Thuốc Ankitamol giúp giảm đau hạ sốt
Ankitamol thường được dùng để giảm đau, hạ sốt và giảm đau xương khớp.Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, nếu người sử dụng thiếu đi sự thận trọng ngay từ những liều đầu tiên.
- Tên biệt dược: Ankitamol
- Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội (Việt Nam).
- Phân nhóm: Thuốc giảm đau – hạ sốt, thuốc chống viêm không steroid, nhóm thuốc điều trị gout và các bệnh về xương khớp.
I. Thuốc Ankitamol và những thông tin bạn nên biết
1. Thành phần và chỉ định
Thuốc Ankitamol được điều chế từ các thành phần chính sau đây:
- Aceteminophen
- Paracetamol
- Bột canh ki na
- Bột bạch chỉ
Trong đó, paracetomol vốn được sử dụng rất rộng rãi trong việc điều trị các chứng đau từ nhẹ đến trung bình. Vì vậy, thuốc Ankitamol được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau đây:
- Giảm đau: Thuốc hiệu quả trong việc giảm đau tạm thời trong việc điều trị chứng đau nhẹ và vừa, giảm cơn đau ở cường độ thấp (có nguồn gốc không phải nội tạng). Tuy nhiên, paracetamol không có tác dụng trị thấp khớp và là thuốc thay thế salicylad để giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt.
- Hạ sốt: Thuốc được dùng để giảm thân nhiệt ở người bệnh khi sốt từ vừa đến cao, giúp người bị sốt cảm thấy dễ chịu hơn. Liệu pháp sốt nói chung không đặc hiệu, không ảnh hưởng đến tiến trình của bệnh và đặc biệt có thể che lấp được tình trạng bệnh.
Bên cạnh đó còn có một số chỉ định khác của thuốc chưa được đề cập đến trong bài viết. Vì vậy, nếu có ý định sử dụng Ankitamol với mục đích khác thì bạn cần hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
Chống chỉ định:
Thuốc Ankitamol chống chỉ định với các trường hợp sau đây:
- Bệnh nhân có tiền sử bị thiếu máu cấp tính hoặc mắc các bệnh về tim, phổi, thận, gan.
- Người quá mẫn cảm với paracetamol và các thành phần của thuốc.
- Bệnh nhân bị thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehyro – genase.
2. Cách dùng – liều dùng
Cách dùng:
Bệnh nhân cần dùng thuốc đúng cách, đúng liều với tần suất đã được bác sĩ chỉ định. Lưu ý không tự ý thay đổi liều lượng khi chưa có sự cho phép. Nếu không chắc chắn về bất cứ thông tin nào của thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ.
Thuốc được dùng theo đường uống, đối với người không uống được thì có thể dùng dạng đặt trực tràng. Tuy nhiên, liều trực tràng cần thiết (để có cùng nồng độ huyết tương) có thể cao hơn liều uống.
Không được dùng Ankitamol trong việc tự ý điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi được sự chỉ định của bác sĩ. Nguyên nhân là vì những cơn đau kéo dài như vậy có thể là dấu hiệu của một số tình trạng bệnh lý nguy hiểm, cần có sự chẩn đoán và điều trị giám sát.
Ngoài ra, bạn cũng không dùng thuốc cho người tự điều trị sốt cao (trên 39 độ C), sốt kéo dài trên 3 ngày hoặc sốt tái phát. Thuốc được dùng thông qua đường uống, không được nghiền nát, nhai hoặc hòa tan trong chất lỏng.
Liều dùng:
- Để giảm nguy cơ quá liều, không nên cho trẻ em uống quá 5 liều Ankitamol để giảm đau hoặc hạ sốt trong vòng 24 giờ.
- Để giảm đau hoặc hạ sốt cho người lớn và trẻ em trên 11 tuổi, liều lượng thường dùng là 325 – 650 mg và không dùng quá 4 g/ngày. Liều lần đầu tiên sẽ lớn hơn nhằm mục đích giảm đau nhanh ở người bệnh.
- Để giảm đau và hạ sốt ở trẻ em dưới 11 tuổi, có thể dùng 4-6 giờ/liều. Cụ thể như sau: 480mg cho trẻ em từ 9-10 tuổi, 400mg cho trẻ em từ 6-8 tuổi, 320mg cho trẻ em từ 4-5 tuổi, 240mg cho trẻ em từ 2-3 tuổi.
- Để giảm đau cho trẻ em dưới 2 tuổi, có thể cho trẻ uống 4-6 giờ/ngày, mỗi lần 120mg. Liều dùng để đặt trực tràng dành cho trẻ em dưới 2 tuổi tùy thuộc vào tình trạng và cân nặng của mỗi bệnh nhi.
- Liều uống thường dùng của Ankitamol dưới dạng viên nén giải phóng kéo dài 650mg, để giảm đau ở người lớn và trẻ em 12 tuổi trở lên là 1,3g uống 8 giờ/lần khi cần thiết. Mỗi ngày dùng không quá 3,9g.
3. Bảo quản
Điều kiện để bảo quản thuốc Ankitamol là ở nhiệt độ phòng, độ ẩm cân bằng và không có sự chiếu sáng liên tục của ánh sáng mặt trời. Bạn cũng cần biết là mỗi loại thuốc đều có những lưu ý riêng về bảo quản, vì vậy cần đọc kỹ hướng dẫn bảo quản để thuốc sử dụng được lâu dài.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý không đưa Ankitamol cho người khác sử dụng, ngay cả khi họ có cùng thể trạng và triệu chứng giống bạn để tránh trường hợp bị lờn thuốc. Ankitamol cần được bảo quản trong hộp kín và ngoài tầm với của trẻ em.
4. Dạng bào chế
Thuốc Ankitamol được bào chế ở dạng viên nén và đóng gỏi thành từng hộp. Có 3 dạng sản phẩm Ankitamol đang được bày bán tại các hiệu thuốc Tây, bao gồm: Hộp 10 vỉ x 20 viên, lọ 50 viên, lọ 500 viên. Bạn nên chọn mua thuốc ở các địa chỉ uy tín và xem kỹ hạn sử dụng để có thể đảm bảo về chất lượng.
II. Thuốc Ankitamol và những điều bạn cần lưu ý khi sử dụng
1. Thận trọng
Trước khi điều trị bằng Ankitamol, người bệnh cần thông báo với bác sĩ nếu như bản thân có cơ địa bị dị ứng với các thành phần của thuốc và các dạng dị ứng khác.
Trường hợp bạn gặp phải những vấn đề về sức khỏe sau đây thì cùng cần hết sức thận trọng nếu có ý định sử dụng Ankitamol:
- Người bị thiếu hụt gen xác định tình trạng của phenylalanin hydroxylase và người phải hạn chế lượng phenylalalnin vào cơ thể cần phải được cảnh báo về việc sử dụng một số chế phẩm chứa paracetamol.
- Một số dạng thuốc paracetamol trên thị trường có chứa sulfit và gây ra các phản ứng kiểu dị ứng, bao gồm cả sốc phản vệ hen suyễn.
- Người có tiền sử thiếu máu vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù các xét nghiệm đã cho thấy nồng độ methemoglobin cao trong máu.
- Thói quen uống nhiều rượu bia có thể gây gia tăng độc tính của gan khi sử dụng với thuốc Ankitamol.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai chỉ uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và trước đó cần thảo luận về những lợi ích lẫn những rủi ro mà Ankitamol mang lại. Một số nghiên cứu ở người mẹ dùng thuốc và cho con bú thì không thấy có tác dụng phụ không mong muốn nào ở trẻ.
2. Tác dụng phụ
Thuốc Ankitamol có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, phát sinh trong và sau thời gian sử dụng. Tuy phần lớn các tác dụng đều sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng người bệnh cũng cần thông báo với bác sĩ để được theo dõi và điều trị khi cần thiết.
Tác dụng phụ của thuốc thường gặp nhất là phát ban trên da cùng những phản ứng dị ứng khác như nổi mẩn đỏ, mề đay hoặc đôi khi nghiêm trọng hơn là sốt và tổn thương niêm mạc.
Người bệnh mẫn cảm với các thành phần của thuốc sẽ gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu. Đây là các phản ứng phụ mang lại hậu quả tương đối nghiêm trọng.
Một số tác dụng phụ ít gặp hơn mà chúng ta có thể kể đến như buồn nôn và nôn, thiếu máu cấp tính, sưng mặt, sưng cổ họng, khàn tiếng, khó nuốt v.v…
Trên đây là sự trình bày chưa đầy đủ về những tác dụng phụ khi dùng thuốc Ankitamol trong thời gian dài, người bệnh hoàn toàn có thể gặp phải một số phản ứng phụ bất thường mang tính chủ quan khác.
3. Tương tác thuốc
Tương tác thuốc là từ y khoa dùng để chỉ tình trạng Ankitamol xảy ra các phản ứng với một số thuốc khác. Ở mức độ nhẹ, sự tương tác này sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc nhưng ở mức độ nặng hơn, các triệu chứng phát sinh sẽ có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Cụ thể như sau:
- Sử dụng dài ngày với liều cao thuốc Ankitamol có thể làm tăng các tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion.
- Người bệnh dùng đồng thời thuốc và phenothiazin cùng các liệu pháp hạ nhiệt cần chú ý đến khả năng hạ sốt nghiêm trọng.
- Thói quen uống rượu sẽ có thể gây ra các phản ứng tương tác nghiêm trọng cho gan, nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc Ankitamol.
- Một số loại thuốc chống co giật như phenytoin, barbiturat, carbamazepin v.v…có thể làm tăng crm ứng enzym ở microsom thể gan và làm tăng độc tính do thành phần paracetamol thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Theo đó, nguy cơ thuốc gây độc tính cho gan càng tăng cao khi người bệnh uống Ankitamol (liều lớn) với các loại thuốc chống co giật hoặc isoniazid.
4. Xử lí khi sử dụng thuốc thiếu hoặc quá liều
- Trường hợp thiếu liều: Lập tức uống thuốc ngay khi bạn nhận ra điều này, nếu thời điểm dùng liều tiếp theo đã đến gần thì bạn nên bỏ qua liều đã quên và dùng Ankitamol theo đúng kế hoạch ban đầu.
- Trường hợp quá liều: Sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn nếu bạn không cẩn thận dùng quá 1 liều Ankitamol. Song, việc lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Trên đây là những thông tin xoay quanh thuốc giảm đau hạ sốt Ankitamol mà bạn có thể tham khảo. Những lời khuyên, chẩn đoán hay chỉ định sử dụng thuốc sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể cho bạn, vậy nên tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.
Có thể bạn quan tâm
- Aleve là thuốc gì? Cách sử dụng và thận trọng
- Thuốc giảm đau hạ sốt Advil và những thông tin cần biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!