Thuốc Flucort N: tác dụng, chống chỉ định, cách sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Flucort N là một trong những corticosteroid thường được bào chế thành dạng kem dùng tại chỗ trên da. Loại thuốc này thường được sử dụng để cải thiện các vấn đề ngoài da phổ biến.

Flucort N dạng Cream
Flucort N thường được bào chế chủ yếu với dạng Cream

  • Tên gốc: fluocinolone acetonide, neomycin sulfate.
  • Tên biệt dược: Flucort N®.
  • Phân loại: thuốc kháng khuẩn dùng ngoài da.

Thông tin về thuốc Flucort N

Các dạng thuốc Flucort N

  • Flucort N là một trong loại thuốc thường được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da.
  • Ngoài ra Flucort N còn được bào chế với các dạng khác nhau như dầu gội, thuốc mỡ, dung dịch, kem và dầu dùng ngoài da.

Tác dụng chính của Flucort N

Những tác dụng chính của thuốc Flucort N khi sử dụng ngoài da gồm có:

  • Sử dụng trong điều trị các vấn đề ngoài da như khô, ngứa da, viêm, đỏ, đóng vảy, bong tróc.
  • Cải thiện tình trạng khó chịu, làm giảm triệu chứng của các vấn đề ngoài da khác nhau như bệnh chàm (chàm sữa, chàm dị ứng), bệnh viêm da, tình trạng dị ứng và phát ban.
  • Sử dụng trong hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ.
  • Cải thiện triệu chứng các bệnh viêm nhiễm như bệnh viêm tai ngoài, viêm da có mủ, viêm ngứa vùng sinh dục,…

Dược lực của Flucort N

Flucort N là một trong những loại corticosteroid có hoạt tính mạnh, chứa thành phần fluocinolone acetonide.

Tác dụng phụ của Flucort N

Ngoài những tác dụng trong điều trị, Flucort N cũng có một số tác dụng phụ mà bạn cần cẩn trọng. Những tác dụng phụ phổ biến, thường gặp khi sử dụng loại thuốc này có thể bao gồm:

  • Các vấn đề về da như khô, nứt, rát, ngứa,… trên bề mặt.
  • Thay đổi sắc tố da, đổi màu da, xuất hiện mụn trứng cá, phát ban da với nhiều mức độ.
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng da trên bề mặt như sưng, da ửng đỏ hoặc có mủ trên da.
  • Một số trường hợp nặng có thể bị khó thở hoặc khó nuốt, đôi khi thở khò khè.
  • Xuất hiện tình trạng vằn da, teo da, đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài.
  • Bệnh nhân ra mồ hôi trộm, rậm lông, viêm nang lông,…

Ngoài một số tác dụng trên, một số tác dụng phụ khác cũng có thể xảy ra khi sử dụng Flucort N. Do đó bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ về những tác dụng phụ có thể xảy ra trước khi sử dụng thuốc Flucort N để tránh những ảnh hưởng không mong muốn. Ngưng sử dụng thuốc Flucort N nếu gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Tham khảo thêm: Thuốc Niclosamide điều trị bệnh gì?

Thận trọng khi sử dụng Flucort N

Trước khi sử dụng Flucort N, một số bệnh nhân cần thận trọng. Đặc biệt, nếu rơi vào một trong những trường hợp dưới đây, hãy thông báo cho bác sĩ trước khi dùng thuốc này:

  • Sử dụng cho những trường hợp bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.
  • Chống chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân có dị ứng với thành phần thuốc.
  • Thận trọng khi sử dụng đối với những trường hợp bệnh nhân có các vấn đề về sức khỏe như bệnh sởi, thủy đậu, bệnh lao, tình trạng dày da, mỏng da hoặc nhiễm trùng da.
  • Thận trọng khi sử dụng Flucort N trong thời gian dài vì đây là nhóm corticosteroid có thể gây teo da nếu như sử dụng trong thời gian dài.

Tương tác khi sử dụng Flucort N

Tương tác thuốc

Flucort N có thể gây ra những tương tác thuốc không mong muốn đối với sức khỏe. Thận trọng trong những trường hợp bệnh nhân đang điều trị bằng các loại thuốc kê toa, thuốc không kê toa. Đặc biệt cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu như đang điều trị bằng các loại thuốc về da. Không tự ý thay đổi các loại thuốc đã được bác sĩ chỉ định trong thời gian điều trị để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Tương tác với thực phẩm

Flucort N là một trong những loại thuốc có thể tương tác với một số loại thực phẩm, trong đó có các chất kích thích như bia, rượu. Ngoài ra cần cẩn thận với những loại thực phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng ngoài da.

Liều dùng và cách dùng Flucort N

Thông tin về liều dùng và cách dùng Flucort N mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế cho các chẩn đoán, toa thuốc, hướng dẫn điều trị của bác sĩ và chuyên gia y tế.

Liều dùng cho người lớn điều trị vấn đề ngoài da đơn thuần

  • Sử dụng theo liều thông thường từ 3 lần mỗi ngày đối với tình trạng cấp tính.
  • Sử dụng theo liều thông thường 1 lần mỗi ngày với tình trạng bệnh da mạn tính.
  • Khi sử dụng corticosteroid ngoài da dùng một lớp mỏng, không được bôi dày.

Liều dùng cho người lớn sử dụng vùng da băng kín

  • Thoa 1 lớp mỏng kem trên bề mặt da sau đó băng chặt bằng 1 lớp băng.
  • Sau khi tháo băng cần rửa sạch trong khoảng 24 giờ.

Liều dùng cho trẻ em

  • Sử dụng cho trẻ em (dưới 18 tuổi) cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Ngoài ra, một số trường hợp khác cần phải sử dụng theo liều dùng đã được bác sĩ chỉ định để đảm bảo an toàn. Thận trọng khi sử dụng kéo dài, liều dùng phổ biến không nên quá 14 ngày.

Giá sản phẩm Flucort N

Sản phẩm Flucort N có giá bán lẻ 16,500 VNĐ (Giá có thể thay đổi vào từng thời điểm).

Có thể bạn quan tâm

Khám phá bài thuốc giúp diễn viên Khánh Linh điều trị dứt điểm mề đay sau sinh

Khám phá bài thuốc giúp diễn viên Khánh Linh điều trị dứt điểm mề đay sau sinh

Phùng Khánh Linh – nữ diễn viên để lại ấn tượng với vai diễn Linh “bóng tuýp” trong bộ phim...

Dị ứng thuốc kháng sinh và cách điều trị

Triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh và cách điều trị

Dị ứng thuốc kháng sinh xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức, gây hại cho cơ thể...

cách trị ghẻ ngứa tại nhà

10 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh

Có thể áp dụng các cách trị ghẻ ngứa tại nhà trong trường hợp tổn thương nhẹ. Nhiều giải pháp...

Dị ứng khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Dị ứng khi mang thai là hiện tượng nổi mề đay mẩn ngứa và mảng bám, gây khó chịu nghiêm...

Cập nhật phác đồ điều trị viêm da cơ địa mới nhất

Viêm da cơ địa là một tình trạng da mãn tính tiến triển. Dưới đây là phác đồ điều trị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *