Thuốc Fareso là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Fareso là thuốc điều trị một số bệnh ở đường tiêu hóa như: loét dạ dày – tá tràng, trào ngược axit dạ dày (GERD), viêm xước thực quản,… Hãy tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc Fareso.

Thuốc Fareso là thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, loét dạ dày - tá tràng,...
Thuốc Fareso là thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, loét dạ dày – tá tràng,…

  • Tên biệt dược: Fareso 40;
  • Tên hoạt chất: Esomeprazole;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa;
  • Dạng bào chế: Viên nén.

Những thông tin cần biết về thuốc Fareso

1. Thành phần

Thành phần chính của thuốc Fareso là hoạt chất Esomeprazole (hoặc Esomeprazol). Đây là một loại hóa dược có khả năng ức chế bơm proton, có tác dụng làm giảm bài tiết axit trong dạ dày.

Hàm lượng Esomeprazole có trung thuốc Fareso là 40mg.

2. Chỉ định

Thuốc Fareso dùng được ở cả người lớn và trẻ em (trên 12 tuổi), điều trị các bệnh lý hoặc triệu chứng sau:

  • Trào ngược dạ dày, thực quản (GERD);
  • Điều trị dự phòng và dài hạn bệnh viêm thực quản;
  • Tình trạng viêm xước thực quản do trào ngược;
  • Loét dạ dày tá tràng;
  • Phòng ngừa loét dạ dày, tá tràng;
  • Hội chứng Zollinger – Ellison.

3. Chống chỉ định

Thuốc Fareso không thích hợp điều trị ở các bệnh nhân quá mẫn cảm với chất Esomeprazole hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

4. Cách dùng và liều dùng

Cách dùng

Thuốc Fareso được bào chế ở dạng viên nén. Thuốc chỉ thích hợp sử dụng ở đường uống. Bệnh nhân nên uống thuốc Fareso trực tiếp với nước lọc.

Thuốc Fareso được chỉ định điều trị cho các bệnh nhân bị viêm xước thực quản do trào ngược, bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, hội chứng Zollinger Ellison,...
Thuốc Fareso được chỉ định điều trị cho các bệnh nhân bị viêm xước thực quản do trào ngược, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, hội chứng Zollinger Ellison,…

Liều dùng

Đối với trường hợp loét tá tràng:

  • Số lượng: ½ viên (20mg)/ngày;
  • Thời gian điều trị: 2 – 4 tuần.

Đối với trường hợp loét dạ dày, trào ngược (GERD), viêm thực quản:

  • Số lượng: ½ viên/ngày;
  • Thời gian điều trị: 4 – 8 tuần.

Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison:

  • Buổi sáng: 1 viên/lần;
  • Buổi tối: ½ viên/lần;
  • Lưu ý, liều dùng tối đa trong ngày là 60mg.

Đối với trường hợp dự phòng tái phát loét dạ dày, tá tràng:

  • Liều lượng: 20 – 40mg/ngày.

Lưu ý, liều dùng của thuốc trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân nên tuân thủ theo liều dùng bác sĩ cá nhân đã chỉ định. Hãy nhớ rằng, liều dùng của thuốc ở mỗi trường hợp bệnh là khác nhau.

5. Bảo quản thuốc

Để thuốc Fareso không bị mất tác dụng hoặc hư hỏng, người dùng nên bảo quản thuốc theo cách sau:

  • Bảo quản ở nơi khô ráo, sạch sẽ, nhiệt độ không quá 30 độ C;
  • Không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời;
  • Không để thuốc tiếp xúc quá lâu với không khí bên ngoài;
  • Để thuốc ở xa tầm tay trẻ nhỏ.

Tìm hiểu thêm: Thuốc Aciloc có công dụng gì?

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Fareso

1. Thận trọng

Một số trường hợp sau nên thận trọng trước và trong quá trình dùng thuốc Fareso:

  • Trường hợp phụ nữ có thai và đang cho con bú;
  • Trường hợp trẻ nhỏ nên thận trọng về liều dùng;
  • Trường hợp người bệnh chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh. Loét dạ dày được phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Rất có thể nguyên nhân của bệnh là do các căn bệnh ác tính khác gây ra, ung thư,…

2. Tác dụng phụ

Khi dùng thuốc Fareso, người dùng có thể sẽ gặp phải những tác dụng ngoài ý muốn của thuốc. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc biểu hiện ở mỗi người là khác nhau, cũng có thể sẽ không xuất hiện.

Một số tác dụng phụ thường gặp:

Một số tác dụng phụ ít găp:

Thuốc Fareso tương tác với một số loại thuốc khác, bạn nên thận trọng khi dùng kết hợp.
Thuốc Fareso có thể gây ra một số tác dụng phụ 

Một số tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Tăng men gan;
  • Đau cơ, đau khớp;
  • Phù mạch;
  • Hội chứng Stevens – Johnson;
  • Rụng tóc;
  • Sốt;
  • Co thắt phế quản;
  • Tiết nhiều mồ hôi;
  • Nhìn mờ;
  • Giảm natri trong máu;
  • Rối loạn vị giác.

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Fareso, nếu nhận thấy cơ thể có các triệu chứng khác lạ, người dùng nên đến gặp bác sĩ và khai báo ngay.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Fareso xảy ra tương tác với một số loại thuốc sau:

  • Thuốc Phenytoin;
  • Thuốc Clomipramine;
  • Thuốc Imipramine;
  • Thuốc Citalorpam;
  • Thuốc Diazepam;
  • Thuốc Imipram.

Khi dùng thuốc Fareso với một trong các loại thuốc trên cùng một lúc, nồng độ thuốc trong huyết tương sẽ tăng cao. Do đó, bạn nên tránh dùng kết hợp. Trong trường hợp bạn có ý định kết hợp dùng thuốc để chữa bệnh, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được hướng dẫn cách xử lý.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc tân dược khó có thể điều trị viêm loét đại tràng dứt điểm

2 loại thuốc gây viêm loét dạ dày tá tràng khi dùng phải cẩn trọng

Viêm loét dạ dày tá tràng là thuật ngữ nói đến tình trạng lớp lót trong niêm mạc dạ dày,...

nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách giảm đi tình trạng này

Trẻ sơ sinh rất hay bị nôn trớ, nhưng không phải bậc làm cha mẹ nào cũng biết rõ nguyên...

dính ruột sau khi mổ ruột thừa

Nên làm gì khi bị dính ruột sau mổ ruột thừa?

Sau khi mổ ruột thừa, không ít bệnh nhân thừa nhận mình gặp phải tình trạng dính ruột. Đây là...

Các loại thực phẩm chức năng trị táo bón tốt nhất 2020

Các loại thực phẩm chức năng trị táo bón tốt nhất hiện nay

Thực phẩm chức năng trị táo bón hiện nay được bán đa dạng mẫu mã trên thị trường. Điều này...

10+ cách trị táo bón ở người lớn đơn giản, nhanh khỏi

Bệnh táo bón là bệnh phổ biến, thường không gây nguy hiểm và có thể được khắc phục bằng nhiều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *