Thuốc Dofetilide là thuốc gì? Liều dùng thuốc như thế nào?
Thuốc Dofetilide thuộc nhóm thuốc chống loạn nhịp tim nhóm III với tên thương hiệu là Tikosyn. Thuốc được chỉ định điều trị các vấn đề về tim như rung tâm nhĩ, suy tim, nhịp tim không ổn định. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng giảm nguy cơ đông máu, đột quỵ và đau tim ở người lớn.
- Tên biệt dược: Tikosyn
- Tên hoạt chất: Dofetilide
- Phân nhóm: Thuốc chống loạn nhịp tim
- Dạng bào chế: Viên nang
I. Những thông tin cần biết về thuốc Dofetilide
1. Thành phần thuốc
Trong mỗi viên nang thuốc Dofetilide chứa thành phần hoạt chất Dofetilide và một số thành phần tá dược vừa đủ một viên.
2. Công dụng
Thuốc Dofetilide thuộc nhóm thuốc chóng loạn nhịp tim nhóm III. Đây là loại thuốc được các chuyên gia chỉ định để điều trị một số vấn đề về tim với các công dụng sau:
- Trị chứng rung tâm nhĩ
- Trị suy tim
- Hỗ trợ phục hồi nhịp tim, duy trì sự ổn định của nhịp tim
- Ngăn chặn các xung điện, các tác nhân gây ra rối loạn nhịp tim
- Giảm nguy cơ đông máu
- Giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ
3. Chống chỉ định sử dụng
Thuốc Dofetilide chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc. Hoặc các đối tượng thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có vấn đề về tim hoặc bệnh tim
- Mắc hội chứng QT
- Có vấn đề về gan hoặc thận, rối loạn chức năng gan hoặc thận
- Lượng kali hoặc magiê trong máu thấp
- Phụ nữ đang mang thai hoặc có dự định mang thai
- Phụ nữ đang trong quá trình cho con bú
Bên cạnh đó còn có một số đối tượng khác không được khuyến nghị sử dụng thuốc. Do đó, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi có ý định sử dụng thuốc Dofetilide để điều trị bệnh.
Tham khảo thêm: Thuốc Noklot có công dụng chữa bệnh như thế nào?
4. Dược lý, cơ chế hoạt động
Cơ chế hoạt động
Hoạt chất Dofetilide là sự phong tỏa kênh ion tim nhanh chóng của dòng kali chỉnh lưu chậm. Sự ức chế kênh kali dẫn đến kéo dài thời gian hành động và thời gian chịu lửa hiệu quả.
Dược lực học
Thuốc Dofetilide là một loại thuốc chống loạn nhịp tim, giúp kéo dài thời gian tiềm năng tác động của tim. Loại thuốc này được chỉ định để duy trì nhịp xoang bình thường.
Thuốc Dofetilide làm tăng thời gian tiềm tàng hành động phụ thuộc vào nồng độ chủ yếu là do quá trình tái cực chậm. Ở nồng độ lâm sàng phù hợp, Dofetilide không tác dụng lên các kênh natri, thụ thể alpha adrenergic hoặc thủ thể beta adrenrgic. Ở nồng độ bậc độ lớn, Dofetilide chỉ chặn IKr mà không có khối liên kết nào của dòng kali tái cực khác.
Dược động học
Hấp thụ: Thuốc Dofetilide được hấp thụ thuốc qua đường uống, với sinh khả dụng trên 90%. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 2 – 3 giờ sau khi uống thuốc không kèm thức ăn.
Chuyển hóa: Hoạt chất được chuyển hóa chủ yếu ở gan và đường tiêu hóa bởi các enzyme CYP3A4.
Sự trao đổi chất: 80% hoạt chất Dofetilide được đào thải qua thận thông qua sự trao đổi cation bởi các tác nhân can thiệp vào hệ thống.
Bán hủy: Thời gian bán hủy khoảng 10 giờ và dao động trong khoảng 4,8 – 13,5 giờ. Tuy nhiên, thời gian bán hủy còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố sinh lý. Bên cạnh đó, liều dùng thuốc phải được điều chỉnh để ngăn ngừa độc tính do suy giảm chức năng thận.
5. Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: Thuốc Dofetilide được bào chế ở dạng viên nang. Do đó, thuốc được dùng chủ yếu bằng đường uống. Người bệnh nên dùng thuốc cùng với cốc nước lớn. Không sử dụng thuốc để ngậm hay nghiền nát.
Liều dùng thuốc Dofetilide được đề nghị như sau:
+ Liều thông thường thuốc Dofetilide cho người lớn và thanh thiếu niên trên 18 tuổi: Dùng 125 mcg/ lần, mỗi ngày sử dụng một liều hoặc dùng 500 mcg/ ngày, chia thành hai lần uống mỗi ngày. Nếu cần thiết có thể tự điều chỉnh liều dựa trên độ thanh thải creatinin và khoảng QT kéo dài.
+ Liều thông thường thuốc Dofetilide cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 18 tuổi: Không được khuyến cáo sử dụng bởi hiện nay chưa có tài liệu cáo báo và chứng minh công dụng và độ an toàn khi sử dụng thuốc cho nhóm đối tượng này. Chính vì thế, nhóm đối tượng này không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.
6. Bảo quản thuốc
Mỗi loại thuốc sẽ có cách bảo quản thuốc khác nhau, thuốc Dofetilide cũng không phải ngoại lệ. Thông thường, thuốc được bảo quản theo các quy định sau:
- Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát
- Không lưu trữ thuốc trong phòng tắm
- Không để thuốc tiếp trúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
- Cất trữ thuốc ở vị trí cách xa tầm tay trẻ em và thú nuôi, để tránh tình trạng trẻ nuốt phải
- Không sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc bao bì có dấu hiệu hư hỏng và có cách xử lý chúng đúng cách. Không tự ý vứt bỏ thuốc vào bồn cầu hay cống rãnh, như vậy sẽ gây ô nhiễm môi trường
II. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Dofetilide
1. Khuyến cáo khi sử dụng
Để việc điều trị bệnh bằng thuốc đạt được kết quả như mong muốn, trước khi sử dụng người bệnh nên lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Hãy cho bác sĩ của bạn được biết bạn đang sử dụng loại thuốc này trước khi tiến hành các ca phẫu thuật hoặc điều trị nha khoa.
- Thuốc có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu. Do đó, người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc ít nhất 7 ngày và nói cho bác sĩ được biết bạn đang sử dụng loại thuốc này.
- Thuốc chưa được công bố hiệu quả cũng như mức độ an toàn khi sử dụng thuốc Dofetilide cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó, cần hết sức lưu ý khi sử dụng cho đối tượng này, tuyệt đối không được sử dụng khi chưa có sự đồng ý.
- Thường xuyên tiến hành kiểm tra điện tâm đồ tại các cơ sở khám chữa bệnh để được theo dõi triệt để các chứng rối loạn nhịp tim, nếu cần thiết có thể tiến hành các cuộc xét nghiệm máu.
Có thể bạn quan tâm: Thuốc Mibetel điều trị các bệnh tim mạch
2. Tác dụng phụ của thuốc
Việc điều trị bằng thuốc luôn khiến cho nhiều bệnh nhân lo lắng, lo sợ khi gặp phải các tác dụng phụ của thuốc. Những trường hợp nhẹ, các triệu chứng sẽ tự tiêu biến sau một vài ngày, do đó, người bệnh không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, sức khỏe là trên hết, người bệnh không được chủ quan với sức khỏe của mình. Hãy tìm gặp bác sĩ khi bạn gặp phải các triệu chứng sau:
- Rối loạn nhịp tim, nhịp đập không ổn định
- Đau thắt ngực
- Chóng mặt, ngất xỉu
- Khó thở
- Đổ nhiều mồ hôi
- Đau đầu, chóng mặt
- Cơ bắp co giật, cơ bắp yếu
- Hạ lượng kali trong máu
- Kích ứng da: phát ban da, nổi mề đay mẩn ngứa, sưng, phù,…
- Nôn, buồn nôn
3. Tương tác thuốc
Không sử dụng thuốc Dofetilide trong khi bạn đang sử dụng các loại thuốc dưới đây. Hãy nói cho bác sĩ của bạn được biết để bác sĩ có cách xử lý liều dùng và thời gian sử dụng thuốc sao cho phù hợp:
- Amiodarone (Cordarone)
- Clarithromycin (Biaxin)
- Diltiazem (Cardizem)
- Digoxin (Lanoxin, Lanoxicaps, Digitek,…)
- Erythromycin
- Indinavir (Crixivan)
- Fluoxetine (Prozac)
- Fluconazole (Diflucan)
- Furosemide (Lasix)
- Gatifloxacin (Tequin)
- Moxifloxacin (Avelox)
- Metformin (Glucophage, Glucovance,…
- Megestrol (Megace)
- Norfloxacin (Noroxin)
- Sertraline (Zoloft)
- Paroxetine (Paxil)
- Quinin
- Triamterene (Dyrenium)
- Zafirlukast
- Thuốc kháng sinh Fluoroquinolone
- Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin
- Thuốc lợi tiểu: Amiloride (Midamor)
- Thuốc chất ức chế protease
Mặt khác, một số loại thuốc khác không được khuyến cáo sử dụng cùng một lúc với thuốc Dofetilide. Do đó, người bệnh cần hết sức lưu ý, đặc biệt là những loại thuốc sau:
- Thuốc chống trầm cảm: Amitriptyline (Elavil)
- Cimetidin (Tagamet)
- Cisaprid (Propulsid)
- Disopyramide (Norpace)
- Itraconazole (Sporanox)
- Hydrochlorothiazide
- Ketoconazole (Nizoral)
- Trimethoprim (Proloprim, Primsol,…)
- Trimethoprim kết hợp với thuốc sulfamethoxazole (Bactrim, Septra, Cotrimoxazole,…
- Prochlorperazine (Compazine)
- Promethazine (Phenergan)
- Quinidine (Quinaglute, Quinidex Extentabs,…)
- Sotalol (Betapace)
- Verapamil (Calan, Covera-HS, Isoptin,…)
- Ziprasidone (Geodon)
Nhưng đây không hẳn là danh sách đầy đủ về các loại thuốc có thể gây nên sự tương tác với thuốc Dofetilide. Chính vì thế, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về những loại thuốc bạn đang sử dụng kể cả những thuốc điều trị dị ứng, thuốc trầm cảm, thuốc tiểu đường, thuốc điều trị viêm nhiễm HIV, thuốc viêm gan C và một số loại thuốc khác.
Với những thông tin về công dụng cũng như một số khuyến cáo khi sử dụng thuốc Dofetilide, chúng tôi hy vọng sẽ giúp được cho bạn đọc biết thêm thông tin về loại thuốc này. Tuy nhiên, những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo, không thay thế chỉ định từ bác sĩ. Chính vì thế, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa được tiến hành thăm khám và biết rõ mức độ bệnh lý.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Stazemid có công dụng gì?
- Thuốc Trimetazidin là thuốc gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!