng có vi khuẩn HP.
  • Ngăn ngừa tái phát loét dạ dày – tá tràng do dùng thuốc NSAID hay do vi khuẩn HP.
  • Điều trị hội chứng Zollinger Ellison.
Omezon
Bác sĩ có thể chỉ định Omezon trong trường hợp bạn bị hội chứng Zollinger Ellison

Đối với trẻ vị thành niên trên 12 tuổi, thuốc Omezon thường được chỉ định trong các trường hợp cụ thể dưới đây:

  • Trị viêm thực quản do trào ngược.
  • Ngăn ngừa viêm thực quản tái phát sau quá trình điều trị.
  • Giảm triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Kết hợp với các loại kháng sinh khác trong điều trị loét tá tràng do HP.

4. Chống chỉ định

Thuốc Omezon chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Những người có tiền sử quá mẫn với esomeprazole hay bất cứ thành phần nào trong thuốc.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.

5. Liều lượng và cách dùng

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và mục đích điều trị mà liều lượng sử dụng thuốc Omezon là khác nhau:

  • Với trường hợp loét tá tràng: 20mg/ngày trong vòng 2 – 4 tuần.
  • Viêm thực quản trào ngược và loét dạ dày: 20mg/ngày trong vòng 4 – 8 tuần.
  • Dùng dự phòng cho trường hợp tái phát loét dạ dày – tá tràng: 20 – 40mg/ngày.
  • Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison: 60mg/ngày.

Trên đây chỉ là liều lượng tham khảo, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp nhất. Nên uống thuốc với 1 ly nước lọc, tránh dùng thuốc với các loại nước khác bởi tác dụng của thuốc có thể bị ảnh hưởng.

6. Bảo quản thuốc

  • Giữ thuốc ở nhiệt độ phòng.
  • Tránh nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp hay quá ẩm ướt.
  • Tránh xa tầm với của trẻ em.

Tham khảo thêm: Thuốc Revole 40 mg có tác dụng gì?

Những lưu ý trước khi dùng thuốc Omezon

1. Thận trọng

Nếu bạn bị suy gan, thận, hãy thông báo với bác sĩ để điều chỉnh liều dùng. Điều này sẽ giúp gan, thận tránh những tổn thương ngoài ý muốn. Việc kiểm tra chức năng gan, thận thường xuyên trong quá trình sử dụng thuốc Omezon cũng được cho là cần thiết.

Thuốc Omezon
Cần thận trọng về liều lượng khi cho người lớn tuổi sử dụng thuốc Omezon

Đối với những người cao tuổi, có thể cơ địa sẽ nhạy cảm hơn khi dùng thuốc Omezon. Cần hết sức lưu ý và tìm gặp ngay bác sĩ trong những trường hợp cần thiết.

Trong quá trình dùng thuốc, bạn nên hạn chế lái xe đường dài hay vận hành máy móc bởi thuốc có thể gây mất tập trung, buồn ngủ.

Không nên dùng thuốc trong thời gian dài bởi điều này có thể gây ra các vấn đề ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tránh sử dụng rượu bia và thức uống có gas trong quá trình dùng thuốc Omezon.

2. Tác dụng phụ

Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc Omezon, bạn có thể sẽ gặp phải những tác dụng ngoài ý muốn. Triệu chứng nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào mức độ của các phản ứng phụ. Cần gặp ngay bác sĩ nếu bạn phát hiện những dấu hiệu bất thường như:

  • Đau bụng
  • Nóng sốt
  • Đau họng
  • Nhức mỏi các khớp
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Chán ăn
  • Khó thở
  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt

Một số tác dụng phụ khác mà thuốc Omezon gây ra có thể không được đề cập trên đây. Tốt nhất nên chú ý khi cơ thể bạn xảy ra bất cứ vấn đề bất thường nào trong quá trình dùng thuốc.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc xảy ra không chỉ khiến tác dụng của thuốc bị ảnh hưởng mà còn khiến bạn gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Omezon có thể tương tác với các loại thuốc khác, bao gồm:

  • Diazepam
  • Citalorpam
  • Imipramine
  • Phenytoin
  • Clomipramine
  • Imipram
  • Nifedipin
  • Dicoumarol

Danh sách trên đây chưa liệt kê đầy đủ các loại thuốc có thể gây tương tác với Omezon. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, việc báo với bác sĩ tất cả các thuốc bạn đang dùng, kể cả vitamin và thảo dược là cần thiết.

4. Xử lý khi dùng thiếu hay quá liều

Sử dụng thuốc Omezon thiếu hoặc quá liều đều khiến bạn gặp phải những rắc rối. Thông thường, khi dùng thiếu 1 liều, sức khỏe của bạn sẽ không bị ảnh hưởng, tuy nhiên hiệu quả điều trị sẽ bị giảm sút. Còn trong trường hợp dùng quá liều, nguy cơ gặp phải các phản ứng phụ là rất lớn.

Dù là dùng thiếu hay quá liều, bạn cũng nên nắm được cách xử lý để tránh các vấn đề không mong muốn xảy đến.

  • Khi dùng thiếu liều: Bạn hãy bổ sung liều đã quên ngay lúc nhớ ra. Nếu gần với thời gian dùng liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều cũ. Tránh việc gấp đôi liều lượng trong một lần dùng thuốc.
  • Khi dùng quá liều: Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn cần nhận được sự chăm sóc y tê ngay lập tức.

Mong rằng những thông tin về thuốc Omezon mà bài viết cung cấp sẽ hữu ích đến bạn. Bất cứ loại thuốc nào cũng nên sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc Omezon nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ bởi bạn có thể gặp phải những vấn đề nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *