Protamine sulfate là thuốc gì? Những điều cần lưu ý khi sử dụng

Thuốc Protamine sulfate có tác dụng trung hòa khả năng chống đông máu của Heparin bằng cách liên kết và tạo thành phức hợp bền vững không có hoạt tính. Thuốc được sử dụng trong trường hợp quá liều Heparin.

thuốc protamine sulfate
Thuốc Protamine sulfate có tác dụng trung hòa khả năng chống đông máu của Heparin

  • Tên thuốc: Protamine sulfate
  • Tên khác: Protamin sulfat
  • Phân nhóm: Thuốc giải độc và cấp cứu

Những thông tin cần biết về thuốc Protamine sulfate

1. Tác dụng

Protamine sulfate là một protein trong cơ thể, thành phần chứa nhiều arginine (acid amin cần thiết trong quá trình sinh tổng hợp protein) và có tính base mạnh. Khi sử dụng đơn lẻ, Protamine sulfate có khả năng chống đông máu yếu.

Tuy nhiên khi có Heparin (chất chống đông máu có tính acid mạnh), Protamine sulfate liên kết và tạo thành phức hợp bền vững. Phức hợp này không có hoạt tính và mất tác dụng chống đông máu của cả Protamine sulfate và Heparin.

2. Chỉ định

Protamine sulfate được sử dụng trong trường hợp quá liều Heparin. Thuốc có tác dụng trung hòa khả năng chống đông máu của Fraxiparin và Heparin.

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Protamine sulfate cho những trường hợp sau:

  • Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Bệnh nhân không dung nạp thuốc

4. Dạng bào chế – hàm lượng

  • Thuốc tiêm – lọ 50mg/ 5ml, 250mg/ 25ml
  • Bột pha tiêm – lọ 50mg, 100mg và 250mg

5. Cách sử dụng – liều lượng

Thuốc Protamine sulfate được sử dụng bằng cách truyền nhỏ giọt tĩnh mạch với tốc độc 5mg/ phút hoặc tiêm tĩnh mạch chậm. Liều lượng thuốc phụ thuộc vào liều Heparin người bệnh sử dụng.

thuốc protamine sulfate
Thuốc Protamine sulfate được sử dụng bằng cách truyền nhỏ giọt tĩnh mạch hoặc tiêm tĩnh mạch chậm

Mỗi 1mg Protamine sulfate trung hòa khoảng 100 IU thuốc Heparin. Tuy nhiên không nên sử dụng hơn 50mg Protamine sulfate trong mỗi lần tiêm.

Nồng độ Heparin trong máu giảm nhanh, vì vậy cần theo dõi và hiệu chỉnh liều tiêm Protamine sulfate.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc trong nhiệt độ 15 – 30 độ hoặc có thể đặt thuốc trong ngăn mát tủ lạnh (2 – 8 độ C). Dung dịch đã pha cần bảo quản trong tủ lạnh và phải dùng trong vòng 24 giờ.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Protamine sulfate

1. Thận trọng

Phải tiêm chậm hoặc truyền nhỏ giọt thuốc Protamine sulfate. Tiêm quá nhanh có thể gây hạ huyết áp đột ngột, chậm nhịp tim hoặc làm phát sinh choáng phản vệ. Khi tiêm thuốc cho bệnh nhân, cần chuẩn bị các phương tiện trong trường hợp sốc thuốc.

Thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân đã từng sử dụng Protamine và người bị dị ứng với cá. Vì thuốc tổng hợp từ tinh dịch và tinh hoàn cá. Ngoài ra, chỉ sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú trong trường hợp cần thiết.

thuốc protamine sulfate
Chỉ sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú khi thực sự cần thiết

Hầu hết các tác dụng phụ của thuốc đều phát sinh do tiêm tĩnh mạch quá nhanh. Khi dùng với liều cao, thuốc Protamine sulfate có thể làm giãn mạch ngoại vi và tác động trực tiếp lên cơ tim.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Trụy tim mạch
  • Chậm nhịp tim
  • Khó thở
  • Sốc
  • Giảm huyết áp đột ngột

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Chảy máu (thường do dùng quá liều)
  • Phản ứng phản vệ
  • Phù phổi
  • Tăng huyết áp động mạch phổi
  • Tăng huyết áp toàn thân

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Cảm giác nóng bức
  • Mệt mỏi
  • Đau lưng
  • Nôn mửa
  • Đỏ bừng mặt
  • Buồn nôn

Phản ứng phản vệ có thể gây tử vong. Vì vậy cần trang bị các phương tiện khi tiêm truyền thuốc nhằm dự phòng tình trạng sốc thuốc.

3. Tương kỵ

Protamine sulfate tương kỵ với kháng sinh nhóm penicillin và cephalosporin. Khi sử dụng thuốc ở dạng truyền tĩnh mạch, cần pha bột đông khô với dung dịch natri clorid 0.9% và dextrose 5%.

4. Quá liều và cách xử lý

Sử dụng Protamine sulfate quá liều có thể gây chảy máu. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ được truyền huyết tương tươi đông lạnh hoặc truyền máu để bù lượng máu đã mất. Có thể truyền dịch, dùng Dopamin hoặc Dobutamin để điều trị tình trạng hạ huyết áp.

Người bị bệnh tim có nên uống cà phê không?

Bị bệnh tim có nên uống cà phê không? Chia sẻ từ Bác sĩ

Bị bệnh tim có nên uống cà phê không là câu hỏi được quan tâm hiện nay. Bởi có nhiều...

Triệu chứng nhận biết đột quỵ thoáng qua

Đột Quỵ Thoáng Qua: Triệu chứng và Cách chẩn đoán, Xử Lý

Cơn đột quỵ thoáng qua xuất hiện khi có sự hiện diện bất thường của cục máu đông làm tắc...

Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu?

Nhồi Máu Cơ Tim Sống Được Bao Lâu? Chia Sẻ Từ Bác Sĩ

Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia...

Huyết áp cao là gì? Dấu hiệu nhận biết

Huyết Áp Cao: Nguyên nhân, Biểu hiện và Cách khắc phục

Huyết áp cao là tình trạng chỉ số áp lực máu lên thành động mạch vượt mức an toàn. Đây...

Sơ cứu và điều trị tai biến mạch máu não ở người trẻ

Tai Biến Mạch Máu Não Ở Người Trẻ: Báo Động Nguy Hiểm

Tai biến mạch máu não ở người trẻ có xu hướng ngày càng gia tăng. Tình trạng này đáng báo...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.