Thuốc Caplor 75mg có những công dụng gì?

Thuốc Caplor 75mg thuộc nhóm thuốc tim mạch, được chỉ định điều trị các biến chứng đau tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não. Ngoài ra, loại thuốc này còn được sử dụng để làm giảm các biến cố xơ vữa động mạch gây nên thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim.

Thuốc Caplor 75mg là thuốc trị bệnh gì? Cần lưu ý những gì khi sử dụng thuốc?
Thuốc Caplor 75mg là thuốc trị bệnh gì? Cần lưu ý những gì khi sử dụng thuốc?
  • Tên biệt dược: Caplor
  • Phân nhóm: Thuốc tim mạch
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Quy cách: Hộp 3 vỉ x 10 viên

I. Những thông tin cần biết về thuốc Caplor 75mg

1. Thành phần thuốc

Thành phần chính có trong thuốc Caplor 75mg bao gồm các chất sau:

  • Thành phần hoạt chất: Clopidogrel ……………………………… 75 mg
  • Thành phần tá dược ……………………………………. vừa đủ một viên

2. Công dụng

Thuốc Caplor 75mg được sử đụng để điều trị và dự phòng các chứng rối loạn do tắc nghẽn mạch huyết khối với các tình trạng như đau tim, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch ngoại biên. Ngoài ra, thuốc Caplor 75mg còn được sử dụng để kiểm soát điều trị và phòng ngừa điều trị đột quỵ và đau tim do cục máu đông phát bệnh.

3. Chống chỉ định sử dụng

Thuốc Caplor 75mg chống chỉ định sử dụng với các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thành phần hoạt chất hoặc một số thành phần tá dược có trong thuốc. Hoặc các đối tượng bị viêm loét dạ dày, bệnh suy gan nặng, xuất huyết nội sọ, trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.

Bên cạnh đó còn có một số đối tượng khác không được khuyến cáo sử dụng loại thuốc này. Để đảm bảo việc sử dụng thuốc không ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh nên hỏi bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.

4. Cách dùng – Liều lượng

Thuốc Caplor 75mg được bào chế dạng viên nang cứng. Do đó, thuốc được khuyên dùng ở dạng đường uống. Để quá trình hấp thụ thuốc được tốt hơn, người bệnh nên sử dụng thuốc cùng với một cốc nước lớn. Tuyệt đối không sử dụng thuốc để ngậm dưới lưỡi hoặc nhai nát.

Thuốc được khuyến cáo sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ hoặc dược sĩ. Nếu có nhu cầu tăng liều dùng, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tăng liều. Bởi vì, sử dụng thuốc quá liều có thể gây nên một số biến chứng có hại đến sức khỏe, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến cho bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Sử dụng thuốc Caplor 75mg theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất
Sử dụng thuốc Caplor 75mg theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất

Thuốc Caplor 75 mg được đề nghị sử dụng với liều dùng tương ứng với tình trạng bệnh lý cụ thể như sau:

Liều dùng cho người lớn

+ Liều dùng điều trị và phòng ngừa đau thắt lưng, nhồi máu cơ tim:

  • Liều ban đầu: dùng 300 mg/ lần
  • Liều thông thường: Dùng 75 mg/ lần (tương ứng với một viên thuốc), mỗi ngày sử dụng một lần
  • Có thể sử dụng kết hợp dùng với thuốc Aspirin với liều lượng như sau: Dùng 75 mg thuốc Caplor và 325 mg thuốc Aspirin cho một liều, mỗi ngày sử dụng một lần

+ Liều dùng điều trị và phòng ngừa các chứng máu đông:

  • Liều dùng: Dùng 75 mg/ lần (tương ứng với một viên thuốc)

+ Liều dùng điều trị hội chứng mạch vành cấp tính đối với những đối tượng nhooifo máu cơ tim:

  • Liều dùng: Dùng 75 mg/ lần, mỗi ngày sử dụng một lần
  • Có thể kết hợp điều trị cùng với thuốc Aspirin với liều lượng sau: Dùng 75 mg thuốc Caplor và 75 mg thuốc Aspirin cho một liều, mỗi ngày sử dụng một lần
Liều dùng cho trẻ em

Hiện nay chưa có báo cáo chính thức về hiệu quả và mức độ an toàn khi dùng thuốc Caplor 75mg cho trẻ em. Chính vì thế, phụ huynh tuyệt đối không sử dụng loại thuốc này cho trẻ em khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn. Thuốc có thể ảnh hưởng lớn đối với có thể trẻ nhỏ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Caplor 75mg:

  • Kiểm tra ngày sản xuất và hạn sử dụng được in trên bao bì thuốc trước khi sử dụng thuốc
  • Đối với người già, người cao tuổi hoặc các đối tượng bệnh suy thận ở mức độ nhẹ và trung bình không cần điều chỉnh liều lượng
  • Các đối tượng bị suy thận nặng, cần giảm liều theo chỉ định của bác sĩ

5. Bảo quản thuốc

Thuốc Caplor 75mg cũng như các loại thuốc khác cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, không cất trữ thuốc trong nhà tắm. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tránh để gần ngọn lửa. Thuốc được khuyến cáo nên để gần tầm tay của trẻ nhỏ và thú nuôi. Trong trường hợp không may trẻ nuốt phải, thuốc gây ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe của trẻ.

Tuyệt đối không sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc thuốc có dấu hiệu hư hỏng. Bạn nên hỏi ý kiến nhân viên y tế hoặc dược sĩ để biết cách xử lý những loại thuốc không dùng. Không tự ý vứt bỏ thuốc vào bồn cầu hoặc đường dẫn ống nước.

6. Giá thành

Thuốc Caplor 75mg được bán với giá là 100.000 đồng/ hộp x 3 vỉ x 10 viên. Tuy nhiên, mức giá này chỉ là mức giá tham khảo, không phải là mức giá niêm yết của nhà sản xuất. Mức giá có thể bị chênh lệch tùy thuộc vào địa chỉ bán hoặc thời điểm mua. Bên cạnh đó, bạn nên tìm mua thuốc tại các cửa hàng y tế uy tín để đảm bảo việc mua thuốc đạt chất lượng, tránh mua hàng nhái, hàng nhập khẩu kém chất lượng.

II. Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc Caplor 75 mg

1. Khuyến cáo khi sử dụng

Bên cạnh việc sử dụng thuốc đúng bệnh lý, đúng liều lượng, người bệnh cũng cần lưu ý đên một số vấn đề dưới đây trước và trong khi sử dụng thuốc để tránh gặp phải các biến chứng không mong muốn:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Kiểm tra ngày sử dụng, hạn sử dụng được in trên bao bì. Kiểm tra bao bì thuốc có bị hư hỏng hay không, kiểm tả tình trạng thuốc có đảm bảo chất lượng.
  • Đối với các bệnh nhân chuẩn bị thực hiện một số phẫu thuật hoặc thủ thuật, nên ngưng sử dụng thuốc trước đó ít nhất 7 ngày.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không được khuyến cáo sử dụng thuốc. Nhóm đối tượng này chưa được giới dược lý hiện đại nghiên cứu và chứng minh mức độ an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các đối tượng có nguy cơ xuất huyết cao do bị tai nạn, chấn thương, xuất huyết trong phẫu thuật,…
  • Đối tượng bị bệnh suy gan, thận cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp, đo điện tim.
Ngoài việc sử dụng thuốc Caplor 75mg, người bệnh nên thường xuyên kiểm độ tim mạch tại các cơ sở y tế
Ngoài việc sử dụng thuốc Caplor 75mg, người bệnh nên thường xuyên kiểm độ tim mạch tại các cơ sở y tế

2. Tác dụng phụ của thuốc

Việc sử dụng thuốc để điều trị một số bệnh lý tim mạch không thể tránh khỏi các triệu chứng của tác dụng phụ. Nhưng không hẳn đa số người sử dụng thuốc đều mắc phải, các triệu chứng xảy ra còn tùy thuộc vào từng đối tượng với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tốt nhất, người bệnh nên tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ, ngăn chặn kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Những triệu chứng tác dụng phụ của thuốc Caplor 75mg mà người bệnh có thể mắc phải như:

  • Phát ban da
  • Nổi mề đay mẩn ngứa
  • Khó thở
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Thay đổi khẩu vị, ăn mất ngon
  • Đi ngoài có máu trong phân hoặc nước tiểu có máu
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Viêm loét dạ dày

Tuy nhiên, chúng tôi không liệt kê đầy đủ danh sách các triệu chứng tại đây. Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác ngoài các triệu chứng trên.

3. Tương tác thuốc

Một số loại thuốc bạn đang sử dụng để điều trị một số bệnh lý khác có thể gây trường hợp tương tác thuốc khi sử dụng đồng thời thuốc Caplor 75mg. Do đó, bạn nên thận trọng khi sử dụng hai hoặc nhiều loại thuốc cùng một lúc. Không chỉ gây ức chế đến quá trình hoạt động của thuốc Caplor 75mg mà còn làm gia tăng sự ảnh hưởng của các tác dụng phụ không mong muốn.

Dưới đây là danh sách thuốc cần lưu ý khi sử dụng kết hợp với thuốc Caplor 75mg:

  • Thuốc chống viêm không steroid
  • Fluconazole
  • Escitalopram
  • Esomepraxole
  • Fluvoxamine
  • Fluoxetine
  • Moclobemide
  • Voriconazole
  • Ticlopodine
  • Ciprofloxacin
  • Cimetidine
  • Carbamazepine
  • Oxcarbazepine
  • Chloramphenicol
  • Isoniazid
  • Phenytoin
  • Herparin
  • Warfarin

Bài viết đã xoay quanh vấn đề thuốc Caplor 75mg và liều lượng sử dụng loại thuốc này. Để đảm bảo việc điều trị những bệnh lý tim mạch đạt được kết quả như mong muốn, bạn đọc nên sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ, không được tự ý sử dụng khi chưa có sự cho phép. Đồng thời, tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về hiệu quả và mức độ an toàn khi sử dụng loại thuốc này.

Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Co cứng cơ sau đột quỵ nguy hiểm như thế nào?

Co Cứng Cơ Sau Đột Quỵ và Giải Pháp Khắc Phục Tốt

Co cứng cơ sau đột quỵ khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời sống. Người bệnh...

Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu?

Nhồi Máu Cơ Tim Sống Được Bao Lâu? Chia Sẻ Từ Bác Sĩ

Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia...

Nguyên nhân gây bệnh và nhóm đối tượng nguy cơ 

Tai Biến Mạch Máu Não: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách xử lý

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ có tỷ lệ tử vong cao. Trong danh sách...

Lưu ý khi ăn trứng cho người cao huyết áp

Người Huyết Áp Cao Có Ăn Được Trứng Không? Giải Đáp

Trứng là thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Trứng được...

Triệu chứng nhận biết bệnh tim thiếu máu cục bộ

Bệnh Tim Thiếu Máu Cục Bộ: Cách chẩn đoán và Điều trị

Bệnh tim thiếu máu cục bộ là một trong những bệnh lý xảy ra do tình trạng tắc nghẽn động...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.