Thuốc Fluticasone: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Fluticasone là một loại corticosteroid, được sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn và các triệu chứng dị ứng xảy ra ở mũi hoặc da. Các thông tin cơ bản về loại thuốc này sẽ được chúng tôi cập nhật ngay sau đây.

Thông tin về thuốc Fluticasone
Thông tin về thuốc Fluticasone
  • Tên hoạt chất: Fluticasone.
  • Tên biệt dược: Fluteecare.
  • Nhóm thuốc: Thuốc kháng dị ứng, dùng trong các trường hợp quá mẫn cảm.
  • Dạng thuốc: Thuốc xịt mũi, bình xịt định liều, ống hít định liều, hỗn dịch xịt mũi, viên nang chứa bột dùng để hít, thuốc mỡ, thuốc kem, kem dưỡng ẩm.

I/ Thông tin về thuốc Fluticasone

Được điều chế ở nhiều dạng khác nhau, thuốc Fluticasone là một corticosteroid dùng theo theo toa, có tác dụng làm giảm và ngăn chặn các triệu chứng khó thở, tức ngực, hơi thở khò khè do hen suyễn.

Ngoài ra, với khả năng làm giảm sưng và ngăn chặn các kích ứng trong đường hô hấp, nó còn được dùng để chữa các trường hợp bị viêm mũi dị ứng, viêm mũi không do dị ứng và các vấn đề ngoài da. Những thông tin mà chúng tôi cung cấp ngay sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại thuốc này.

1. Thành phần thuốc Fluticasone

Fluticasone propionate

2. Chỉ định

Thuốc được chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau:

  • Dạng thuốc xịt được sử dụng để chữa trị các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa ngáy, chảy nước mắt… của các chứng bệnh viêm mũi dị ứng và viêm mũi không do dị ứng.
  • Dạng kem, thuốc mỡ và các loại kem dưỡng da được dùng để làm giảm cảm giác ngứa ngáy và viêm nhiễm khi bị các triệu chứng ngoài da như đỏ, khô da… và điều trị các vấn đề khác về da liễu.

Ngoài ra, Fluticasone có thể được dùng kết hợp với những loại thuốc khác để điều trị các bệnh lý khác mà không được chúng tôi liệt kê trên đây. Hãy trao đổi với bác sĩ để được thông tin thêm về vấn đề này. 

3. Chống chỉ định

Fluticasone chống chỉ định với các trường hợp quá mẫn cảm với những thành phần có trong thuốc.

4. Dược lực, dược động học của thuốc

Dược lực học:

Đây là loại thuốc được dùng tại chỗ, thuộc nhóm thuốc corticosteroid.

Dược động học:

  • Khả năng hấp thu: 87 – 100% thuốc được thải qua đường phân.
  • Phân bố: Khi sử dụng, thuốc được phân bố qua da, phổi, niêm mạc mũi, phổi, gan, cơ, ruột, thận.
  • Khả năng chuyển hóa: Một lượng nhỏ thuốc được hấp thu ở hệ tuần hoàn và được chuyển hóa thành các chất hoạt tính thông qua gan.
  • Tốc độ thải trừ: Quá trình này thường diễn ra nhanh chóng khi được dùng để tiêm vào tĩnh mạch, vì có khả năng chúng bị đào thải quá nhiều ở gan. Trong huyết tương, tốc độ bán hủy của thuốc thường kéo dài trong 3 giờ.

Khi dùng các dạng thuốc mỡ hoặc thuốc kem bôi ngoài, thành phần có trong thuốc thường không gây ảnh hưởng hoặc tác động rất ít đến trục hạ đồi, tuyến yên và vùng thượng thận.

5. Sử dụng thuốc Fluticasone

Tùy vào từng dạng thuốc cụ thể mà cách dùng và liều lượng sử dụng cũng được quy định khác nhau. Để đảm bảo việc dùng thuốc không gây ra những vấn đề ngoài ý muốn, bạn cần nắm rõ các vấn đề như sau:

Thuốc dạng hít:

+ Flovent HFA (fluticasone aerosol):

  • Cần phải sử dụng đúng theo sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Điều này sẽ giúp bạn biết rõ được liều lượng và cách sử dụng Flovent HFA. Tuyệt đối không được xịt nhiều hơn liều lượng đã được chỉ định.
  • Phải dùng thuốc khoảng 1 – 2 tuần hoặc lâu hơn mới mang lại hiệu quả chữa trị. Trong quá trình sử dụng, cần phải dùng để xịt thường xuyên và không được ngắt quãng cho đến khi hết thời gian điều trị mà bác sĩ chỉ định.
  • Khi bạn quên sử dụng 1 liều, hãy dùng bổ sung ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều cũ. Không được tăng liều gấp đôi trong 1 lần sử dụng.
  • Trong trường hợp các cơn hen suyễn diễn ra một cách đột ngột, các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc bổ sung để làm giảm tình trạng này. Nếu không mang lại tác dụng, bạn cần phải liên hệ với các trung tâm y tế khác để có những hướng điều trị khác.
  • Cần phải báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng một dạng thuốc xịt mũi khác trong khi đang có ý định dùng fluticasone aerosol.
  • Với đối tượng sử dụng là trẻ em, cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng và dùng dưới sự giám sát của người lớn.

+ Flovent Diskus (bột fluticasone):

  • Tương tự như thuốc Flovent HFA, khi sử dụng Flovent Diskus dạng bột, bạn cần phải chắc chắn rằng mình đang sử dụng đúng cách, dùng theo liều lượng và thời gian mà các bác sĩ đã kê đơn.
  • Không được tự ý thay đổi liều lượng và sử dụng nhiều hơn số lần quy định mà các bác sĩ đã kê.
  • Bột Fluticasone thường cải thiện các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể không phát huy tác dụng đối với một số ít người. Lúc này bạn cần phải liên hệ với bác sĩ để được tư vấn rõ hơn.
  • Cần phải sử dụng thuốc thường xuyên, không được ngắt quãng. Dùng thuốc ít nhất là 2 tuần thì mới thấy được kết quả.
  • Nếu quên dùng 1 liều, hãy bổ sung ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp gần đến thời gian dùng liều kế tiếp hãy bỏ qua liều cũ. Tuyệt đối không được tăng gấp đôi liều lượng trong 1 lần dùng.
  • Nếu đang dùng một dạng thuốc hít khác, cần phải báo với bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc cho an toàn và hiệu quả.

➥  Thuốc dạng xịt:

  • Cần chắc chắn rằng mình dùng thuốc xịt mũi đúng liều lượng và thời gian như đã được quy định.
  • Fluticasone được dùng với liều lượng 1 lần/ ngày, tránh để chúng tiếp xúc với mắt.
  • Sau khi đã xịt thuốc tới lần thứ 120 thì bạn không nên tiếp tục sử dụng.
  • Fluticasone dạng xịt thường sẽ mang lại hiệu quả sau khoảng vài ngày sử dụng, nếu thấy bệnh không thuyên giảm thì bạn cần đến sự can thiệp của bác sĩ.
  • Không ngừng sử dụng thuốc một cách đột ngột mà cần có sự tư vấn của bác sĩ để giảm liều lượng dần dần, tránh mắc phải các tác dụng phụ của thuốc gây ra. 
  • Nếu quên liều, dùng ngay khi nhớ ra. Không nên tăng liều lượng cho lần sử dụng sau.

Fluticasone dạng kem, thuốc mỡ, kem dưỡng da:

Các dạng thuốc này được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, dùng để thoa ngoài. Trong quá trình điều trị, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Không dùng các loại thuốc dạng kem bôi ngoài với mục đích điều trị các rối loạn khác ngoài các chứng bệnh đã được quy định.
  • Không băng bó hoặc che kín vùng da được thoa thuốc, trừ trường hợp được bác sĩ chỉ định.
  • Tránh dùng Fluticasone dạng thoa ngoài ở các vị trí như trên khuôn mặt, nách, háng… 
  • Trong quá trình dùng thuốc, bạn nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc các luồng ánh sáng nhân tạo nếu không cần thiết.

6. Bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc ở nơi có nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh xa tầm tay trẻ em.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Fluticasone

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Fluticasone
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Fluticasone

1. Tác dụng phụ

Cũng tương tự như các loại thuốc Tây y khác, khi dùng Fluticasone bạn có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Tùy vào từng dạng thuốc khác nhau mà các tác dụng phụ của thuốc gây ra cũng khác nhau:

➥ Với dạng thuốc hít:

Nếu dùng luticasone inhalational, các bạn có thể sẽ gặp phải những vấn đề không mong muốn như là:

  • Viêm xoang
  • Viêm họng
  • Khàn giọng
  • Viêm nhiễm đường hô hấp
  • Ho
  • Đau đầu
  • Bị nấm candida

➥ Với dạng thuốc xịt:

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng các dạng thuốc xịt mũi bao gồm:

  • Đau đầu, chóng mặt
  • Sổ mũi, ho
  • Mũi bị kích ứng, rát
  • Đau bụng
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Tiêu chảy
  • Chảy máu cam

Ngoài ra, người bệnh có thể sẽ bị hắt hơi sau vài giây xịt thuốc.

➥ Với dạng thuốc bôi ngoài:

Nếu dùng fluticasone dạng thuốc mỡ, thuốc kem hoặc các loại kem dưỡng da, bạn có thể sẽ gặp phải những vấn đề như sau:

  • Bị ngứa da
  • Phát ban
  • Sưng đỏ, rát
  • Làm cho lông mọc dài bất thường

Các tác dụng phụ mà chúng tôi liệt kê trên đây là một danh sách không đầy đủ. Tùy vào cơ địa và cách dùng khác nhau mà thuốc có thể gây ra nhiều vấn đề khác nữa. Nếu thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, hãy ngưng sử dụng thuốc và tìm giải pháp điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa.

2. Thận trọng khi sử dụng

Phụ nữ đang mang thai và cho con bú cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc. Cần phải liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể nếu có ý định dùng, tránh gặp những tình huống không mong muốn trong quá trình điều trị. 

3. Tương tác thuốc

Việc dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc đôi khi sẽ gây ra những nguy hiểm cho bạn. Một số loại thuốc khi tương tác với fluticasone có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ máu, khiến cho hiệu quả của thuốc bị giảm sút. Vì vậy trước khi dùng loại thuốc này, bạn cần phải báo ngay với bác sĩ nếu đang sử dụng thêm một trong số các loại thuốc sau:

  • Các loại kháng sinh.
  • Thuốc kháng nấm.
  • Các loại thuốc kháng virus chữa HIV – AIDS.
  • Thuốc steroid.

Ngoài ra, những loại thuốc được kê theo toa và không theo toa, các loại vitamin và các sản phẩm thảo dược khác cũng có thể tương tác với fluticasone. Do đó, tốt nhất là bạn hãy thông báo với bác sĩ về các loại thuốc mà mình đang sử dụng để bảo đảm an toàn cho bản thân. 

Viêm xoang mãn tính là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm xoang mãn tính là căn bệnh được chẩn đoán khi có hiện tượng phù nề, nhiễm trùng trong xoang...

Biến chứng bệnh hen suyễn

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh hô hấp mạn tính tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm khi không sớm phát hiện...

Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối nguy hiểm không?

Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối: Thông tin cần biết

Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối là mức độ nguy hiểm nhất của bệnh. Lúc này các tế bào...

Nghẹt mũi ở trẻ em và trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách làm sạch

Trẻ bị nghẹt mũi có thể là do nhiễm vi rút, cảm lạnh hoặc cảm cúm gây ra. Để khắc...

Râu ngô được dân gian sử dụng để chữa viêm xoang

Dùng râu ngô chữa viêm xoang – bài thuốc hay lại rẻ tiền

Để điều trị bệnh viêm xoang người bệnh có thể chọn nhiều phương pháp điều trị khác nhau như đến...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.