Thuốc Cézil: Công dụng, tác dụng phụ, cách sử dụng
Cézil là một loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị các bệnh dị ứng, chẳng hạn như viêm mũi dị ứng, nổi mề đay.
- Tên hoạt chất: Cézil-D®
- Tên biệt dược: Cézil-D®
- Phân nhóm: thuốc kháng histamin và chống dị ứng
I/ Thông tin về thuốc Cézil
1. Thành phần
Cetirizine dihydrochloride vốn là một dẫn xuất của Cetirizine.
2. Tác dụng
Thuốc Cézil là một loại thuốc kháng histamin được dùng để làm giảm tác dụng của histamin hóa học tự nhiên trong cơ thể. Histamin có thể gây ra các triệu chứng gồm hắt hơi sổ mũi, chảy nước mắt/chảy nước mũi, ngứa. Cụ thể, tác dụng của thuốc Cézil là:
- Làm giảm các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng lâu năm do các chất gây dị ứng như lông thú, bụi bẩn, nấm mốc,…Các triệu chứng được điều trị hiệu quả bao gồm hắt hơi, chảy nước mũi/mắt, ngứa mũi/mắt.
- Điều trị ngứa và sưng do nổi mề đay mãn tính (phát ban)
Thuốc Cézil có thể được sử dụng cho các mục đích khác không được liệt kê trong hướng dẫn.
3. Chống chỉ định
Thuốc dạng viên: Thuốc Cézil không nên sử dụng cho một số trường hợp đặc biệt như bệnh nhân suy gan, giảm chức năng thận. Những nguy cơ có thể xảy ra như tắc nghẽn bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, bí tiểu, tăng nhãn áp nên được xem xét.
Thuốc dạng syrup: chống chỉ định cho bệnh nhân quá mẫn cảm với Cezil dihydrochloride, hydroxyzine, bất kỳ dẫn xuất piperazine hoặc bất kỳ tá dược nào của Cezil. Những bệnh nhân suy thận nặng (CrCl <10 ml/phút), không dung nạp galactose, thiếu lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc Cézil.
Mặc dù các nghiên cứu trên động vật liều cao đã tiết lộ không có bằng chứng sử dụng thuốc Cézil gây quá thai, nhưng thuốc chỉ được khuyến cáo sử dụng trong thai kỳ khi cần thiết. Và phụ nữ có thai, cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
4. Liều dùng
Sử dụng thuốc Cézil theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Hoặc kiểm tra trên nhãn thuốc để xem hướng dẫn định lượng chính xác.
Dưới đây là liều dùng tham khảo:
- Trẻ em từ 6 tháng đến dưới 2 tuổi: uống 2,5 mg (½ thìa cà phê) mỗi ngày một lần.
- Trẻ em từ 12 tháng đến 23 tháng tuổi có thể tăng lên tối thiểu 5mg mỗi ngày (½ muỗng cà phê – 2,5 mg) mỗi 12 giờ.
- Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi uống liều khởi đầu là 2,5 mg (½ thìa cà phê) sirô mỗi ngày một lần. Nhóm tuổi này có thể tăng lên liều tối đa là 5mg mỗi ngày cho 1 muỗng cà phê sirô (mỗi ngày một lần hoặc 12 giờ một lần), hay một viên nén 5mg nhai một lần mỗi ngày.
- Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi uống từ 5mg đến 10mg mỗi ngày một lần tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
- Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn uống liều khởi đầu từ 5mg đến 10mg mỗi ngày, tùy thuộc vào sự nghiêm trọng của triệu chứng. Thuốc Cézil dùng như một liều duy nhất hàng ngày.
- Những bệnh nhân từ 77 tuổi trở lên dùng 5mg mỗi ngày một lần.
- Bệnh nhân suy gan, giảm chức năng thận từ 12 tuổi trở lên uống 5mg mỗi lần/ngày. Bệnh nhân từ 6 đến 12 tuổi sử dụng liều khuyến cáo thấp hơn, khoảng 2,5mg (½ muỗng cà phê) sirô. Bệnh nhân dưới 6 tuổi có chức năng thận, gan suy giảm không được khuyến cáo sử dụng.
5. Bảo quản thuốc
Bảo quản thuốc Cézil tránh nơi ẩm ướt, nơi có nhiều ánh sáng, nhiệt độ phòng thích hợp. Không bảo quản trong nhà tắm, ngăn đá và giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước. Thuốc quá hạn hay không thể sử dụng nên được vứt đúng cách.
Tham khảo thêm: Thuốc giải độc Sodium Thiosulfate: liều dùng và tác dụng phụ
II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Cézil
1. Khuyến cáo khi dùng
Khi dùng thuốc Cézil, bạn nên lưu ý:
- Sử dụng chính xác như hướng dẫn trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng liều lượng ít hơn hoặc nhiều hơn khuyến cáo.
- Không lấy thuốc ra khỏi vỉ trước khi bạn sẵn sàng uống thuốc.
- Chắc chắn rằng tay của bạn khô ráo khi bạn mở vỉ thuốc.
- Viên thuốc Cézil có thể dùng với nước hoặc không cần nước, viên thuốc tan nhanh nên có thể nuốt bằng nước bọt.
- Thuốc có thể gây buồn ngủ nên hãy cẩn thận khi bạn lái xe, làm công việc đòi hỏi sự tỉnh táo
- Không nên uống rượu khi sử dụng thuốc Cézil vì có thể làm tăng một số tác dụng phụ
2. Tác dụng phụ của thuốc
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra nếu như khi sử dụng thuốc Cézil như:
- Hệ thần kinh tự chủ: chán ăn, đỏ bừng, bí tiểu, tăng tiết nước bọt.
- Tim mạch: tăng huyết áp, suy tim, nhịp tim nhanh,…
- Hệ thần kinh trung ương và ngoại vi: mất điều hòa, rối loạn, chuột rút, đau nửa đầu, rối loạn tri giác, tăng động, căng cơ,…
- Tiêu hóa: rối loạn chức năng gan, táo bón, khó tiêu, đầy hơi, viêm dạ dày, trĩ, tăng sự thèm ăn, xuất huyết trực tràng, viêm miệng, lưỡi đổi màu, phù lưỡi,…
- Sinh dục: viêm bàng quang, tiểu khó, tiểu ra máu, tiểu không tự chủ, nhiễm trùng đường tiết niệu,…
- Tiền đình: điếc, ù tại, giảm thính giác, đau tai
- Chuyển hóa/dinh dưỡng: mất nước, đái tháo đường, khát nước
- Cơ xương khớp: đau khớp, viêm khớp, yếu cơ, đau cơ,…
- Tâm thần: kích động, mất trí nhớ, lo lắng, mất ngủ, căng thẳng, rối loạn giấc ngủ, mất cảm xúc, hưng phấn, giảm ham muốn tình dục, mất tập trung,…
- Hệ hô hấp: viêm phế quản, khó thở, tăng đờm, viêm phổi, rối loạn hô hấp, viêm mũi, viêm xoang, nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Sinh sản: đau bụng kinh, đau vú, chảy máu giữa chu kỳ, viêm âm đạo,..
- Nội mô: hạch bạch huyết
- Da liễu: mụn trứng cá, rụng tóc, phù mạch, phồng rộp, viêm da, da khô, chàm, phát ban ban đỏ, nhọt, tăng sừng, tăng sắc tố, tăng tiết mồ hôi, phản ứng nhạy cảm với ánh sáng, ngứa, ban xuất huyết, tiết bã nhờn, nổi mề đay
- Tầm nhìn: mù lòa, viêm kết mạc, đau mắt, tăng nhãn áp, xuất huyết mắt,…
- Các giác quan đặc biệt: mất vị giác, chứng loạn khứu giác
- Toàn thân: suy nhược, phù nề, tăng cân, khó chịu,…
Mặc dù hiếm gặp nhưng các tác dụng phụ có khả năng tiến triển nghiêm trọng hơn như sốc phản vệ, ứ mật, co giật, viêm cầu thận, ảo giác, thiếu máu, rối loạn vận động, hạ huyết áp nặng, thai nhi chết, trầm cảm, giảm tiểu cầu,…
3. Tương tác thuốc
Thuốc Cézil dạng viên không được khuyến cáo sử dụng chung với chất ức chế monoamine oxidase (MAO) vì có thể kéo dài và tăng cường tác dụng ức chế kháng cholinergic và CNS của Cézil. Không sử dụng đồng thời với thuốc gây hại cho thính giác (ototoxic medication) có thể gây nên các triệu chứng hại thính giác như chóng mặt, ù tai,…Tránh sử dụng với thuốc nhạy cảm ánh sáng vì có thể gây ra hiệu ứng quang hóa (photosensitizing effects).
Không có tương tác giữa Cézil với pseudoephedrine, cimetidin, ketoconazol, erythromycin và azithromycin. Nhưng độ thanh thải của Cézil giảm khi dùng chung với theophylline (400 mg mỗi ngày một lần). Mức độ phơi nhiễm của Cézil tăng hơn 40% khi dùng với ritonavir.
4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều
# Làm thế nào nếu bạn nên một liều?
Nếu như bạn bỏ lỡ một liều, hãy dùng nó càng sớm càng tốt. Nếu nó gần đến thời gian cho liều tiếp theo thì bạn hãy bỏ qua liều đã quên, uống liều tiếp theo như kế hoạch. Không nên dùng 2 liều cùng lúc.
# Làm thế nào nếu tôi dùng quá liều?
Nếu sử dụng quá liều, người bệnh nên thông báo với cơ sở y tế gần nhất nếu thấy các triệu chứng nghiêm trọng. Các biện pháp y tế sẽ hỗ trợ điều trị triệu chứng.
5. Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?
Nếu xuất hiện các tác dụng phụ, người bệnh nên ngừng thuốc để điều trị triệu chứng. Không tự ý ngưng thuốc khi thấy bệnh đã thuyên giảm, sử dụng đúng liều lượng trong thời gian chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp các triệu chứng bệnh lý không được cải thiện, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về thuốc Cézil, nếu có bất cứ câu hỏi nào về việc sử dụng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Những thông tin trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho ý kiến, chẩn đoán, chỉ định của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc bôi ngoài da Philderma: Tác dụng, chống chỉ định và thận trọng
- Thuốc Cephalosporin: công dụng, liều dùng, tác dụng phụ
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!