Thuốc Fluocinolone là thuốc gì? Công dụng và liều dùng cụ thể

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Fluocinolone được sử dụng tại chỗ để làm giảm các triệu chứng sưng viêm, ngứa rát do các bệnh da liễu như chàm (eczema), bệnh vảy nến, viêm da dị ứng,…

Fluocinolone
Fluocinolone được sử dụng đề điều trị các bệnh lý ngoài da

  • Tên thuốc: Fluocinolone
  • Tên hoạt chất: Fluocinolone acetonide
  • Nhóm thuốc: thuốc điều trị bệnh da liễu

Thông tin về thuốc Fluocinolone

Fluocinolone là một corticosteroid trung tính, thuốc có tác dụng điều trị những bệnh lý về da. Cần hiểu đúng tác dụng của thuốc để sử dụng đúng cách và đúng mục đích.

1. Tác dụng

Fluocinolone được sử dụng tại chỗ để làm giảm các triệu chứng sưng viêm, ngứa rát do các bệnh da liễu như chàm (eczema) , bệnh vảy nến, viêm da dị ứng,…

Fluocinolone trị chàm
Fluocinolone được sử dụng để giảm các triệu chứng do eczema (chàm)

Thuốc hoạt động bằng cách giảm hoạt động của các vi khuẩn và hoạt chất gây viêm trong cơ thể. Cụ thể, corticosteroid làm giảm viêm bằng cách ổn định màng lysosom của bạch cầu, ức chế quá trình tập trung đại thực bào ở vùng da bị sưng viêm. Đồng thời giảm sự bám dính của bạch cầu với nội mô mao mạch, kháng tác dụng của histamine và giải phóng kinin từ chất nền, giảm sự tăng sinh các nguyên bào sợi, lắng đọng collagen và sau đó tạo thành sẹo ở mô.

2. Cơ chế hoạt động

Các corticosteroid trên da chỉ được hấp thu một lượng nhỏ vào hạ bì và sau đó vào hệ tuần hoàn chung. Tuy nhiên mức độ hấp thu sẽ tăng lên nếu da gặp các vấn đề như viêm da, vảy nến, chàm vì lúc này da bị mất lớp keratin và hàng rào biểu bì.

Thuốc được hấp thu qua da và phân bố vào cơ, ruột, gan và thận. Fluocinolone được thải trừ qua thận, một lượng nhỏ được thải trừ qua phân.

3. Chống chỉ định

Fluocinolone chống chỉ định với các trường hợp sau:

Chống chỉ định Fluocinolone
Chống chỉ định Fluocinolone cho trẻ còn bú sữa mẹ
  • Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Người có tiền sử dị ứng nhóm thuốc corticosteroid
  • Mụn trứng cá đỏ, mụn trứng cá tuổi dậy thì
  • Bệnh giang mai
  • Bệnh lao da
  • Ung thư da
  • Trẻ còn bú sữa mẹ
  • Nhiễm khuẩn da do nấm hoặc virus như herpes, thủy đậu

Nếu có vấn đề sức khỏe nào khác, bạn nên trình bày với bác sĩ để xem xét bạn có nên sử dụng Fluocinolone hay không.

4. Dạng bào chế và hàm lượng

Thuốc có các dạng bào chế và hàm lượng như sau:

  • Thuốc mỡ bôi acetonide: 0,025% (15 g, 60g)
  • Kem acetonide: 0,01% (15g, 60 g); 0,025% (15g, 60g)
  • Oinment: 0,025% (120 g)
  • Dầu thoa ngoài da acetonide: 0.01%

5. Cách dùng và liều lượng

Thoa trực tiếp thuốc lên vùng da cần điều trị, cần đảm bảo tay sạch để không gián tiếp đưa vi khuẩn vào vùng da bị bệnh. Nên dùng lớp kem mỏng để da hấp thu thuốc hoàn toàn. Không băng hoặc che vùng da bôi thuốc trừ khi có chỉ định từ bác sĩ.Che phủ da khi dùng Fluocinolone có thể làm tăng lượng thuốc được da hấp thu và có nguy cơ gặp phải những tác dụng không mong muốn.

Bạn nên dùng thuốc 1 lần/ ngày, trong trường hợp tổn thương nặng nên dùng 2 lần/ ngày trong thời gian đầu. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết liều dùng và thời gian sử dụng cụ thể.

Rửa tay sạch tay sau khi dùng thuốc trừ khi bạn cần điều trị ở tay. Tránh để vùng da dùng thuốc tiếp xúc người khác, nhất là trẻ em.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc như hướng dẫn trên bao bì hoặc bảo quản ở nơi khô ráo, tránh nơi ẩm thấp, ánh nắng trực tiếp và côn trùng.

Trong trường hợp thuốc đổi màu hoặc có màu sắc thay đổi, bạn cần chú ý hạn sử dụng của thuốc. Nếu thuốc không thể sử dụng tiếp, hãy trao đổi với dược sĩ để biết cách xử lý, tránh đổ thuốc ra môi trường hay nguồn nước.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Fluocinolone

1.Thận trọng

Thuốc Fluocinolone được hấp thu qua da có thể làm tăng nồng độ glucose (đường) trong máu hoặc nước tiểu, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Hãy thông báo tình trạng bệnh với bác sĩ trước khi sử dụng Fluocinolone.

thận trọng khi dùng Fluocinolone
Thận trọng khi dùng Fluocinolone cho bệnh nhân tiểu đường

Chưa có nghiên cứu về việc thuốc Fluocinolone sẽ hấp thu và gây ảnh hưởng đến thai nhi hay nguồn sữa. Tuy nhiên bạn cần chủ động phòng ngừa bằng cách trình bày với bác sĩ tình trạng của mình. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng Fluocinolone.

2. Tác dụng phụ

Bạn cần báo với bác sĩ nếu gặp phải các phản ứng dị ứng thuốc như: nổi mề đay, sưng mặt, lưỡi và môi, khó thở và đau họng,… Phản ứng dị ứng có thể gây nguy hiểm đối với người sử dụng nếu không được can thiệp kịp thời.

Ngoài ra, bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ khác:

  • Ngứa da nhẹ
  • Bong tróc và khô da
  • Nang lông bị sưng
  • Nổi mụn nước và mụn nhọt
  • Da có dấu hiệu thay đổi màu sắc
  • Phát ban
  • Xuất hiện vết rạn

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng bạn có thể gặp phải:

  • Nhức đầu
  • Thị lực bị ảnh hưởng
  • Da mỏng
  • Xuất hiện vết bầm tím
  • Tâm trạng bất thường
  • Tăng cân nhanh chóng
  • Cơ bắp yếu
  • Mệt mỏi, suy nhược

Các tác dụng phụ thông thường không gây nguy hiểm cho người sử dụng. Tuy nhiên nếu xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng, bạn nên báo với bác sĩ để khắc phục kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Fluocinolone được hấp thu qua da và phân bố ở các cơ quan bên trong cơ thể. Do đó thuốc có thể phản ứng với những hoạt chất có trong một số loại thuốc hay thảo dược bạn đang sử dụng.

Tương tác thuốc khiến hiệu quả của Fluocinolone và các loại thuốc khác suy giảm. Nếu mức độ tương tác nặng nề những tác dụng nguy hiểm có thể phát sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

tương tác thuốc Fluocinolone
Fluocinolone có khả năng tương tác với những nhóm thuốc khác

Bạn nên trình bày những loại thuốc điều trị, viên uống bổ sung, thảo dược, vitamin với bác sĩ để được cân nhắc việc dùng Fluocinolone. Trong trường hợp có xuất hiện tương tác thuốc, bác sĩ có thể:

  • Thay thế Fluocinolone bằng một loại thuốc an toàn hơn.
  • Điều chỉnh liều lượng để tránh tương tác.

Ngoài ra, thuốc có thể tương tác với rượu bia, đồ uống có cồn và thuốc lá. Cần thông báo với bác sĩ nếu bạn có ý định sử dụng chúng trong thời gian điều trị.

4. Xử lý khi dùng thiếu liều hoặc quá liều

Nếu vô tình quên sử dụng thuốc, bạn nên dùng ngay nếu khoảng cách từ thời điểm đó đến liều tiếp theo khá xa. Tuyệt đối không sử dụng liều lượng gấp đôi, vì hoạt chất trong thuốc sẽ được hấp thu qua da và gây hại đối với các cơ quan bên trong.

Sử dụng Fluocinolone quá liều có thể gây suy vỏ tuyến thượng thận. Nếu dùng quá liều trong một thời gian dài, các cơ quan trong cơ thể sẽ phải chịu những ảnh hưởng nhất định. Khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện lạ, hãy báo ngay với bác sĩ để tìm cách khắc phục kịp thời.

5. Nên ngưng thuốc khi nào?

Ngưng dùng Fluocinolone nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng da. Báo ngay với bác sĩ tình trạng này để được chỉ định loại thuốc khác.

Khi cơ thể xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng, bạn cũng nên ngưng tất cả các loại thuốc và đến ngay bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và khắc phục. Tình trạng có thể tồi tệ hơn nếu bạn vẫn tiếp tục dùng thuốc khi các triệu chứng bất thường xuất hiện.

Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ cung cấp những thông tin cơ bản về thuốc Fluocinolone. Bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào để hạn chế những trường hợp rủi ro có thể phát sinh.

Chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh – mẹ chớ xem thường!

Chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh còn được gọi là bệnh lác sữa, viêm da cơ địa. Đây là...

Hướng dẫn cách xóa vết chàm trên mặt bằng 7 cách tự nhiên

Vết chàm trên mặt không chỉ gây khó chịu, ngứa ngáy mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình....

Chàm nang lông: bệnh không nguy hiểm có thể khắc phục

Chàm nang lông có tên khoa học là Follicular Eczema, xảy ra khi nang lông bị tổn thương dẫn đến...

Trẻ bị chàm sữa nên tắm lá gì để giảm ngứa nhanh chóng?

Chàm sữa (lác sữa) là bệnh lý da liễu phổ biến ở đối tượng trẻ em trong những năm tháng...

Khoai tây chữa bệnh chàm có được không?

Khoai tây chữa bệnh chàm mang lại những dưỡng chất có lợi cho cơ thể và làn da, khoai tây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.