Thuốc Kenalog: Tác dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Kenalog là một loại thuốc thuộc nhóm corticosteroid, được sử dụng để chữa trị các triệu chứng của nhiều bệnh lý về da liễu như chàm, vẩy nến, dị ứng, nổi mẩn…. Nắm rõ các thông tin về loại thuốc này sẽ giúp bạn biết cách dùng thuốc cho an toàn và hiệu quả.

Các thông tin về thuốc Kenalog
Các thông tin về thuốc Kenalog

  • Tên chung: Triamcinolone Acetonide
  • Tên thương hiệu: Tên biệt dược.
  • Nhóm thuốc: Corticosteroid.
  • Dạng thuốc: Thuốc mỡ, kem bôi ngoài, bình xịt, kem dưỡng da.

I/ Thông tin về thuốc Kenalog

1. Thành phần

Triamcinolone – một loại corticosteroid.

2. Chỉ định

Vì Triamcinolone có tác dụng ức chế hoạt động của các hóa chất gây viêm trong cơ thể. Do đó, Kenalog thường được chỉ định điều trị các triệu chứng viêm nhiễm của da do các bệnh lý sau gây ra:

Ngoài ra, thuốc có thể được dùng với nhiều mục đích điều trị khác mà không được chúng tôi đề cập tới ở trên. Hãy trao đổi với các bác sĩ để biết rõ hơn các thông tin về vấn đề này.

3. Chống chỉ định

Kenalog chống chỉ định với các trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

4. Liều dùng

Thuốc thường được dùng với liều lượng từ 2 – 4 lần/ ngày, theo sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, với từng dạng thuốc, đối tượng sử dụng và tùy vào mục đích điều trị mà các bác sĩ sẽ có những hướng dẫn cụ thể về liều lượng cho loại thuốc này.

5. Cách sử dụng

♦ Dạng thuốc mỡ/ kem bôi ngoài:

  • Chỉ dùng thuốc Kenalog để bôi ngoài da, nhưng tránh thoa thuốc lên các vùng da nhạy cảm như háng, nách. Chỉ được dùng cho các vị trí này khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Rửa tay trước và sau khi thoa thuốc, trừ những vùng da tay bị bệnh cần phải dùng thuốc để điều trị.
  • Trước khi bôi thuốc, hãy làm sạch vùng da bị viêm để tránh nguy cơ bội nhiễm.
  • Không được để thuốc dính vào mắt hoặc miệng. Nếu không may để thuốc dính vào, rửa lại thật sạch với nước.
  • Chỉ dùng thuốc theo đúng liều lượng đã quy định, không được tự ý tăng hoặc giảm liều nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Không dùng băng gạc hoặc bất cứ thứ gì để băng bó vùng da bị tổn thương nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Vì khi bịt kín vùng da dùng thuốc, nó có thể làm tăng nguy cơ hấp thụ thuốc qua da, nguy cơ tác dụng phụ của thuốc cũng do đó mà tăng theo.
  • Hãy thông báo với bác sĩ nếu bệnh của bạn không thuyên giảm hoặc thấy tình trạng bệnh ngày càng xấu đi.

Dạng thuốc xịt:

Ngoài những bước tương tự như sử dụng các loại kem thoa ngoài, khi dùng Kenalog dạng xịt, các bạn cần lưu ý thêm một số điều như sau:

  • Rửa sạch vùng da bị tổn thương để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Lắc nhẹ chai xịt, xịt thuốc lên vùng da bị ảnh hưởng. Nếu dùng thuốc gần mắt thì hãy nhắm mắt lại để ngăn không cho thuốc dính vào.

Tham khảo thêm: Thuốc Lotusalic: Liều dùng, tác dụng phụ, giá thuốc

6. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh để thuốc ở những nơi ẩm ướt hoặc nhiệt độ cao.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng Kenalog

1. Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải khi dùng thuốc Kenalog bao gồm:

  • Đỏ da, nóng da.
  • Ngứa, làm cho da bị khô.
  • Da bị mỏng, dễ bị phồng rộp.
  • Rạn da.
Để dùng thuốc được an toàn và hiệu quả, cần phải lưu ý những vấn đề nào?
Để dùng thuốc được an toàn và hiệu quả, cần phải lưu ý những vấn đề nào?

Ngoài ra, thuốc có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn. Ngưng dùng thuốc và gọi ngay cho các trung tâm y tế hoặc các bác sĩ của bạn để được hướng dẫn cách xử lý nếu thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường như sau:

  • Phát ban da.
  • Khó thở.
  • Mắt, môi, lưỡi bị sưng phù.
  • Thị lực bị thay đổi.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Tâm trạng bất ổn.
  • Bị mất ngủ, tăng cân bất thường.
  • Cơ thể mệt mỏi.

Trên đây là một danh sách không đầy đủ về các tác dụng phụ của thuốc. Tùy vào thể trạng và liều lượng dùng mà bạn có thể gặp phải các vấn đề khác nữa mà không được chúng tôi đề cập. Để có thêm các thông tin về vấn đề này, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

2. Thận trọng

Thông báo với các bác sĩ một cách đầy đủ các thông tin về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý của bản thân. Đặc biệt là khi thuộc một trong số các trường hợp sau:

  • Da bị nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng lao.
  • Thủy đậu.
  • Nhiễm herpes mắt.
  • Bị tiểu đường.
  • Viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Trẻ nhỏ.

3. Cách xử lý khi dùng thiếu/ quá liều

  • Dùng thiếu liều: Bổ sung liều đã quên ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu đã gần thời gian dùng liều mới, bạn hãy bỏ qua liều cũ, không được tự ý tăng liều dùng trong một lần dùng.
  • Dùng quá liều: 1 lần dùng thuốc quá liều sẽ không gây ra nguy hiểm cho người bệnh. Nhưng khi tình trạng này kéo dài, chúng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cách xử lý khi thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường.

Có thể bạn quan tâm

chàm sinh dục nam

Đau khổ vì bệnh chàm sinh dục nam!

Chàm sinh dục nam là một căn bệnh liên quan đến vùng da sinh dục không truyền nhiễm. Chàm sinh...

Bạn đã biết mẹo chữa chàm môi bằng dầu dừa đúng cách chưa?

Nhờ vào đặc tính chống viêm, dưỡng ẩm, lành tính mà dầu dừa được ứng dụng rộng rãi trong chăm...

Chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh – mẹ chớ xem thường!

Chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh còn được gọi là bệnh lác sữa, viêm da cơ địa. Đây là...

Top 4 Loại Kem Bôi Trị Bệnh Chàm Tốt Nhất Trên Thị Trường

Kem bôi trị bệnh chàm có tác dụng giảm khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy và khó chịu trên da....

bệnh chàm vi khuẩn

Bệnh chàm vi khuẩn (vi trùng) là bệnh gì, có chữa được không?

Bệnh chàm vi khuẩn xảy ra khi có sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn hoặc nấm vào...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *