Thuốc đường tiêu hóa Lampar

Lampar là thuốc đường tiêu hóa thường được dùng để khắc phục triệu chứng: buồn nôn, nôn, khó tiêu, nóng ruột… do một số bệnh lý về dạ dày, thực quản gây nên.

Lampar
Hình ảnh vỏ bao bì thuốc đường tiêu hóa Lampar.
  • Tên thuốc: Lampar
  • Tên hoạt chất: Mosaprid citrat.
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa.

I. Những thông tin cần biết về thuốc Lampar

Lampar là dược phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú (VaVIPHARM) Việt Nam nghiên cứu điều chế và sản xuất. Một số thông tin về thành phần, chỉ định, chống chỉ định, hướng dẫn sử dụng sau sẽ giúp bạn dùng thuốc đúng mục đích và đúng cách.

1. Thành phần

Trong mỗi viên nén của thuốc Lampar có chứa:

  • Mosaprid citrat …………………………….. 5mg
  • Tá dược vừa đủ ……………………………1 viên.

2. Dược lý và cơ chế tác động

Dược lý: Mosaprid là dẫn xuất thay thế của benzamid, có tác động lên dạ dày, đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày.

Cơ chế hoạt động: Mosaprid là đồng vận chọn lọc của thụ thể 5-HT. Nó kích thích thụ thể 5-HT (thụ thể của nằm ở đầu thần kinh dạ dày – ruột) tăng tiết acetylcholin. Chất này có tác dụng kích thích quá trình lưu thông và làm rỗng ở dạ dày – ruột.

3. Chỉ định

Lampar được dùng để khắc phục triệu chứng nóng ruột, buồn nôn, ói mửa, khó tiêu do các bệnh lý liên quan đến dạ dày, thực quản (viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, loét dạ dày tá tràng…)

Thuốc có thể được dùng cho những mục đích điều trị khác đã được kiểm duyệt nhưng không được liệt kê bên trên. Tham khảo thêm ý kiến chuyên gia để biết thêm thông tin chi tiết.

4. Chống chỉ định

Không dùng Lampar cho những trường hợp mẫn cảm với Mosaprid citrat hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.

5. Dạng bào chế – hàm lượng – quy cách

  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
  • Quy cách: Hộp gồm 6 vỉ x 10 viên.

6. Cách dùng – liều lượng

Đọc kĩ hướng dẫn được in trên nhãn dán hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và cách dùng.

Cách dùng:

Thuốc dùng đường uống, kèm với nhiều nước. Dùng thuốc đúng liều lượng quy định. Không tự ý thêm hoặc giảm liều nếu như chưa có sự đồng ý của người có chuyên môn.

Liều lượng: 

Liều dùng có thể thay đổi tùy theo tình trạng nặng nhẹ của bệnh lý. Tuy nhiên, bạn không được tự ý tăng / giảm liều lượng khi chưa được chuyên gia cho phép.

Liều dùng tiêu chuẩn theo mô tả của NSX:

  • Người lớn: 5 mg / lần, uống 3 lần/ ngày, trước hoặc sau mỗi bữa ăn.

Xem thêm: Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất 2020 – Giảm đau nhanh

7. Bảo quản

Bảo quản thuốc nơi thoáng mát, khô ráo ở nhiệt độ từ 25 -30  độ C. Tránh đặt thuốc nơi có ánh sáng trực tiếp hay nơi ẩm thấp. Bảo quản thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

Nếu như nhận thấy Lampar có dấu hiệu biến chất (thay đổi màu sắc, mùi) hay hết hạn sử dụng, tuyệt đối không dùng. Bạn có thể liên hệ với chuyên gia để biết thêm cách xử lý thuốc hỏng hoặc hết hạn.

8. Giá thuốc

Lampar được phân phối tại một số nhà thuốc và đại lý thuốc trên toàn quốc. Giá bán cho một hộp Lampar gồm 6 vỉ x 10 viên là: 180.000 nghìn VNĐ. Mức giá trên có thể chênh lệch tại các điểm bán thuốc trên toàn quốc.

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng Lampar

Khi dùng Lampar khắc phục một số vấn đề đường tiêu hóa, bạn có thể gặp phải những biểu hiện không mong muốn. Tham khảo thêm thông tin dưới đây để chủ động trong mọi tình huống gặp phải khi dùng Lampar trị bệnh.

1. Cảnh báo / Thận trọng

Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú: Chưa có ghi nhận cho thấy sự ảnh hưởng của Lampar lên nhóm đối tượng trên. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chỉ nên dùng thuốc khi xác định lợi ích đem lại lớn hơn rủi ro và cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Người lớn tuổi (đặc biệt là đối tượng bị suy giảm chức năng gan và thận): Cần đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc. Trong trường hợp xuất hiện những biểu hiện không mong muốn, cần tiến hành giảm liều.

2. Tác dụng phụ

Lampar có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Mức độ nghiêm trọng của tác dụng không mong muốn phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa, thời gian dùng thuốc, liều dùng.

Một số biểu hiện không mong muốn có thể gặp phải gồm:

  • Tiêu chảy
  • Phân lỏng
  • Khô miệng
  • Khó chịu

Thông báo với chuyên gia nếu bạn gặp phải những tác dụng không mong muốn trên để có biện pháp xử lý và khắc phục kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Lampar có thể tương tác với một số loại thuốc kháng cholinergic như butylscopolamin bromid, Atropin sulfat nếu như dùng chung một thời điểm. Để tránh hiện tượng trên, nên giãn cách thời gian dùng các loại thuốc trên.

Bên cạnh đó, bạn nên cung cấp cho bác sĩ / dược sĩ tên các loại thuốc điều trị đang sử dụng. Dựa vào đó, chuyên gia có thể đưa ra điều chỉnh kịp thời trong trường hợp phát hiện tương tác thuốc.

Trên đây là một số thông tin về thuốc tiêu hóa Lampar. Dùng thuốc đúng liều lượng và tuân thủ theo chỉ dẫn. Nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường, liên hệ với người có chuyên môn để tìm hướng khắc phục.

Xem video: Vì Sức Khỏe Người Việt VTV2 – Chữa bệnh DẠ DÀY bằng ĐÔNG Y tại THUỐC DÂN TỘC

TIN XEM THÊM

Tập yoga chữa trào ngược dạ dày bạn đã biết chưa?

Bạn đã bao giờ thử áp dụng phương pháp tập yoga chữa trào ngược dạ dày bao giờ chưa? Nếu...

dính ruột sau khi mổ ruột thừa

Nên làm gì khi bị dính ruột sau mổ ruột thừa?

Sau khi mổ ruột thừa, không ít bệnh nhân thừa nhận mình gặp phải tình trạng dính ruột. Đây là...

Làm thế nào để đi ngoài nhanh khi bị táo bón?

Làm thế nào để đi ngoài nhanh khi bị táo bón?

Làm thế nào để đi ngoài khi bị táo bón? Nhiều người đang có chung một thắc mắc về vấn...

Chữa đau dạ dày tại Thuốc dân tộc: Bệnh nhân chia sẻ hành trình thoát khỏi bệnh đau dạ dày

Áp lực công việc, căng thẳng cuộc sống, thói quen ăn uống thất thường,... khiến ngày càng nhiều người mắc...

Uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có hại cho thai nhi không?

Nhiều mẹ bầu đã phải lo lắng rằng lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có hại cho...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.