Thuốc kháng sinh Cadicefpo 100

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Cadicefpo 100 là một loại thuốc kháng sinh khá phổ biến hiện nay. Thuốc có thể trị được nhiều bệnh, có 2 dạng: viên nén bao phim và dạng bột pha nước uống.

thông tin về thuốc Cadicefpo 100
Cadicefpo 100 là thuốc kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh về hô hấp, đường sinh dục, da liễu v.v…
  • Tên biệt dược: Cadicefpo 100
  • Tên hoạt chất: Cefpodoxim
  • Phân nhóm: Thuốc kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm.

I- Thông tin về thuốc Cadicefpo 100

Trước khi quyết định sử dụng, điều mà hầu hết các bệnh nhân đều quan tâm là chỉ định và liều lượng của thuốc.

1- Chỉ định

Như đã nói ở trên, Cadicefpo 100 được sản xuất ra thị trường với 2 dạng: viên nén và thuốc bột. Tuy được điều chế ở các dạng khác nhau nhưng chỉ định của chúng không có sự khác biệt. Dưới đây là chỉ định của thuốc Cadicefpo, cụ thể như sau:

Thuốc được chỉ định điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình, với nguyên nhân gây bệnh là sự xâm nhập của các chủng vi khuẩn nhạy cảm. Cadicefpo 100 tỏ ra rất công hiệu trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn sau đây:

  • Bệnh về đường hô hấp dưới như viêm phổi do khuẩn S. pneumoniae hoặc H. influenzae, viêm phế quản do do S.pneumoniae…
  • Bệnh về đường hô hấp trên: viêm xoang hàm cấp tính vì sự tấn công của Haemophilus influenzae, viêm tai giữa cấp tính do Streptococcuss pneumoniae, viêm họng, viêm amidan do Streptococcus pyogenes.
  • Các bệnh lây lan qua đường tình dục như: lậu cổ tử cung do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, nhiễm Neisseria gonorrhoeae ở hậu môn v.v…
  • Bệnh ở da và cấu trúc da: Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da (không biến chứng) do khuẩn Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pyogenes gây ra.
  • Bệnh về đường tiết niệu: Nhiễm khuẩn đường niệu mà cụ thể là viêm bàng quang do chủng Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis hoặc Staphylococcus saprophyticus gây ra.

Tham khảo thêm: Thuốc Moral 4 điều trị và dự phòng các bệnh về đường hô hấp

2- Liều lượng

Để sử dụng thuốc dạng bột, người bệnh chỉ cần pha với nước sạch và uống. Dạng viên nén thì uống cả viên với nước, không nhai nát. Liều dùng cụ thể cho từng đối tượng và bệnh tình như sau:

liều lượng dùng Cadicefpo 100
Thuốc Cadicefpo loại 100mg dùng được cho người lớn, trẻ em trên 12 tuổi và trẻ nhỏ.

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

  • Viêm phổi cấp tính: 400mg mỗi ngày, chia làm 2 lần, dùng liên tục trong 14 ngày.
  • Viêm phế quản mãn tính: Tương tự như trên, nhưng liều dùng giảm xuống còn 10 ngày.
  • Viêm xoang hàm trên cấp tính: Liều dùng giống với trường hợp viêm phổi mãn tính.
  • Viêm họng và viêm amidan: Dùng 200mg mỗi ngày, chia làm 100g mỗi lần dùng. Duy trì uống trong 5- 10 ngày.
  • Bệnh lậu và nhiễm lậu cầu ở trực tràng: 200mg cho 1 liều duy nhất.
  • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: Uống 800mg thuốc, chia thành 2 lần uống và kéo dài trong 7-14 ngày.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (không biến chứng): Mỗi ngày dùng 200mg, liên tục trong 7 ngày.

Bệnh nhân bị suy hoặc rối loạn chức năng gan thận:

  • Tăng khoảng cách giữa 2 liều dùng mỗi ngày từ 12h lên 24h.
  • Đối với người đang thực hiện lọc máu, khoảng cách liều dùng giãn ra thành 3 lần mỗi tuần.

Bệnh nhân bị xơ gan:

  • Đối với trường hợp bị xơ gan, dược động học của Cadicefpo không bị thay đổi quá nhiều. Do đó, người bệnh có thể dùng liều tương tự như những người khác.

Trẻ em từ 2 tháng tuổi đến dưới 12 tuổi:

  • Viêm tai giữa cấp: Dùng 10mg/kg/ngày, tối đa 400mg/ngày, khoảng cách giữa các liều là 5mg/kg mỗi 12 giờ và tối đa 200mg/liều. Áp dụng liên tục trong 5 ngày.
  • Viêm hầu họng và viêm amidan: 10mg/kg/ngày, tối đa 200mg/ngày. Mỗi lần dùng không quá 100mg và dùng liên tục trong từ 5-10 ngày.
  • Viêm xoang hàm trên cấp: Uống tương tự như với liều trị viêm tai giữa cấp, nhưng gấp đôi số ngày điều trị thành 10 ngày.

Tham khảo thêm: Thuốc Otilin xịt mũi, nhỏ tai có tác dụng gì? sử dụng như thế nào?

II- Những lưu ý khi dùng thuốc Cadicefpo 100

Bệnh nhân cần ghi nhớ những thông tin khuyến cáo, thận trọng cùng các tác dụng phụ của thuốc để có thể tránh được những rủi ra mang tính tức thì và tiềm ẩn.

1- Chống chỉ định

Thuốc Cadicefpo 100 chống chỉ định dùng cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thành phần chính của thuốc (Cefpodoxime), hoặc với các kháng sinh khác thuộc nhóm Cephalosporin.

2- Tương tác thuốc

Dưới đây là một số thuốc có thể gây nên những tương tác với Cadicefpo 100 khi được dùng ở lượng nhất định.

Một số thuốc kháng acid: Khi dùng đồng thời các loại thuốc kháng acid (như natri bicarbonat và nhôm hydroxit) sẽ làm giảm nồng độ huyết tương xuống còn 24%, giảm khả năng hấp thu xuống 27%. Theo đó, sự hấp thu thành phần của thuốc Cadicefpo sẽ giảm xuống một cách đáng kể.

Probenecid: Hoạt động tương tự như những thuốc kháng sinh nhóm β-lactamase, sự thải trừ thành phần chính của Cadicefpo qua thận sẽ bị ức chế.

Các loại thuốc gây độc cho thận: Trên thực tế chưa có bất cứ ghi nhận nào về việc dùng Cadicefpo một cách riêng lẻ sẽ gây ra những tác hại đối với thận. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu dùng song song Cadicefpo cùng với các thuốc gây độc thận thì hậu quả sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

3- Tác dụng phụ

Trong các thử nghiệm lâm sàng, Cadicefpo 100 cả dạng viên nén và bột đều có khả năng gây ra những tác dụng phụ, nhưng thường là ở mức độ nhẹ hoặc thoáng qua không đáng kể. Các tác dụng phụ không mong muốn gồm:

tác dụng phụ của thuốc Cadicefpo
Trong một số trường hợp, Cadicefpo 100 sẽ có thể gây ra những tác dụng phụ như đau đầu, đau bụng, buồn nôn v.v…
  • Đau bụng.
  • Tiêu chảy.
  • Khó tiêu, đầy hơi.
  • Buồn nôn và nôn ói nhiều lần.
  • Viêm đại tràng.
  • Đau đầu, chóng mặt.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần kể đến một số tác dụng phụ hiếm khi xảy ra như:

  • Phản ứng quá mẫn cảm.
  • Chứng ngứa ngáy toàn thân.
  • Chứng tăng tiểu cầu hoặc giảm tiểu cầu một cách đột ngột.
  • Giảm bạch cầu hoặc tăng bạch cầu.

Trong trường hợp sử dụng thuốc Cadicefpo 100 quá liều sẽ được biểu hiện bởi các triệu chứng như sau:

  • Buồn nôn, nôn.
  • Đau quặn từng cơn vùng thượng vị.
  • Tiêu chảy (nhiều lần).
  • Suy giảm chức năng thận.

Khi nhận thấy bệnh nhân gặp phải từ trên 2 dấu hiệu trên, lập tức đưa đến bệnh viện để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

4- Thận trọng

Để có thể sử dụng Cadicefpo 100 một cách an toàn nhất, bạn cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây:

  • Trước khi điều trị, bệnh nhân cần được thực hiện những xét nghiệm để có thể chứng minh được cơ thể có hoặc đã từng có phản ứng quá mẫn cảm với Cefpodoxim, Penicillin hoặc các thuốc khác hay không để tránh tương tác thuốc.
  • Đối với bệnh nhân bị giảm niệu tạm thời hoặc kéo dài do suy thận, cần giảm mạnh liều dùng hàng ngày (so với người khỏe mạnh).
  • Tương tự như những kháng sinh khác, dùng Cadicefpo 100 thường xuyên với liều cao sẽ gây ra sự tăng trưởng quá mức của một số vi khuẩn. Vì vậy, cần có thời gian nghỉ giữa những đợt điều trị dài bằng thuốc.
  • Thuốc không được khuyến cáo dùng trong các trường hợp bị nhiễm virus.
  • Các nghiên cứu ở loài vật đã cho thấy Cadicefpo 100 không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, một số trẻ đã gặp phải phản ứng nặng nề vì bú sữa mẹ có lẫn thuốc. Do vậy, phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú cần hết sức thận trọng khi dùng Cadicefpo.

Bảo quản thuốc ở dưới 25 độ C và tránh ánh sáng trực tiếp, tránh ẩm.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thuốc Cadicefpo 100, nắm được điều này sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức về lĩnh vực y học. Nhìn chung thì các thông tin cung cấp chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo, bạn hãy đến gặp bác sĩ để có thể được tìm hiểu một cách chính xác hơn.

Có thể bạn quan tâm

Chữa viêm xoang bằng thuốc tây có loại nào, cần lưu ý điều gì?

Viêm xoang là bệnh lý đường hô hấp trên phổ biến, xảy ra khi các xoang cạnh mũi bị tắc...

Biến chứng bệnh hen suyễn

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh hô hấp mạn tính tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm khi không sớm phát hiện...

9 Mẹo chữa ho, ho có đờm bằng quả lê cực hiệu nghiệm

Việc điều trị ho thông thường hoặc ho có đờm bằng thuốc Tây là điều cần thiết. Tuy nhiên, dùng...

Ù tai khi mang thai và mẹo khắc phục an toàn cho mẹ bầu

Các nghiên cứu cho thấy 30% phụ nữ bị ù tai khi mang thai. Ù tai có thể do các...

Bị viêm mũi dị ứng khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý!

Viêm mũi dị ứng khi mang thai không gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Tuy...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *