Decocort Cream là thuốc gì? Tác dụng, cách dùng và khuyến cáo

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Decocort Cream là thuốc hoạt động dựa trên cơ chế giảm chất gây viêm và dị ứng, ức chế sự phát triển của nấm men. Sản phẩm được dùng để trị những trường hợp: nhiễm nấm âm đạo, bệnh ngoài da, phát ban, dị ứng, đau do côn trùng cắn, da bong tróc vảy, viêm da…

Decocort Cream
Decocort Cream: thuốc diệt nấm và kháng sinh tại chỗ được dùng điều trị bệnh da liễu phổ biến hiện nay.

  • Tên biệt dược: Decocort Cream
  • Phân nhóm: Thuốc diệt nấm và ký sinh trùng tại chỗ

I. Thông tin về thuốc Decocort Cream

Tham khảo kĩ những thông tin cung cấp về sản phẩm Decocort Cream ngay sau đây để dùng thuốc đúng mục đích, tránh những tác dụng phụ không đáng có.

1. Thành phần chính

Trong mỗi gram Decocort Cream có chứa dược chất chính là:

2. Công dụng

Decocort Cream được dùng để điều trị, kiểm soát, cải thiện và phòng ngừa một số bệnh lý và triệu chứng sau:

  • Nhiễm nấm tại âm đạo và âm hộ kèm viêm.
  • Chàm phát ban trên da do vi khuẩn hoặc nấm
  • Ngứa
  • Dị ứng
  • Bị côn trùng cắn
  • Da bong tróc vẩy
  • Viêm da
  • Vấn đề về miễn dịch

Decocort Cream cũng được dùng cho những mục đích điều trị không được liệt kê trong hướng dẫn bên trên.

3. Chống chỉ định

Không dùng Decocort Cream cho những đối tượng sau:

  • Bệnh nhân dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Người bị tổn thương da do nhiễm vi rút như: zona, thủy đậu, herpes giác mạc.

4. Dạng và hàm lượng

Decocort có ở dạng kem, gel, thuốc mỡ, dung dịch. Trong đó, Decocort dạng kem có nồng độ: 0,5%, 1%, 2,5%.

5. Liều dùng

Những thông tin dưới đây chỉ cung cấp liều dùng trung bình. Liều dùng thuốc có thể thay đổi tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tình trạng bệnh lý đang mắc phải. Đọc kĩ hướng dẫn được in trên nhãn dán hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi dùng thuốc trên để điều trị.

  • Bôi thuốc lên khu vực da bị bệnh hay tổn thương 2 lần/ ngày, massage nhẹ nhàng cho thuốc thấm vào da.
  • Dùng thuốc liên tục, đều đặn để đảm bảo hiệu quả trị bệnh.

6. Hướng dẫn sử dụng

Đọc kĩ thông tin về hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi thăm ý kiến của chuyên gia trước khi dùng:

  • Thuốc chỉ được dùng bôi da tại chỗ, không được tiêm hoặc uống.
  • Không băng kín vết thương trên da sau khi bôi thuốc (trừ khi được bác sĩ chỉ định như vậy). Không bôi thuốc lên khu vực da quanh tã ở đối tượng trẻ em.
  • Không sử dụng trên mặt, nách hoặc vùng háng trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Không bôi thuốc lên vết thương hở, vùng da bị khô, nứt nẻ, cháy nắng hay bị kích ứng.
  • Không rửa vùng da vừa bôi thuốc ngay sau khi thoa kem Decocort Cream.
  • Ngừng dùng thuốc điều trị khi nhận thấy triệu chứng bệnh đã được kiểm soát.
  • Sau hai tuần dùng thuốc, nếu như nhận thấy triệu chứng bệnh không có biểu hiện cải thiện, cần liên hệ với chuyên gia để có biện pháp xử lý phù hợp.

7. Thận trọng

Thận trọng dùng thuốc cho những đối tượng sau:

  • Phụ nữ mang thai: Hiện tại, vẫn chưa có thông báo về nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi sau khi dùng Decocort bôi da tại chỗ. Tuy nhiên, đã có những chứng cứ cho thấy thuốc làm tăng nguy cơ quái thai ở những động vật được đưa vào thử nghiệm. Vì thế, phụ nữ mang thai cần đặc biệt thận trọng, tốt nhất chỉ nên dùng thuốc khi chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Phụ nữ đang cho con bú: Người ta không biết việc dùng Decocort tại chỗ có đủ khiến cho thành phần trong thuốc bài tiết bằng con đường sữa mẹ hay không. Chỉ nên dùng thuốc khi lợi ích đem lại cao hơn tác dụng phụ tiềm ẩn. Để giảm thiểu khả năng tiếp xúc, các chuyên gia khuyên các bà mẹ hãy dùng thuốc liều lượng nhỏ, điều trị trong thời gian ngắn nhất khi cho con bú.
  • Trẻ em: Mức độ an toàn khi dùng Decocort dạng kem cho bệnh nhi chưa được kiểm nghiệm. Các chuyên gia cho biết, nếu bệnh nhi dùng Decocort với hàm lượng cao, trong thời gian kéo dài có thể gây ức chế trục HPA và hội chứng Cushing, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của trẻ nhỏ.

8. Bảo quản

Bảo quản Decocort Cream ở nơi khô ráo, thoáng mát ở nhiệt độ phòng. Đặt thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.

II. Những điều cần lưu ý khi dùng Decocort Cream

Khi dùng Decocort Cream điều trị bệnh về da, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để cân nhắc những lợi ích và rủi ro tiềm năng có thể mắc phải.

1. Khuyến cáo

Người bệnh cần lưu ý những khuyến cáo sau:

Decocort (Hydrocortison) có thể tạo ra sự ức chế trục hạ đồi – tuyến yên – thượng thận (HPA), gây thiếu glucocorticosteroid. Điều này có thể xảy ra trong hoặc sau khi ngừng điều trị. Các yếu tố dẫn đến ức chế trục HPA bao gồm sử dụng corticosteroid có hiệu lực cao, diện tích bề mặt điều trị lớn, sử dụng kéo dài, sử dụng băng gạc, suy gan… Đối tượng trẻ em dễ bị phản ứng toàn thân hơn so với những đối tượng khác. Nếu quá trình ức chế xảy ra, người bệnh nên giảm liều lượng thuốc hoặc điều trị thay thế bằng thuốc khác có dược tính nhẹ hơn.

Ngoài ra, dùng corticosteroid tại chỗ cũng có thể gây các triệu chứng toàn thân như: hội chứng Cushing, tăng đường huyết, đái tháo đường…

2. Tác dụng phụ

Dưới đây là danh sách những tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng kem Decocort Cream điều trị. Cần lưu ý không phải ai cũng xuất hiện tác dụng phụ. Có một số tác dụng phụ hiếm gặp nhưng không phải lúc nào cũng có thể xảy ra.

Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu như nhận thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường sau đây:

  • Da ngứa ran
  • Nổi mẩn đỏ
  • Da bị châm chích
  • Mỏng da, teo da (do dùng thường xuyên và kéo dài)
  • Nhiễm trùng da
  • Phản ứng dị ứng (viêm da tiếp xúc) tại vị trí bôi thuốc điều trị
  • Da bị bầm tím

Ở một số đối tượng có thể xuất hiện những triệu chứng hiếm gặp hơn, bao gồm:

  • Giảm thị lực, đục thủy tinh thể (trong trường hợp thuốc bị dây vào mắt).
  • Chuột rút
  • Giòn xương
  • Ức chế tuyến yên – tuyến thượng thận
  • Đau nhức đầu
  • Căng thẳng, lo âu
  • Rậm lông, tóc

Dùng Decocort Cream trong thời gian dài có thể gây ức chế hoạt động của tuyến thượng thận.

Danh sách trên chưa bao gồm những tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng Decocort Cream điều trị bệnh da liễu. Khi gặp những biểu hiện bất thường (kể cả những biểu hiện không được liệt kê bên trên) sau quá trình dùng thuốc, nên nhanh chóng liên hệ bác sĩ để có biện pháp khắc phục sớm và kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Việc dùng Decocort Cream cùng với nhiều loại kem bôi da khác cùng một thời điểm có thể gây hiện tượng tương tác thuốc. Điều này có thể ảnh hưởng đến dược tính của thuốc điều trị hoặc làm gia tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ.

Để tránh hiện tượng trên xảy ra, trước khi dùng thuốc trên điều trị, bạn nên thông báo với chuyên gia tất cả dược phẩm đang dùng (bao gồm thuốc không kê đơn và kê đơn, thuốc thảo dược, vitamin). Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa hoặc kiểm soát được tình trạng tương tác thuốc.

Decocort Cream có thể tương tác với các sản phẩm sau:

  • Aminoglutethimide
  • Amphotericin B
  • Gentamicin
  • Amobarbital
  • Axit ascoricic
  • Aspirin
  • Cyclosporine
  • Furosemide

4. Nên làm gì khi thiếu liều/ quá liều?

Khi nhận ra dùng thiếu liều Decocort Cream, hãy bôi thuốc ngay sau khi nhớ ra. Trong trường hợp liều bị bỏ lỡ gần với liều kế hoạch, nên bỏ qua và tiếp tục dùng thuốc đúng như lịch trình.

Không dùng thuốc quá liều quy định bởi thuốc có thể gây tác dụng phụ hoặc ngộ độc nghiêm trọng. Nếu như xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng do ngộ độc Decocort Cream khi dùng quá liều, nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Không đưa thuốc cho người khác kể cả khi họ xuất hiện những biểu hiện tương tự.

Trên đây là một số thông tin về Decocort Cream. Thông tin trên không thay thế cho chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình dùng thuốc điều trị, nếu có bất kì thắc mắc hay xuất hiện những biểu hiện bất thường, nên hỏi thăm ý kiến bác sĩ để được giải đáp hoặc có biện pháp ứng phó kịp thời.

Xem thêm

Rụng tóc do kéo giãn là gì? Điều trị như thế nào?

Rụng tóc do kéo giãn là tình trạng xảy ra khi bạn thường xuyên búi tóc, cột tóc đuôi ngựa,...

Xóa vết chàm ở đâu uy tín tại TP.HCM và HÀ NỘI?

Chàm sắc tố bẩm sinh (còn gọi là bớt) xuất hiện các sắc tố melanocyte xâm lấn sâu xuống vùng...

Bệnh chốc lở ở trẻ em

Chốc lở ở trẻ em cần chăm sóc và điều trị bệnh kịp thời

Chốc lở là bệnh nhiễm trùng da thường gặp có thể khởi phát ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, bệnh...

Giải pháp “vàng” điều trị viêm da tiếp xúc tận gốc, ngăn chặn tái phát từ thảo dược

Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm nhiễm gây ra bởi hàng nghìn yếu tố dị nguyên khác nhau....

Bị rụng tóc nên bổ sung vitamin gì để cải thiện?

Tương tự các cơ quan trên cơ thể, tóc cần vitamin và dưỡng chất để phát triển và duy trì...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.