Thuốc Trimetazidin là thuốc gì, có những công dụng chữa bệnh gì?

Trimetazidin là thuốc thường được chỉ định để điều trị đau thắt ngực, đau ngực do giảm lượng oxy và lượng máu đến tim. Ngoài ra, thuốc còn dùng để điều trị chứng ù tai và chóng mặt. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về loại thuốc này.

I. Những thông tin cần thiết về thuốc Trimetazidin

  • Tên hoạt chất: Trimetazidine
  • Tên thương hiệu: Vastarel
  • Phân nhóm: Thuốc trị đau thắt ngực
  • Dạng bào chế: Viên nén
Thuốc Trimetazidin
Thuốc Trimetazidin được chỉ định để điều trị đau thắt ngực với tên thương hiệu là Vastarel MR

1. Công dụng của Trimetazidin

Thuốc Trimetazidin được chỉ định để điều trị đau thắt ngực, đau ngực do giảm lượng cung cấp oxy và giảm lượng máu đến tim, hỗ trợ điều trị tim. Trimetazidin là một chất chuyển hóa chống thiếu máu cục bộ. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng cải thiện chức năng tâm thất trái ở một số bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh tim.

2. Thành phần hóa học

Thành phần chính có trong thuốc Trimetazidin là Trimetazidin dihydrochloride.

3. Chống chỉ định sử dụng

Thuốc Trimetazidin chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc hoặc các đối tượng không có nhu cầu điều trị đau thắt ngực. Ngoài ra còn một số trường hợp khác không được yêu cầu sử dụng, bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ các bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

Chống chỉ định sử dụng thuốc cho các đối tượng sau:

  • Bệnh Parkinson, các triệu chứng của bệnh Parkinson
  • Suy thận nặng
  • Hội chứng chân không yên, rối loạn vận động

4. Cơ chế hoạt động

Trimetazidin là chất chuyển hóa chống thiếu máu cục bộ, gây ức chế quá trình oxy hóa axit béo, tăng cường quá trình oxy hóa glucose, ngăn chặn sự giảm nồng độ ATP nội bào.

Thuốc Trimetazidin được hấp thụ vào trong cơ thể tốt thông qua đường uống bằng miệng, được chuyển hóa chủ yếu ở gan thành các chất chuyển hóa không hoạt động. Thuốc được bài tiết thông qua nước tiểu với thời gian bán thải từ 5 – 6 giờ.

5. Cách dùng

Thuốc Trimetazidin được sử dụng qua đường uống, dùng sau khi ăn no 30 phút hoặc dùng với thức ăn mỗi ngày hai lần. Bệnh nhân cần uống nhiều nước để quá trình hấp thụ thuốc vào trong cơ thể diễn ra tốt hơn.

Tham khảo thêm: 9 Loại Thuốc Trị Bệnh Tim Thường Được Bác Sĩ Chỉ Định

6. Liều lượng sử dụng Trimetazidin

Bệnh nhân cần sử dụng thuốc Trimetazidin theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định của bác sĩ, không được điều chỉnh liều lượng sử dụng nếu không thật sự cần thiết.

Liều dùng thuốc Trimetazidin cho người lớn:

Dùng 40 – 60 mg cho mỗi ngày, chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Liều dùng thuốc Trimetazidin cho trẻ em:

Chưa được nghiên cứu và quyết định sử dụng, tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc Trimetazidin cho trẻ em.

Sử dụng thuốc Trimetazidin theo sự hướng dẫn của bác sĩ
Sử dụng thuốc Trimetazidin theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ

7. Bảo quản thuốc

Thuốc Trimetazidin được bảo quản ở nhiệt độ phòng (30°C), tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, thuốc cần được cất trữ ở vị trí cách xa tầm tay của trẻ và thú nuôi.

Đối với thuốc đã quá hạn sử dụng, bệnh nhân không được tự ý vứt bỏ thuốc vào bồn cầu hoặc cống rãnh khi chưa có chỉ định. Tham khảo ý kiến từ bác sĩ, dược sĩ chuyên môn hoặc nhân viên y tế để có cách xử lý thuốc quá hạn đúng cách.

Tham khảo thêm: Nhịp Tim Nhanh Uống Thuốc Gì Để Phòng Chống Bệnh?

II. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Trimetazidin

1. Thận trọng khi dùng thuốc

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc Trimetazidin để điều trị bệnh, bệnh nhân cần chú ý để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn hoặc bệnh tình chuyển hướng nghiêm trọng:

  • Không sử dụng thuốc Trimetazidin để điều trị bệnh cho phụ nữ mang thai, thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi có thể dẫn đến quái thai.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú cần cân nhắc giữ việc cho con bú và dùng thuốc, thuốc có thể truyền sang con trẻ bằng đường cho bú.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc cho trẻ em và người cao tuổi.
  • Thuốc có thể gây buồn ngủ, bệnh nhân cần thận trọng trong việc vận hành máy móc, điều khiển phương tiện giao thông.
  • Hạn chế tối thiểu việc sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có cồn, trà đặc,…

2. Tác dụng phụ

Việc sử dụng thuốc luôn khiến cho nhiều bệnh nhân lo lắng về tác dụng phụ của thuốc, tuy nhiên, không phải tác dụng phụ nào cũng nguy hiểm và đáng lo ngại. Những các dụng phụ thông thường có thể sẽ tiêu biến sau vài ngày, bệnh nhân đừng quá lo lắng nhưng không được chủ quan với sức khỏe của mình. Hãy nhận sự trợ giúp của bác sĩ khi bạn gặp các trường hợp sau:

  • Đau đầu
  • Buồn nôn, nôn, ói mửa
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Mệt mỏi, chóng mặt
  • Dị ứng, ngứa, nổi mề đay

Các tác dụng phụ hiếm gặp như:

  • Rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh
  • Đánh trống ngực
  • Hạ huyết áp thế đứng
  • Hạ huyết áp động mạch

3. Tương tác thuốc

Thuốc Trimetazidin được kết hợp sử dụng cùng với một số loại thuốc khác để điều trị đau thắt ngực. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng có thể kết hợp để điều trị, bệnh nhân không được tự ý kết hợp hoặc cần thận trọng khi sử dụng.

Bệnh nhân cần kê khai đầy đủ các loại thảo dược, vitamin hay thuốc đặc hiệu đang sử dụng cho bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Thận trọng khi điều trị bệnh bằng thuốc Trimetazidin cùng với các loại thuốc, thảo dược, vitamin khác

Bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng lộ trình để đạt được kết quả điều trị như mong muốn, không được quên liều hoặc quá liều và không được quá chủ quan với sức khỏe của mình, khi gặp các triệu chứng bất thường cần ngưng sử dụng thuốc và tìm gặp bác sĩ để được trợ giúp.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về thuốc Trimetazidin, tuy nhiên, nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế lời khuyên của bác sĩ. Bệnh nhân có nhu cầu sử dụng thuốc, vui lòng hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng để tránh hậu quả về sau.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh tim có nên uống trà không?

Bệnh Tim Có Nên Uống Trà Không? Tốt Hay Là Hại?

Bệnh tim có nên uống trà không? Người bệnh có thể sử dụng trà với lượng vừa đủ để cải...

Một số tác dụng phụ của dầu cá bạn cần lưu ý

Người cao huyết áp có nên uống dầu cá (Omega 3) không?

Người cao huyết áp có nên uống dầu cá (Omega 3) không? Các chuyên gia cho biết, dầu cá chứa...

Triệu chứng nhận biết đột quỵ thoáng qua

Đột Quỵ Thoáng Qua: Triệu chứng và Cách chẩn đoán, Xử Lý

Cơn đột quỵ thoáng qua xuất hiện khi có sự hiện diện bất thường của cục máu đông làm tắc...

Thông tin cơ bản về cây óc chó

Cây Óc Chó Chữa Hở Van Tim Có Thật Sự Tốt Như Lời Đồn?

Cây óc chó được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhất là đối với sức khỏe...

Sơ cứu đột quỵ bằng kim là gì? Có nên thực hiện?

Sơ Cứu Đột Quỵ Bằng Kim Có Thật Sự Là Cách Tốt?

Sơ cứu đột quỵ bằng kim là phương pháp được nhiều người truyền tai nhau. Thực hư mẹo chữa này...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *