Cepacol là gì? Sản phẩm này có những công dụng gì?

Những cơn ho khò khè về đêm hay khi trời trở lạnh, cơn đau rát cổ họng luôn khiến bạn khó chịu và mệt mỏi. Những cơn ho hay cơn đau rát ấy sẽ không còn khi bạn sử dụng sản phẩm trị ho, trị viêm họng của Cepacol. Vậy, sản phẩm này có những dạng bào chế nào, cách dùng ra làm sao, hãy tham khảo bài viết được chúng tôi chia sẻ dưới đây để biết thêm thông tin.

Những thông tin cần biết về Cepacol
Những thông tin cần biết về Cepacol
  • Tên sản phẩm: Cepacol® Instamax, Cepacol® Extra Strength, Cepacol® Antibacterial
  • Xuất sứ: Nước Anh
  • Dạng bào chế: Viên ngậm, Dung dịch súc miệng

I. Những thông tin cần biết về sản phẩm Cepacol

1. Thành phần hóa học

Thành phần chính có trong mỗi viên ngâm Cepacol bao gồm các hoạt chất sau:

  • Benzocaine
  • Menthol

Thành phần chính có trong mỗi chai nước súc miệng Cepacol:

  • Cetylpyridinium clorua 0,05%

Ngoài ra còn có một số thành phần cấu tạo (thành phần không hoạt động) nên một viên ngậm Cepacol bao gồm:

  • Maltitol
  • Propylene glycol
  • Isomalt
  • Benzocaine
  • Sucralose
  • Tinh dầu bạc hà
  • Nước tinh khiết
  • Hương liệu
  • Natri bicarbonate
  • FD & C đỏ số 40
  • D & C đỏ số 33

2. Công dụng

Cepadol được bào chế dạng viên ngậm, chứa các thành phần giảm đau, kháng khuẩn tối đa vùng hầu họng, với tác dụng giảm đau họng, làm tê liệt các vi khuẩn gây hại, trị ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được sử dụng để điều trị các chứng loét miệng, loét canker.

Đối với Cepacol dạng dung dịch súc miệng, sản phẩm có công dụng kháng khuẩn, kháng virus gây hôi miệng, mang lại một hơi thở thơm mát, giảm các mảng bám trên răng, giúp ngăn ngừa sâu răng, viêm lợi, phòng tránh một số vấn đề về sức khỏe răng miệng.

3. Chống chỉ định sử dụng

Chống chỉ đụng sử dụng Cepacol cho các đối tượng thuộc vào một trong các trường hợp dưới đây:

  • Dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong sản phẩm.
  • Có tiền sử dị ứng với thuốc gây mê tại chỗ như: Benzocaine, Butacaine, Procaine,… hoặc thuốc gây mê khác.
  • Trẻ em dưới 5 tuổi.

4. Phân loại – Hàm lượng

Hiện nay có khá nhiều sản phẩm Cepacol trị ho, đau họng, được bào chế dưới dạng và viên ngậm với hàm lượng và hương vị cụ thể như sau:

Viên ngậm Cepacol Instamax Sore Throat

+ Thành phần hoạt chất trong mỗi viên ngậm:

  • Benzocaine 15 mg
  • Menthol 20 mg

+ Hương vị:

  • Cherry Bắc Cực
  • Berry frost không đường

+ Chống chỉ định sử dụng: Trẻ em dưới 5 tuổi

Viên ngậm Cepacol Extra Strength Sore Throat

+ Thành phần hoạt chất có trong mỗi viên ngậm:

  • Benzocaine 15 mg
  • Menthol 2.3 mg

+ Hương vị:

  • Quả anh đào
  • Mật ong
  • Quýt

+ Chống chỉ định sử dụng: Trẻ em dưới 5 tuổi

Viên ngậm Cepacol Extra Strength Sore Throat & Coung

+ Thành phần hoạt chất có trong mỗi viên ngậm:

  • Benzocaine 7,5 mg
  • Dextromethorphan hydrobromide 5 mg

+ Hương vị: Hỗn hợp Berry

+ Chống chỉ định sử dụng: Trẻ em dưới 5 tuổi

Nước súc miệng Cepacol Antibacterial

+ Thành phần: Cetylpyridinium clorua 0,05%

+ Chống chỉ định sử dụng: Trẻ em dưới 6 tuổi

Nước súc miệng Cepacol Antibacterial
Nước súc miệng Cepacol Antibacterial

5. Cách dùng – Liều lượng

Bạn nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, dược sĩ hoặc sự hướng dẫn của nhà sản xuất khi sử dụng sản phẩm Cepacol. Mặt khác, trước khi sử dụng sản phẩm Cepacol, bạn nên kiểm tra bao bì, ngày sản xuất, hạn sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm đã quá hạn sử dụng hoặc sản phẩm có dấu hiệu hư hỏng, dung dịch chuyển màu.

Hướng dẫn sử dụng viên ngậm Cepacol

+ Người lớn và trẻ em trên 5 tuổi:

Mỗi lần sử dụng một viên ngậm để viên ngậm tan từ từ trong miệng đến khi hết hẳn. Có thể sử dụng lặp lại cho mỗi 2 giờ khi cần thiết hoặc theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Không sử dụng sản phẩm để nhai hoặc nghiền nát, không được nuốt trọn viên ngậm.

+ Trẻ em dưới 5 tuổi:

Không được khuyến cáo sử dụng. Bởi vì, hiện nay chưa có nghiên cứu và chứng minh nào về hiệu quả và mức độ an toàn khi sử dụng cho nhóm đối tượng này.

Hướng dẫn sử dụng nước súc miệng Cepacol

+ Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

Mỗi lần sử dụng 20 ml dung dịch để súc miệng, và vung mạnh trong miệng khoảng 30 – 45 giây. Sau đó nhổ ra và súc miệng lại bằng nước lạnh. Sử dụng hai lần mỗi ngày (sáng sớm và tối trước khi đi ngủ). Lưu ý, không sử dụng dung dịch để nuốt trôi.

+ Trẻ em từ 6 tuổi đến 12 tuổi:

Thận trọng khi sử dụng cho trẻ em từ 6 tuổi đến 12 tuổi. Việc sử dụng sản phẩm phải có sự giám sát của người lớn.

+ Trẻ em dưới 6 tuổi:

Hiện chưa có báo cáo nào về hiệu quả và mức độ an toàn khi sử dụng sản phẩm Cepacol cho trẻ em dưới 6 tuổi. Do đó, phụ huynh không tự ý sử dụng sản phẩm cho trẻ em dưới 6 tuổi khi chưa có sự đồng ý của giới chuyên môn.

Hướng dẫn sử dụng viên ngậm và nước súc miệng Cepacol
Hướng dẫn sử dụng viên ngậm và nước súc miệng Cepacol

6. Bảo quản sản phẩm

Đối với mỗi loại sản phẩm sẽ có cách bảo quản khác nhau. Thông thường, sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, sản phẩm cần được cất trữ ở vị trí cách xa tầm tay của trẻ nhỏ và thú nuôi.

Mặt khác, bạn cũng không được sử dụng các sản phẩm Cepadol quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hư hỏng. Hỏi nhân viên y tế để biết cách xử lý những sản phẩm không sử dụng. Tuyệt đối không tự ý vứt bỏ vào bồn cầu hoặc cống rãnh khi chưa có sự đồng ý.

II. Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng sản phẩm Cepacol

1. Thận trọng khi sử dụng

Ngoài việc sử dụng sản phẩm Cepacol đúng cách, bạn cũng cần trang bị thêm một số thông tin khác trong và trước khi sử dụng sản phẩm này để trị đau họng nhẹ, các chứng ho đau rát cổ họng. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng:

  • Thận trọng khi sử dụng sản phẩm Cepacol cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Bởi vì, trong thuốc có chứa một số thành phần có thể gây hại đến sức khỏe của thai nhi (thuốc truyền sang con qua nhau thai) và con trẻ (thông qua việc cho bú).
  • Tuyệt đối, không sử dụng sản phẩm này cho trẻ em dưới 5 tuổi khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.
  • Các đối tượng mắc bệnh tiểu đường cần thận trọng khi sử dụng và cần thường xuyên theo dõi lượng đường trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm.

2. Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng Cepacol có thể gặp phải các trường hợp không mong muốn của tác dụng phụ gây ra. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của giới dược lý hiện đại, các tác dụng phụ không quá nguy hiểm đến tính mạng nếu phát hiện sớm và được điều trị kịp thời hoặc có thể tự biến mất sau một vài ngày. Người sử dụng cũng không nên quá lo lắng khi sử dụng các sản phẩm của Cepacol. Để an tâm hơn, bạn có thể tìm gặp bác sĩ để được trợ giúp.

Các triệu chứng của tác dụng phụ có thể gặp phải như:

  • Ngứa
  • Phát ban da
  • Nổi mề đay
  • Đau thắt ngực
  • Sốt
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Chóng mặt
  • Đau dạ dày
  • Bệnh tình chuyển hướng xấu

3. Tương tác

Thận trọng khi sử dụng sản phẩm Cepacol đồng thời với các loại sản phẩm khác như thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược, các loại vitamin. Có những loại thuốc sẽ không được giới chuyên môn khuyến nghị phối hợp. Phối hợp sử dụng không đúng cách sẽ gây nên một số biến chứng xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng hoặc có thể làm gia tăng sự ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Chính vì thế, bạn nên cho bác sĩ hoặc dược sĩ được biết tất cả các loại thuốc đang sử dụng.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần biết về sản phẩm Cepacol. Tuy nhiên, nội dung bài viết được chúng tôi chia sẻ chỉ có giá trị tham khảo. Do đó, bạn đọc không tự ý sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là do đâu?

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho – Đừng chủ quan!

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, phụ huynh không nên chủ...

Mẹo chữa viêm họng bằng mật ong nhanh khỏi không cần uống thuốc

Chữa viêm họng bằng mật ong là một trong những mẹo dân gian được rất nhiều người biết đến và...

Đau họng kéo dài không khỏi

Đau họng kéo dài không khỏi và một số vấn đề cần hết sức lưu ý

Đau họng kéo dài không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn là dấu hiệu của...

Cách chữa ho, viêm họng bằng cây rau tần theo dân gian

Rau tần dày lá (húng chanh) có chứa các tinh dầu của hợp chất phenol, salixylat engenol và một số...

Chữa viêm họng bằng lá hẹ là phương pháp an toàn, hiệu quả

Lá hẹ và công dụng chữa viêm họng khiến bạn bất ngờ

Chữa viêm họng bằng lá hẹ là phương pháp có thể khắc phục được các triệu chứng đau rát, vướng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.