Thuốc trị loãng xương Fosamax: liều dùng và lưu ý khi sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Fosamax là thuốc điều trị và phòng ngừa loãng xương, gãy xương. Để thuốc phát huy tác dụng tối đa, bạn cần tìm hiểu các thông tin về cách dùng, liều lượng và chống chỉ định của loại thuốc này.

thuốc trị loãng xương Fosamax
Fosamax được dùng để điều trị và phòng ngừa loãng xương

  • Tên thuốc: Fosamax
  • Phân nhóm: thuốc chống viêm không steroid
  • Dạng bào chế: thuốc dạng viên nén

Những thông tin cần biết về thuốc Fosamax

1. Thành phần

Thuốc Fosamax có chứa Alendronate – là một aminobisphosphonate có tác dụng ức chế quá trình tiêu hủy xương. Alendronate chọn lọc các trị trí tiêu hủy xương đang hoạt động, sau đó ức chế sự hoạt động của các hủy cốt bào giúp ngăn chặn tình trạng loãng xương.

Hoạt chất này có tác dụng tăng mật độ khoáng chất trong xương và giúp xương chắc khỏe.

2. Chỉ định

Thuốc Fosamax được chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Loãng xương ở phụ nữ sau sinh
  • Phòng ngừa loãng xương
  • Ngăn ngừa gãy xương

Một số tác dụng khác của thuốc không được nhắc đến trong bài viết. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc với mục đích khác.

3. Chống chỉ định

Thuốc Fosamax chống chỉ định với các đối tượng sau:

  • Bệnh nhân mẫn cảm và dị ứng với các thành phần trong thuốc
  • Giảm canxi huyết
  • Người bị dị tật thực quản
  • Không có khả năng đứng hoặc ngồi ít nhất 30 phút

Để giảm thiểu các tác dụng phụ phát sinh trong thời gian sử dụng, bạn nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng để được cân nhắc việc dùng Fosamax.

4. Cách dùng

Thuốc được bào chế ở dạng viên nén nên được dùng bằng đường uống. Bạn nên uống thuốc với một ly nước đầy, nên nuốt trọn viên thuốc. Không tự ý bẻ, nhai hay nghiền thuốc vì tình trạng này có thể làm tăng hàm lượng thuốc được cơ thể hấp thu.

thuốc phòng ngừa loãng xương Fosamax
Nên ngồi hoặc đứng ít nhất 30 phút sau khi uống Fosamax

Sau khi uống thuốc, bạn nên đứng hoặc ngồi thẳng trong ít nhất 30 phút. Fosamax chỉ hoạt động khi bụng đói và bạn chỉ được ăn sau 1 – 2  giờ tính từ thời điểm uống thuốc.

Không dùng thuốc trước khi đi ngủ, tình trạng này có thể khiến thuốc không phát huy hết toàn bộ tác dụng, thậm chí gây ra các tác dụng phụ.

5. Liều dùng

Liều dùng chúng tôi cung cấp chỉ phù hợp với các trường hợp phổ biến nhất. Nếu tình trạng bệnh của bạn đi kèm với những biểu hiện khác lạ, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được chỉ định liều lượng và tần suất cụ thể.

Liều dùng khuyến cáo:

  • Dùng 70mg/lần
  • Chỉ dùng 1 lần trong vòng 7 ngày
  • Nên uống thuốc cùng một thời điểm

Trong thời gian dùng Fosamax để điều trị loãng xương, bạn có thể bổ sung canxi và vitamin D để hỗ trợ tác dụng của thuốc. Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy thận nặng nếu không có sự cho phép từ bác sĩ chuyên khoa.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiều độ ẩm. Để thuốc xa tầm với của trẻ em và thú nuôi.

Không sử dụng thuốc hết hạn, thuốc bị côn trùng cắn hoặc có dấu hiệu ẩm mốc, biến chất,… Xử lý thuốc theo hướng dẫn in trên bao bì hoặc theo hướng dẫn của chuyên viên y tế.

Tham khảo thêm: Thuốc Denatri (Alfacalcidol): tác dụng, liều dùng và chống chỉ định

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Fosamax

1. Đề phòng

Thuốc Fosamax có thể gây kích ứng lên niêm mạc đường tiêu hóa và gây ra các tình trạng như viêm thực quản, loét thực quản, rất hiếm trường hợp bị thủng thực quản. Bạn nên chú ý những biểu hiện của cơ thể để kịp thời phát hiện ra những tình trạng nêu trên.

thuốc trị loãng xương sau sinh Fosamax
Không dùng thuốc Fosamax cho trẻ nhỏ

Fosamax không được dùng cho trẻ em. Các nghiên cứu đã cho thấy thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nếu trẻ dùng thuốc như nôn mửa, sốt, cảm cúm,…

Nếu bạn sử dụng thuốc Fosamax nhưng không thấy bệnh thuyên giảm, có thể nguyên nhân loãng xương là do thiếu hụt estrogen. Nên thăm khám đều đặn để bác sĩ kiểm soát tiến triển của xương và chỉ định loại thuốc khác nếu Fosamax không đáp ứng được kỳ vọng.

Chưa có nghiên cứu về các rủi ro của thuốc đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Do đó không tự ý dùng thuốc cho các đối tượng này.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Fosamax có thể gây ra các tác dụng không mong muốn trong thời gian điều trị.

Tác dụng phụ thường gặp:

Các triệu chứng này không gây nguy hiểm nhưng nếu triệu chứng kéo dài và chuyển biến xấu, bạn nên báo với bác sĩ để được khắc phục.

Tác dụng phụ nguy hiểm:

  • Đau quai hàm
  • Đau tai
  • Đau khớp nghiêm trọng
  • Đau hông
  • Sưng khớp
  • Sưng mất cá
  • Phân có màu đen
  • Ợ nóng
  • Đau ngực
  • Đau và khó khăn khi nuốt

Phản ứng dị ứng:

  • Phát ban
  • Ngứa
  • Sưng cổ họng
  • Chóng mặt
  • Khó thở

Danh sách này chưa bao gồm tất cả tác dụng phụ có thể phát sinh trong thời gian sử dụng Fosamax. Bạn nên chủ động đến bệnh viện khi các dấu hiệu bất thường phát sinh. Không nên chủ quan, bởi các triệu chứng nói trên có thể chuyển biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị và sức khỏe.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể khiến cơ chế hoạt động của thuốc thay đổi. Tình trạng này làm giảm tác dụng điều trị hoặc phát sinh các tác dụng không mong muốn.

thuốc điều trị loãng xương Fosamax
Thông báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng để cân nhắc tương tác có thể xảy ra

Nên thông báo với bác sĩ tất cả loại thuốc bạn đang sử dụng để được cân nhắc về tương tác thuốc có thể xảy ra.

4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Dùng thiếu một liều khiến tác dụng của thuốc suy giảm. Fosamax phát huy tác dụng tối đa khi bạn dùng cùng một thời điểm, do đó nếu bạn có quên dùng 1 liều, bạn nên bỏ qua và dùng liều sau theo đúng như chỉ định.

Chưa có nghiên cứu về các tác dụng nguy hiểm do dùng thuốc quá liều. Trong trường hợp này bạn nên ngưng dùng thuốc và báo với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Các dậu hiệu bệnh loãng xương

9 Triệu chứng bệnh loãng xương ai cũng cần biết để điều trị kịp thời

Loãng xương được xem là căn bệnh có nguy cơ tiềm ẩn cao. Bởi, vào những giai đoạn đầu trước...

Nên đo mật độ loãng xương ở đâu tốt? Mách bạn 10 địa chỉ uy tín

Đo mật độ loãng xương là một trong những biện pháp kiểm tra để điều trị và phòng các bệnh...

Loãng xương uống thuốc gì

Bị loãng xương uống thuốc gì? Các lưu ý khi sử dụng

Loãng xương là một trong những vấn đề xương khớp thường gặp cùng với quá trình lão hóa chung của...

Thuốc loãng xương rất nguy hiểm nếu bạn sử dụng sai cách

Để điều trị loãng xương, ngoài việc thay đổi lối sống thì thuốc chính là giải pháp cần thiết giúp...

Ở những người cao tuổi, sức khỏe đã giảm sút, cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, suy giảm nội tiết tố,... dẫn đến dễ mắc bệnh loãng xương.

Bệnh loãng xương có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bệnh loãng xương chỉ diễn ra âm thầm và không có triệu chứng cụ thể. Khi bệnh đã nặng, cơ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *