Thuốc Kitpylo C: Công dụng, liều dùng và các thông tin cần biết

Kitpylo C là thuốc đường tiêu hóa, được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày mạn tính có vi khuẩn Hp. Nếu sử dụng không đúng cách, thuốc có thể gây ra những vấn đề không mong muốn cho người sử dụng.

Thuốc Kitpylo-c điều trị các bệnh về đường tiêu hóa
Thuốc Kitpylo-c điều trị các bệnh về đường tiêu hóa
  • Tên hoạt chất: Lansoprazole, Tinidazole, Clarithromycin.
  • Tên thương hiệu: PylokitMelankit, Lanticin Kit.
  • Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa.
  • Dạng thuốc: Viên nén, viên nang.

I/ Thông tin thuốc Kitpylo-C

Trước khi sử dụng thuốc Kitpylo C, bạn cần nắm rõ các thông tin sau đây về loại thuốc này:

1. Thành phần

Kitpylo-C có 3 thành phần hoạt chất chính:

  • Lansoprazole
  • Clarithromycin
  • Tinidazole

2. Chỉ định

Thuốc Kitpylo C được chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Viêm dạ dày mạn tính có vi khuẩn Hp.

3. Chống chỉ định

  • Quá mẫn với các thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Trẻ nhỏ.

4. Cơ chế tác động

  • Clarithromycin là một loại kháng sinh có tác dụng ngăn chặn sự hoạt động của vi khuẩn. Nó hoạt động bằng cách ức chế quá trình tổng hợp protein ở vi khuẩn, làm chúng không thể sinh trưởng và phát triển.
  • Tương tự Clarithromycin, Tinidazole cũng là một loại kháng sinh, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và các vi sinh vật gây hại. Tinidazole hoạt động bằng cách tác động và phá hủy hệ thống DNA của vi khuẩn.
  • Lansoprazole là chất ức chế quá trình bơm proton (PPI), làm giảm lượng acid trong dạ dày. Vì vậy, chúng có tác dụng khắc phục các triệu chứng trào ngược acid, ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng do acid dạ dày gây ra.

5. Liều dùng

Kitpylo C được sử dụng với liều lượng như sau:

  • Liều dùng thông thường: Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 3 viên bao gồm: 1 viên  Lansoprazole, Clarithromycin, Tinidazole. Thời gian điều trị là 7 ngày.
  • Liều duy trì: Điều trị duy trì bằng Lansoprazole 30 mg mỗi ngày 1 lần, thời dùng thuốc kéo dài không quá 3 tuần.

6. Cách sử dụng

Để đảm bảo dùng thuốc đúng cách, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Chỉ uống thuốc theo đúng liều dùng mà bác sĩ đã chỉ định. Không được tự ý tăng hoặc giảm liều.
  • Uống cả viên thuốc cùng với nước, không được nghiền nát thuốc ra để sử dụng. Vì chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ cho cơ thể.
  • Không dùng thuốc trong thời gian dài. Tránh uống rượu bia trong quá trình sử dụng Kitpylo C.
  • Sau một thời gian sử dụng, nếu thấy bệnh không khỏi, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

7. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng. Không cất thuốc ở những nơi ẩm thấp hoặc chứa nhiều ánh sáng mặt trời.
  • Không giữ thuốc đã hết hạn sử dụng.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Kitpylo-C

Sử dụng không đúng cách, thuốc Kitpylo C có thể gây ra nhiều tác dụng phụ
Sử dụng không đúng cách, thuốc Kitpylo C có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

1. Tác dụng phụ

Những tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng Kitpylo C bao gồm:

  • Chán ăn
  • Buồn nôn và nôn.
  • Gây khó chịu trong đường ruột.
  • Tăng men gan có phục hồi.
  • Ngứa, đỏ, phát ban da.

Ngoài ra, Kitpylo C có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác mà không được chúng tôi liệt kê ở đây. Hãy trao đổi với các bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

2. Thận trọng

Trước khi uống thuốc, hãy thông báo với các bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Bị suy gan, thận.
  • Người thường xuyên uống rượu bia và các chất kích thích khác.
  • Cần phải loại trừ trường hợp bị các bệnh ác tính như ung thư dạ dày, ung thư đường ruột… Vì thuốc có thể làm giảm các triệu chứng bệnh, làm chậm trễ việc chẩn đoán và điều trị.
  • Đối tượng dùng thuốc là trẻ em và người cao tuổi.
  • Kitpylo C có thể gây buồn ngủ, làm cơ thể mệt mỏi. Do đó, tránh lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi uống thuốc.

3. Tương tác thuốc

Kitpylo C có thể tương tác với các loại thuốc sau:

  • Theophilline
  • Astemizole
  • Terfenadine
  • Itraconazole
  • Ampicillin
  • Cisapride
  • Sắt
  • Thuốc chống đông.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu/ quá liều

  • Dùng thiếu liều: Bổ sung liều đã quên ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, bỏ qua liều cũ. Tránh không được tăng liều lượng trong một lần dùng.
  • Dùng quá liều: Nhanh chóng gọi ngay cho các trung tâm y tế để được cấp cứu kịp thời nếu thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.

Trên đây là các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo về Kitpylo C. Hãy trao đổi với các bác sĩ hoặc dược sĩ để được cung cấp một cách chính xác nhất các thông tin về loại thuốc này.

TIN XEM THÊM

Muối nabica là gì? Công dụng?

Muối Nabica Là Gì? Và Công Dụng Chữa Đau Dạ Dày

Muối nabica chữa đau dạ dày có mang lại hiệu quả an toàn? Biện pháp chữa đau dạ dày bằng...

Mẹo chữa đau dạ dày bằng củ gừng cực hay và đơn giản

Chữa đau dạ dày bằng củ gừng là một trong những mẹo dân gian được rất nhiều người áp dụng...

Viêm loét dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những căn bệnh rất phổ biến, bất cứ đối tượng nào...

Trĩ nội và trĩ ngoại có những đặc điểm khác nhau

Trĩ Nội Và Trĩ Ngoại Khác Nhau Như Thế Nào? Cái Nào Nguy Hiểm Hơn?

Trĩ nội và trĩ ngoại là 2 loại phổ biến của bệnh trĩ. Tuy có những đặc điểm khác nhau,...

THOÁT KHỎI cảnh sống chung với TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY, KHUẨN HP nhờ Sơ can Bình vị tán

THOÁT KHỎI cảnh sống chung với TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY, KHUẨN HP nhờ Sơ can Bình vị tán

Trào ngược dạ dày, nhiễm khuẩn HP đã quá quen thuộc với cuộc sống thường thật của chúng ta, chúng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.