Thuốc Cefobid: Liều lượng, cách dùng và tác dụng phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Cefobid được dùng để điều trị tình trạng nhiễm trùng nặng do vi khuẩn gram âm, gram dương hoặc các vi khuẩn đã kháng với kháng sinh họ beta – lactam gây ra. Cụ thể: Nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng da và mô mềm, viêm phúc mạc, viêm nội mạc tử cung… Nắm rõ các thông tin về loại thuốc này sẽ giúp bạn tránh được những vấn đề không mong muốn trong quá trình điều trị.

Thuốc Cefobid và những thông tin cần biết
Thuốc Cefobid và những thông tin cần biết
  • Tên hoạt chất: Cefoperazone
  • Tên biệt dược: Bactapezone 2g, Sulperazone, Huforazone, Prazone-S 1.0g…
  • Nhóm thuốc: Thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc trị ký sinh trùng, kháng virus, kháng nấm.
  • Dạng thuốc: Bột pha tiêm.

I/ Thông tin thuốc Cefobid

Trước khi điều trị bằng Cefobid, bệnh nhân cần nắm một số thông tin sau đây:

1.Thành phần

Cefoperazone Sodium

2. Tác dụng

  • Hoạt chất Cefoperazone thuộc nhóm kháng sinh bán tổng hợp, có khả năng diệt khuẩn bằng cách ức chế sự tổng hợp của tế bào vi khuẩn đang trong thời gian phát triển và phân chia.
  • Cefoperazone là loại kháng sinh mang đến tác dụng kháng khuẩn tương tự như hoạt chất Ceftazidim và được sử dụng bằng đường tiêm.
  • Trước sự tác động của các beta – lactamase do hầu hết các vi khuẩn gram âm tạo ra, Cefoperazone rất bền vững. Chính vì thế mà chúng mang đến hoạt tính mạnh trên phổ rộng của các vi khuẩn như các dòng Enterobacter, Proteus, Citrobacter, Providencia, chủng N. gonorrhoeae tiết penicillinase…
  • So với cephalosporin thế hệ 3  khác, hoạt chất Cefoperazon có tác dụng yếu hơn. Nó thường được sử dụng để chống lại các vi khuẩn kháng với kháng sinh beta – lactam khác.

3. Chỉ định

+ Cefoperazon được sử dụng để điều trị các trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng gây ra bởi các vi khuẩn gram dương, gram âm nhạy cảm. Ngoài ra nó cũng được chỉ định để điều trị các loại vi khuẩn đã kháng với các loại kháng sinh họ beta – lactam khác. Cụ thể như sau:

  •  Nhiễm trùng đường tiết niệu trên và dưới.
  • Nhiễm trùng huyết.
  • Viêm màng não
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới.
  • Nhiễm trùng xương khớp
  • Viêm phúc mạc, viêm đường mật, viêm túi mật và những tình trạng nhiễm trùng khác trong ổ bụng.
  • Nhiễm trùng da và mô mềm.
  • Viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, lậu cầu, các nhiễm trùng khác tại đường sinh dục.

+ Cefoperazon được sử dụng để điều trị dự phòng:

Dự phòng nhiễm trùng sau khi phẫu thuật ở những người bệnh được chỉ định phẫu thuật phụ khoa, vùng bụng, chấn thương chỉnh hình, tim mạch.

Ngoài ra, thuốc Cefobid có thể được sử dụng với các mục đích điều trị khác mà không được chúng tôi liệt kê. Trao đổi với các bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

4. Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc Cefobid cho các trường hợp bị nhạy cảm với các loại kháng sinh thuộc nhóm cephalosporine.

5. Liều dùng thuốc Cefobid

Thuốc Cefobid có thể được dùng bằng cách tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp với liều lượng như sau:

  • Các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình: Liều lượng được chỉ định là 1 – 2g/ lần. Mỗi ngày dùng 2 lần, khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 12 tiếng.
  • Nhiễm khuẩn nặng: Dùng thuốc với liều lượng là 2 – 4g/lần. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.
  • Đối với trẻ em, liều dùng thông thường được chỉ định là 25-100mg/kg/lần mỗi 12 tiếng.
  • Nếu bị bệnh gan hoặc tắc mật: Không sử dụng thuốc 4g/ngày.
  • Những người bị suy thận, không cần phải giảm liều Cefoperazone.

6. Bảo quản

  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm ướt hoặc ánh nắng mặt trời.
  • Để thuốc xa tầm với của trẻ nhỏ.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Cefobid

Cần tuân thủ theo đúng sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng
Cần tuân thủ theo đúng sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng

1. Tác dụng phụ

Trong quá trình điều trị bằng Cefobid, bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề sau đây:

  • Nổi mề đay, ban đỏ.
  • Sốt
  • Làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
  • Giảm prothrombin máu (ít gặp)
  • Thiếu vitamin K, tuy nhiên tình trạng này hiếm khi xảy ra
  • Làm giảm bạch cầu, nhưng có thể hồi phục.
  • Gây ra các phản ứng tại chỗ.

Ngoài ra, tùy vào cơ địa và liều lượng dùng mà thuốc Cefobid có thể gây ra các vấn đề khác mà không được chúng tôi liệt kê. Thông báo với các bác sĩ để được hướng dẫn xử lý khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.

2. Thận trọng khi sử dụng thuốc Cefobid

  • Hoạt chất Cefoperazone chủ yếu được thải trừ qua đường mật. Do đó, nếu cơ thể mắc các bệnh về gan hoặc bị tắc mật, cần phải điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.
  • Phải trao đổi với bác sĩ nếu muốn dùng thuốc cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

3. Tương tác thuốc

Trong khoảng thời gian 72 tiếng đồng hồ sau khi tiêm Cefoperazone, nếu bệnh nhân uống rượu thì có thể gặp phải các triệu chứng giống như phản ứng với disulfiram. Cụ thể như ra mồ hôi, đỏ bừng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn, tim đập nhanh… Do đó, để bảo đảm an toàn, bệnh nhân tránh sử dụng các đồ uống có cồn trong quá trình điều trị bằng Cefobid.

Trên đây là những thông tin tham khảo về thuốc Cefobid. Để được cung cấp một cách chính xác hơn các thông tin về liều lượng, cách dùng, giá thuốc Cefobid, vui lòng liên hệ với các bác sĩ hoặc dược sĩ.

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Ngô Duy LưuNgô Duy Lưu says: Trả lời

    Bsy cho em xin hỏi là Cefobid này khi tiêm cho Trẻ em và không hết 1 lọ thuốc Cefobid thì số lượng còn lại đã pha có để bảo quản trong tủ lạnh để tiêm tiếp không ( Vd tiêm 10h sáng nhưng chỉ hết 450mg, số lượng còn lại 550mg thì để buổi chiều tiêm tiếp không?)

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.