Thuốc bôi ngoài da Neciomex: Chỉ định và hướng dẫn sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Neciomex là thuốc bôi ngoài da được chỉ định trong điều trị các vấn đề da liễu thông thường như viêm da, dị ứng, mẩn ngứa… Thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn nên bạn cần sử dụng đúng liều lượng và tần suất mà bác sĩ khuyến cáo.

Thuốc Neciomex
Neciomex là thuốc mỡ bôi ngoài da được dùng phổ biến trong điều trị viêm da, dị ứng, mẩn ngứa

  • Tên thuốc: Neciomex
  • Dạng bào chế: Thuốc mỡ bôi da
  • Phân nhóm: Thuốc điều trị bệnh da liễu

Tìm hiểu thông tin về thuốc Neciomex

Thuốc Neciomex là sản phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm TW Medipharco – Tenamyd.

1. Thành phần

Thuốc Neciomex có các thành phần chính như:

  • Neomycin: là một kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn
  • Triamcinolone: là một corticoid có tác dụng kháng viêm khá mạnh

2. Chỉ định

Thuốc Neciomex thường được chỉ định trong điều trị một số vấn đề về da:

  • Viêm da
  • Mẩn ngứa
  • Dị ứng da

Đặc biệt, Neciomex sẽ phát huy tác dụng tốt khi các vấn đề nói trên có biểu hiện bị nhiễm trùng. Nếu muốn sử dụng Neciomex cho bất cứ mục đích nào khác, hãy chắc chắn rằng bạn đã nhận được sự cho phép của bác sĩ.

3. Chống chỉ định

Khi bạn nằm trong các trường hợp dưới đây, tuyệt đối không sử dụng thuốc Neciomex:

  • Tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc
  • Nhiễm khuẩn ở miệng và họng
  • Nhiễm virus
  • Nhiễm nấm

4. Liều lượng và cách dùng

Bạn có thể tham khảo cách dùng cũng như liều lượng trên tờ hướng dẫn để đảm bảo tác dụng của thuốc và hiệu quả điều trị. Ngoài ra, cũng có thể trao đổi với bác sĩ để nhận được tham vấn chính xác nhất về liều dùng với tình trạng bạn đang gặp phải.

Sau đây là cách sử dụng thông thường:

  • Vệ sinh, lau khô vùng da tổn thương và tay trước khi bôi thuốc.
  • Lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa nhẹ lên vùng da cần điều trị.
  • Xoa nhẹ nhàng trên bề mặt da để thuốc thẩm thấu.
  • Rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với thuốc.
cách dùng Neciomex
Cần bôi thuốc Neciomex đúng cách để đảm bảo hiệu quả sử dụng và tránh các tình huống rủi ro

Trong trường hợp vùng da tay là khu vực cần điều trị, bạn có thể sử dụng tăm bông để lấy thuốc để đảm bảo thuốc không bị mầm bệnh xâm hại và làm biến chất. Không để vùng da điều trị tiếp xúc với vùng da khác bởi thuốc có thể gây tổn thương đến tế bào da khỏe mạnh.

Về liều lượng:

  • Chỉ lấy lượng thuốc vừa đủ để thoa 1 lớp mỏng ứng với vùng da cần điều trị.
  • Mỗi ngày thoa từ 1 – 2 lần.
  • Thời gian điều trị không vượt quá 8 ngày.

Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc thay đổi tần suất dùng thuốc nếu các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm. Tránh bôi thuốc trên da với 1 lớp quá dày bởi có thể khiến tác dụng phụ phát sinh.

5. Bảo quản thuốc

Đối với thuốc Neciomex bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng. Để thuốc nơi khô ráo, tránh nắng rọi trực tiếp. Không để thuốc gần tầm với của trẻ nhỏ.

Khi thuốc đã có dấu hiệu hư hỏng, biến chất thì tuyệt đối không tiếp tục sử dụng. Tham khảo bác sĩ để biết cách xử lý thuốc an toàn trong trường hợp này.

Những lưu ý cần biết khi dùng thuốc Neciomex

1. Thận trọng

Nếu bạn dùng Neciomex trên diện rộng hay dùng gạc băng kín vùng da điều trị, khả năng hấp thụ thuốc sẽ tăng lên. Điều này kéo theo nguy cơ mắc phải các tác dụng toàn thân nguy hiểm. Chính vì thế, cần tránh băng kín vết thương khi đang dùng thuốc.

thuốc Neciomex
Tránh băng kín vùng da điều trị khi dùng thuốc Neciomex

Một số vấn đề sức khỏe có thể khiến bạn gặp các rủi ro khi điều trị bằng thuốc Neciomex. Báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp phải các vấn đề sau:

Tuyệt đối không sử dụng thuốc trên mắt. Phụ nữ có thai hay cho con bú cần nhận được sự cho phép từ bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc Neciomex.

2. Tác dụng phụ

Sử dụng thuốc Neciomex có thể khiến bạn gặp phải các tác dụng không mong muốn. Thông thường, tác dụng phụ sẽ có xu hướng giảm khi giảm liều hay ngưng dùng thuốc. Bạn cần báo với bác sĩ để có cách điều chỉnh phù hợp nhằm khắc phục những rủi ro gây tổn hại cho sức khỏe.

Thuốc Neciomex thường gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Suy thượng thận
  • Thay đổi chuyển hóa đường
  • Loét tiêu hóa
  • Dị hóa Protein
  • Kích ứng da
  • Viêm da tiếp xúc

Bạn có thể gặp phải một số vấn đề không được đề cập trên đây nếu cơ địa dễ kích ứng hay dùng thuốc sai cách.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là hiện tượng mà Neciomex phản ứng với các thành phần có trong những loại thuốc khác khi sử dụng cùng lúc. Phản ứng tương tác sẽ khiến cho hoạt động của thuốc bị thay đổi. Điều này không chỉ làm giảm tác dụng thuốc mà còn gây ra các triệu chứng khó lường.

Thuốc Neciomex
Cẩn trọng với vấn đề tương tác thuốc trong suốt quá trình sử dụng Neciomex

Neciomex có thể dễ tương tác với các thuốc sau:

  • Barbiturat
  • Rifampicin
  • Phenytoin
  • Rifabutin
  • Carbamazepin
  • Aminoglutethimid
  • Thuốc hạ đường huyết
  • Thuốc hạ huyết áp
  • Thuốc lợi tiểu

Để có thể hạn chế tương tác thuốc xảy ra, bạn nên báo với bác sĩ về tất cả các thuốc mình đang dùng không ngoại trừ vitamin và thảo dược.

Nếu phát hiện ra tương tác, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn:

  • Điều chỉnh liều lượng sử dụng
  • Ngưng một trong hai loại thuốc gây tương tác
  • Thay thế bằng một thuốc khác

4. Xử lý khi quá hay thiếu liều

Trường hợp thiếu liều:

  • Bổ sung ngay khi nhớ ra
  • Nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều cũ
  • Không bù liều bằng cách gấp đôi lượng thuốc cho 1 lần sử dụng

Trường hợp quá liều:

  • Các phản ứng nghiêm trọng có thể phát sinh
  • Chủ động báo bác sĩ để có cách xử lý

5. Khi nào nên ngưng thuốc

Bạn nên ngưng thuốc khi:

  • Gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng, nhất là phản ứng dị ứng
  • Bác sĩ yêu cầu bạn làm điều này
  • Trải qua 8 ngày điều trị nhưng kết quả không khả quan

Xem thêm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.