Thuốc Brompheniramine: Công dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Là một trong những loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng histamin, Brompheniramine được chỉ định điều trị một số triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa, chảy nước mắt, … Nắm rõ các thông tin về thuốc sẽ giúp bạn biết cách sử dụng thuốc được an toàn và hiệu quả.

Các thông tin cơ bản về thuốc Brompheniramine
Các thông tin cơ bản về thuốc Brompheniramine
  • Tên hoạt chất: Brompheniramine
  • Tên thương hiệu: Tên biệt dược.
  • Nhóm thuốc: Thuốc kháng histamin.
  • Dạng thuốc: Viên nhai, viên nang, dung dịch uống.

I/ Các thông tin về thuốc Brompheniramine

1. Thành phần

Brompheniramine

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

2. Chỉ định

Brompheniramine là một loại thuốc thuộc nhóm kháng histamin, có tác dụng ức chế các quá trình hoạt động của  các chất hóa học gây viêm diễn ra trong cơ thể. Thuốc được dùng để chữa trị các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt… do cảm lạnh thông thường, dị ứng, cúm, viêm xoang và các bệnh hô hấp khác gây ra.

Ngoài ra, Brompheniramine có thể được dùng với nhiều mục đích chữa bệnh khác mà không được chúng tôi đề cập đến. Hãy trao đổi với các bác sĩ của bạn để biết rõ hơn các thông tin về vấn đề này.

3. Chống chỉ định

Thuốc Brompheniramine chống chỉ định cho các trường hợp:

  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Trẻ em dưới 4 tuổi.

4. Cách sử dụng

Tùy vào từng đối tượng, mục đích điều trị và cơ địa của mỗi người mà các bác sĩ sẽ chỉ định một liều dùng phù hợp. Việc bạn cần làm là tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý tăng hoặc giảm liều dùng nếu không có sự đồng ý của bác sĩ. Đồng thời, để bảo đảm dùng thuốc đúng cách, bạn cần lưu ý thêm một số điều như sau:

  • Thuốc Brompheniramine chỉ được dùng trong một thời gian ngắn, thường không quá 7 ngày. Nếu sau thời gian trên các triệu chứng của bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc bệnh nặng thêm thì hãy báo với bác sĩ để được xử lý.
  • Với thuốc dạng viên nang hoặc viên nén, không được nghiền nát chúng ra khi sử dụng. Vì điều này sẽ làm cho lượng thuốc được cơ thể hấp thụ tăng lên quá nhiều, nguy cơ mắc tác dụng phụ cũng do đó mà tăng theo.
  • Nếu là thuốc dạng lỏng, bạn cần phải dùng đến các công cụ đo lường để xác định đúng liều lượng mình cần sử dụng. Nếu thuốc là dạng hỗn dịch, hãy lắc đều chai trước khi uống.
  • Với thuốc dạng nhai, cần phải nhai thật kỹ rồi mới nuốt.
  • Đối với thuốc dạng bột, hãy chắc chắn bạn đã khuấy đều chúng với nước trước khi dùng. Chỉ pha với một liều lượng vừa đủ và dùng hết trong một lần.

5. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm tay của trẻ em.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc những nơi ẩm ướt.
  • Không được để thuốc dạng lỏng bị đóng băng.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Brompheniramine

Cần lưu ý những vấn đề gì khi sử dụng thuốc Brompheniramine?
Cần lưu ý những vấn đề gì khi sử dụng thuốc Brompheniramine?

1. Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ phổ biến khi dùng Brompheniramine bao gồm:

  • Buồn ngủ, chóng mặt.
  • Mũi, miệng, họng bị khô.
  • Bị táo bón.
  • Mờ mắt.
  • Cảm thấy lo lắng, bồn chồn.

Ngoài ra, thuốc còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng khác. Hãy gọi cho bác sĩ hoặc các trung tâm y tế được được hướng dẫn cách xử lý nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường như sau:

  • Phát ban da.
  • Mắt, môi, lưỡi, họng bị sưng.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Bị co giật, run.
  • Dễ bị bầm tím, chảy máu.
  • Cơ thể bị suy yếu bất thường.
  • Khó thở.
  • Thói quen tiểu tiện bị thay đổi.

Tùy vào cơ địa của mỗi người và liều lượng dùng thuốc khác nhau mà các tác dụng phụ của thuốc gây ra cũng có sự thay đổi. Các bạn có thể gặp phải những vấn đề khác nữa mà không được chúng tôi liệt kê ở đây. Trao đổi với các bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Thận trọng

Trước khi dùng thuốc, hãy thông báo ngay với các bác sĩ nếu bạn gặp những vấn đề sau:

  • Bị táo bón nặng hoặc đi tiểu khó.
  • Mắc các vấn đề về gan, thận.
  • Ho do hút thuốc, viêm phế quản mãn tính.
  • Bị các vấn đề về tuyến tiền liệt.
  • Đang sử dụng các loại kali (Cytra, Epiklor…)
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

3. Tương tác thuốc

Việc uống nhiều loại thuốc cùng một lúc có thể làm giảm đi các tác dụng của thuốc, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các dụng phụ nghiêm trọng. Để tránh tình trạng này, khi dùng Brompheniramine, bạn hãy nói với các bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang dùng để điều trị, kể cả các vitamin và thảo dược. Những thuốc có thể tương tác với Brompheniramine bao gồm:

  • Thuốc chống buồn nôn (dimenhydrinate,  methscopolamine, scopolamine, belladonna…)
  • Thuốc làm giãn phế quản (ipratropium, tiotropium).
  • Thuốc trị viêm loét dạ dày như mepenzolate, glycopyrrolate.
  • Thuốc kích thích niêm mạc ruột (dicyclomine, ropantheline ).
  • Thuốc chữa trị các vấn đề về đường tiết niệu như Flavoxate, oxybutynin, tolterodine, Flavoxate,…
  • Atropine
  • Topiramate
  • Zonisamid
  • Benztropine

Trên đây là một danh sách không đầy đủ về các loại thuốc tương tác với Brompheniramine. Hãy trao đổi với các bác sĩ để biết rõ hơn về vấn đề này.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu/ quá liều

Dùng thiếu hoặc quá liều lượng cho phép đều sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho người sử dụng, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Trong trường hợp này,  các bạn cần phải xử lý như sau:

  • Dùng thiếu liều: Uống bổ sung ngay khi nhớ ra, nếu gần đến thời gian dùng liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều cũ. Tuyệt đối không được tự ý tăng liều để bù vào.
  • Dùng quá liều: Hãy liên hệ với các bác sĩ hoặc trung tâm y tế để được hướng dẫn xử lý.

Tin bài liên quan

Bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi) Hà Nội đã khỏi hẳn bệnh mề đay, mẩn ngứa chỉ sau 1 tháng sử dụng bài thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang. [Xem ngay]
Tìm hiểu dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Dị ứng thời tiết là bệnh lý ngoài da thường gặp trong những ngày giao mùa hoặc thời tiết thay...

Dị ứng thuốc kháng sinh và cách điều trị

Triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh và cách điều trị

Dị ứng thuốc kháng sinh xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức, gây hại cho cơ thể...

Dị ứng do hóa chất: Các loại dầu gội, chất tẩy rửa và nhiều thứ khác

Ở một số người, các hóa chất trong dầu gội, chất tẩy rửa và mỹ phẩm có thể kích hoạt...

Trẻ nổi mề đay ban đêm và cách chữa trị

Trẻ nổi mề đay ban đêm: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Với một làn da nhạy cảm và mỏng manh, trẻ nổi mề đay ban đêm là tình trạng không phải...

Dị ứng bạc hà: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bạc hà vốn từ lâu đã được biết đến như một loại thảo dược quý từ tự nhiên. Tuy nhiên,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.