Thuốc Otilin có tác dụng gì?

Otilin là thuốc kháng sinh có tác dụng làm giảm xung huyết và giảm sưng kéo dài. Thuốc thường được chỉ định điều trị các bệnh lý liên quan đến tai – mũi – họng bao gồm viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi dị ứng,…

Thuốc nhỏ mũi Otilin trẻ em
Otilin là thuốc kháng sinh giúp ngăn chặn và ức chế vi khuẩn gây viêm xoang, viêm mũi dị ứng phát triển, hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh.

  • Tên chung: Neomycin-Polymyxin-HC hoặc Pramoxine-HC-Chloroxylenol.
  • Nhóm thuốc: Thuốc dùng điều trị tai mũi họng.
  • Thành phần: Xylometazoline hydrochloride và một vài loại tá dược khác như natri clorid, dikali hydrophosphat, Benzalkonium clorid, kali dihydrophosphat và nước cất pha tiêm vừa đủ.
  • Các dạng và hàm lượng của Otilin: Thuốc có hai dạng chính là thuốc xịt và thuốc nhỏ. Cụ thể, thuốc xịt mũi Otilin có hai dạng là 0.05% (10 ml) và 0.1% (15 ml). Thuốc nhỏ mũi Otilin gồm 0.05% (8 ml) và 0.1%.

I. Công dụng của Otilin là gì?

Thuốc Otilin là thuốc kháng sinh hoạt động bằng cơ chế ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, thuốc còn chứa hydrocortison và corticosteroid giúp chống viêm, làm giảm tình trạng sưng tấy và khó chịu ở mũi, tai.

Otilin được chỉ định sử dụng trong một số trường hợp bệnh như:

Otilin chống chỉ định cho những đối tượng sau:

  • Người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Bệnh nhân có tiền sử bị nổi mề đay khi dùng thuốc aspirin hay bị hen suyễn, phù mạch.
  • Người bị loét dạ dày và tá tràng không được sử dụng Otilin.
  • Bệnh nhân bị suy thận nặng hoặc suy tim, suy gan,… tuyệt đối không được sử dụng thuốc.

II. Sử dụng Otilin như thế nào để đạt được kết quả tốt?

Otilin thường được sử dụng nhỏ 3 đến 4 lần mỗi ngày hoặc tùy theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc này để điều trị bệnh, người bệnh nên vệ sinh tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm khuẩn. Đồng thời, giữ hộp trong tay vài phút để làm ấm thuốc, giúp giảm tác dụng phụ của thuốc, nhất là triệu chứng chóng mắt. Bên cạnh đó, ống tai hoặc mũi của bạn cần phải sạch và khô.

Nên lắc đều hộp trước khi sử dụng và trong quá trình nhỏ, không nên chạm đầu ống nhỏ chạm vào tai hoặc mắt. Dùng thuốc thường xuyên và đúng cách để đạt được kết quả điều trị cao nhất. Tốt nhất, người bệnh nên dùng thuốc trong cùng một thời điểm nhất định mỗi ngày. Không tự ý ngưng thuốc, bởi việc làm này có thể khiến vi khuẩn tiếp tục phát triển, có thể dẫn đến tái phát nhiễm trùng. Để chữa trị dứt điểm, bệnh nhân nên tiếp tục sử dụng Otilin ngay cả khi triệu chứng bệnh đã biến mất sau đó vài ngày.

Lưu ý:

  • Không nên sử dụng thuốc Otilin quá thời gian quy định, không nên dùng lâu hơn 10 ngày.
  • Nếu sau thời gian dùng thuốc mà các triệu chứng bệnh không thuyên giảm mà ngày càng tồi tệ, bạn nên thông báo với bác sĩ để tìm hướng khắc phục phù hợp hơn.
  • Không dùng thuốc Otilin điều trị các bệnh về mắt.

III. Liều dùng thuốc Otilin dành cho người lớn và trẻ nhỏ?

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, độ tuổi và sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ sẽ khuyến cáo dạng và liều lượng sử dụng khác nhau. Thuốc Otilin thường được sử dụng 8 – 18 mg mỗi ngày, chia thành 2 – 3 liều.

1. Thuốc Otilin có được dùng cho trẻ sơ sinh không?

Vì thuốc Otilin có chứa corticoid, nếu không sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, thuốc có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Chẳng hạn như, Otilin gây ức chế vỏ thượng thận tiết hormone làm tăng khả năng giữ nước và muối. Đồng thời, thuốc còn gây tăng huyết áp, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận trên cơ thể, điển hình là mặt.

Thuốc xịt mũi Otilin
Thuốc Otilin có chứa thành phần corticod, nếu dùng lâu dài có thể gây hại cho trẻ em.

Mặt khác, quá lạm dụng Otilin để nhỏ mũi có thể gây ức chế việc làm lành vết thương và khiến trẻ bị ngộ độc. Do đó, để có liều dùng thích hợp dành riêng cho từng đối tượng, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

2. Thuốc Otilin có được dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú hay không?

Hiện nay, vẫn chưa có bằng chứng chứng minh thuốc nhỏ mũi, tai Otilin có thể gây dị tật cho thai nhi trong ba tháng đầu của thời kỳ thai kỳ. Nhưng để đảm bảo an toàn sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý dùng, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và con.

III. Tác dụng phụ của thuốc Otilin là gì?

Nhiều người sử dụng thuốc Otilin thường không gặp bất kỳ phản ứng phụ nào nhưng một vài trường hợp khác lại gặp phải các tác dụng phụ như:

  • Khó tiêu.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Đau bụng.
  • Đầy hơi.
  • Tiêu chảy.
  • Táo bón.

Ngoài những tác dụng này, bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng như mất thính giác. Khi đó, người bệnh nên nói cho bác sĩ biết ngay lập tức, để được điều trị kịp thời.

IV. Thuốc Otilin tương tác với những thuốc nào?

Nếu bạn đang dùng những thuốc ức monoamine oxidase (MAO) như tranylcypromin (Parnate), isocarboxazid (Marplan) và phenelzine (Nardil), tốt nhất bạn không nên sử dụng thuốc Otilin. Bởi những loại thuốc này gây tương tác, làm giảm khả năng điều trị của Otilin.

Ngoài ra, người bệnh cũng không nên dùng thuốc xịt mũi Otilin kết hợp chung với các loại thuốc sau đây:

  • Bromocriptine (Parlodel).
  • Guanethidine (Ismelin).
  • Furazolidone (Furoxone).
  • Phenothiazin như Thioridazine (Mellaril), Chlorpromazine (Thorazine), Prochlorperazine (Compazine) và một số loại thuốc khác.
  • Methyldopa (Aldomet).
  • Indomethacin (Indocin).
  • Thuốc chống trầm cảm như Doxepin (Sinequan), Nortriptyline (Pamelor), Clomipramine (Anafranil), Amitriptyline (Endep, Elavil) và một số loại thuốc tương tự khác.
  • Theophylline (Theochron, Theo-Dur, Theolair và những loại thuốc khác).
  • Thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển.
  • Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu.

Bên cạnh thuốc, thuốc xịt mũi và tai Otilin cũng có thể tương tác với một số loại thức ăn, nước uống có chứa chất kích thích như cafein, cồn có trong coca, rượu, trà, bia, sô cô la, cà phê và các loại thực phẩm khác.

Có thể bạn quan tâm

Bị viêm Amidan có ăn thịt bò được không?

Thịt bò được các nhà nghiên cứu và dinh dưỡng đánh giá là thực phẩm bổ dưỡng, có lợi cho...

Tỏi ngâm mật ong chữa viêm xoang – Cách thực hiện, lưu ý

Tỏi ngâm mật ong chữa viêm xoang là một trong những mẹo vặt dân gian được đông đảo người bệnh...

Viêm tai giữa ở trẻ em: Thông tin, chẩn đoán và điều trị

Có khoảng 75% trẻ em sẽ bị viêm tai giữa ít nhất một lần từ khi chúng bắt đầu đi...

Rượu ngâm tỏi uống có tác dụng gì trong chữa bệnh?

Rượu Tỏi Trị Bệnh Gì? Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Hiệu Quả Tốt Nhất

Rượu tỏi là bài thuốc được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau. Bạn có thể...

Các loại thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị hen suyễn

Thuốc kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cơn hen suyễn. Tuy nhiên, thuốc cũng chính...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Nguyễn Hữu hợiNguyễn Hữu hợi says: Trả lời

    Dạ thưa bác sĩ . Con tên Hợi năm nay 39 tuổi . Con bin viêm xoang nặng . Thường đau bên phải gồm hốc mũi . Lên hốc mắt lên đâu nửa đầu bên phải . Và bên trái tương tự ạ . Khi đau bên phải khi thì đau bên trái , và con bị nghẹt mũi do vẹo vách ngăn . Con thường xuyên sử dụng thuốc Otilin dạng xịt chai 150 . Ngày có khi phải 3 lần mới thở nổi , con sử dụng thuốc này đã 7 năm nay ( từ 2016 lại nay ạ ) . Vậy bác sĩ cho con hỏi là dùng thuốc này dài hạn như vậy liệu có ảnh hưởng gì về thần kinh và tâm thần không ạ . Con xin chân thành cảm ơn và mong bác sĩ trợ giúp con ạ

  2. HợiHợi says: Trả lời

    Dạ thưa bác sĩ . Con tên Hợi năm nay 39 tuổi . Con bin viêm xoang nặng . Thường đau bên phải gồm hốc mũi . Lên hốc mắt lên đâu nửa đầu bên phải . Và bên trái tương tự ạ . Khi đau bên phải khi thì đau bên trái , và con bị nghẹt mũi do vẹo vách ngăn . Con thường xuyên sử dụng thuốc Otilin dạng xịt chai 150 . Ngày có khi phải 3 lần mới thở nổi , con sử dụng thuốc này đã 7 năm nay ( từ 2016 lại nay ạ ) . Vậy bác sĩ cho con hỏi là dùng thuốc này dài hạn như vậy liệu có ảnh hưởng gì về thần kinh và tâm thần không ạ . Con xin chân thành cảm ơn và mong bác sĩ trợ giúp con ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *