Thuốc Grafort: Liều lượng, cách dùng và những khuyến cáo

Thuốc Grafort thường được sử dụng để cải thiện triệu chứng đau do các bệnh về dạ dày, thực quản hay ruột gây ra. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn được chỉ định trong điều trị tiêu chảy cấp và mãn tính ở cả trẻ em và người lớn. Bạn cần nắm rõ các thông tin về thuốc để sử dụng đúng mục đích, tránh những vấn đề ngoại ý phát sinh.

Grafort là thuốc gì
Cần nắm những thông tin về thuốc Grafort trước khi sử dụng để tránh gặp phải các rủi ro ngoại ý

  • Tên thuốc: Grafort
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Hỗn dịch uống

Những thông tin nên biết về thuốc Grafort

1. Thành phần

Thuốc Grafort có thành phần chính là Dioctahedral smectite. Hoạt chất này có khả năng bao phủ niêm mạc tiêu hóa rất tốt. Bởi có thể tương tác với Glycoprotein có trong chất nhầy và làm tăng sức chịu đựng của lớp gel dính trên niêm mạc khi có tác nhân gây hại tấn công.

Dioctahedral smectite không được hấp thụ và đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa.

2. Chỉ định

Grafort thường được chỉ định trong một vài trường hợp được đề cập dưới đây:

  • Tiêu chảy cấp và mãn tính
  • Đau do các bệnh liên quan đến dạ dày, thực quản và ruột

Ngoài ra, thuốc Grafort còn có thể được sử dụng trong những trường hợp không được đề cập trên đây. Bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để biết thêm về tác dụng của thuốc. Tuyệt đối tránh việc tự ý dùng thuốc cho bất cứ mục đích nào nếu chưa được bác sĩ cho phép. Sử dụng thuốc sai mục đích rất dễ phát sinh các vấn đề nguy hiểm.

3. Chống chỉ định

Thuốc Grafort chống chỉ định với các đối tượng sau đây:

  • Những người quá mẫn với thành phần của thuốc
  • Người mắc chứng tắc ruột

4. Liều lượng và cách sử dụng

Bạn nên đọc kỹ tờ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc Grafort. Cần dùng thuốc đúng cách, liều lượng và tần suất để đảm bảo tác dụng điều trị.

Cách dùng:

  • Có thể hòa thuốc trong nước hay thức ăn sệt
  • Khi bị viêm thực quản nên uống sau bữa ăn
  • Còn đối với các bệnh lý khác nên dùng thuốc xa bữa ăn

Liều dùng:

Liều dùng thuốc Grafort phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: mục đích sử dụng, độ tuổi, tình trạng sức khỏe… Thông tin về liều dùng được đề cập dưới đây chỉ đáp ứng đối với các trường hợp phổ biến nhất.

  • Trẻ dưới 1 tuổi: 1 gói/ngày
  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi: 1 – 2 gói/ngày
  • Trẻ hơn 2 tuổi: 2 – 3 gói/ngày
  • Người lớn: 3 gói/ngày
cách dùng thuốc Grafort
Nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và tần suất dùng thuốc Grafort cụ thể

Khi bạn đang gặp phải tình trạng tiêu chảy cấp, có thể tăng gấp đôi liều lượng ở liệu khởi đầu. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc Grafort, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để nhận lời khuyên về liều dùng thích hợp với tình trạng bệnh.

Tuyệt đối không tự ý tăng hay giảm liều Grafort khi chưa nhận được sự chỉ định từ bác sĩ. Việc dùng thuốc sai liều lượng có thể làm gia tăng rủi ro.

5. Hàm lượng – Dạng bào chế

  • Dạng bào chế: Hỗn dịch uống
  • Quy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 20ml
  • Hàm lượng: 3g Dioctahedral smectite/ Hộp 20 gói

6. Hướng dẫn bảo quản thuốc

Bạn cần bảo quản Grafort đúng cách để đảm bảo tác dụng của thuốc. Nên đặt thuốc ở nhiệt độ phòng không quá 25 độ. Tránh nơi có độ ẩm cao hay ánh sáng trực tiếp. Tránh xa tầm với của trẻ em và thú nuôi.

Không nên sử dụng khi thuốc Grafort đã có dấu hiệu biến chất, hư hỏng hay hết hạn. Lúc này, bạn có thể xử lý thuốc theo hướng dẫn trên bao bì để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường. Tuyệt đối không vứt thuốc Grafort hết giá trị sử dụng xuống đường ống dẫn nước hay toilet.

Xem thêm: Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất 2020 – Giảm đau nhanh

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Grafort

1. Khuyến cáo

Cùng với việc sử dụng thuốc Grafort, bạn nên phù nước cho cơ thể bằng đường uống hay tiêm tĩnh mạch khi cần thiết. Thận trọng khi dùng thuốc Grafort cho những người có tiền sử bị táo bón nặng.

Grafort là thuốc gì
Trong quá trình dùng thuốc Grafort, bạn nên bổ sung nước cho cơ thể khi cần thiết

Một số loại đồ ăn và thức uống có thể ảnh hưởng đến hoạt động cũng như tác dụng điều trị của thuốc. Trước khi sử dụng Grafort, bạn nên trao đổi vấn đề này với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

Đối với thuốc Grafort, bạn nên ngưng sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Bác sĩ yêu cầu bạn ngưng thuốc
  • Triệu chứng không cải thiện sau 7 ngày dùng thuốc
  • Tình trạng đau kèm theo nôn ói hay sốt

2. Tác dụng phụ

Thuốc Grafort rất ít gây ra tác dụng ngoại ý cho người bệnh trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi dùng thuốc, điển hình nhất là táo bón.

Thông thường, triệu chứng táo bón sẽ giảm nhanh khi bạn giảm liều Grafort. Để đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe, hãy báo ngay cho bác sĩ khi cơ thể bạn xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là hiện tượng mà Grafort gây ra phản ứng với thành phần của các loại thuốc khác khi sử dụng cùng lúc. Tình trạng này xảy ra sẽ khiến cho hoạt động của thuốc bị biến đổi, điều này có thể phát sinh các phản ứng ngoại ý.

Tác dụng của Grafort
Grafort có thể làm ảnh hưởng đến thời gian hấp thụ của các loại thuốc khác

Để ngăn ngừa tương tác thuốc, bạn nên chủ động cung cấp thông tin về danh sách các thuốc mình đang dùng cho bác sĩ, bao gồm:

  • Thuốc kê toa
  • Thuốc không kê toa
  • Thuốc tiêm
  • Thực phẩm chức năng
  • Vitamin
  • Thuốc thảo dược

* Lưu ý: Thuốc Grafort được báo cáo là có thể làm thay đổi thời gian hấp thụ của các thuốc khác. Chính vì vậy, nếu bắt buộc phải sử dụng các loại thuốc khác, bạn nên giãn cách thời gian uống thuốc.

5. Xử lý khi dùng thiếu hay quá liều

Việc dùng thuốc sai kế hoạch cả trong trường hợp thiếu hay quá liều đều khiến bạn gặp rủi ro. Thông thường, khi quên sử dụng một liều thuốc Grafort sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nhưng lại khiến hiệu quả điều trị giảm sút. Còn nếu dùng Grafort quá liều, bạn có thể gặp phải các phản ứng không mong muốn. Bạn cần chủ động trong việc xử lý các trường hợp này để tránh phát sinh rủi ro.

  • Nếu thiếu liều: Hãy bổ sung ngay khi mà bạn nhớ ra. Tuy nhiên, khi đã quá gần với thời điểm uống liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua liều đã quên. Tuyệt đối không bù liều với cách gấp đôi liều lượng được chỉ định cho một lần uống.
  • Nếu quá liều: Hãy chủ động tìm đến bác sĩ để nhận được sự chăm sóc cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

đau dạ dày uống sữa đậu nành được không

Người đau dạ dày có uống sữa đậu nành được không?

Sữa đậu nành là thức uống rất bổ dưỡng cho sức khỏe, thường xuất hiện trong chế độ ăn uống...

Thuốc Nhét Trĩ Hiệu Quả Không? Loại Nào Tốt Và Cách Dùng

Thuốc nhét trĩ là một trong những giải pháp cải thiện bệnh trĩ được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, thuốc...

Đau ruột thừa ở trẻ em: Dấu hiệu và cách xử lý, điều trị

Viêm ruột thừa ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như vỡ ruột thừa, nhiễm...

Có nên chọn phẫu thuật trĩ ? Khi nào nên phẫu thuật ?

Phẫu thuật trĩ giúp loại bỏ búi trĩ sưng đỏ và khắc phục dứt điểm các triệu chứng của bệnh....

Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. 09767225690976722569 says: Trả lời

    Be đuoc 23 ngay tuoi đi bọt bot co sd đuoc k ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *