Thuốc Berodual là gì?

Berodual được biết đến là loại biệt dược dùng trong điều trị một số bệnh lý về đường hô hấp. Có những hiểu biết nhất định về loại thuốc này sẽ giúp cho bạn chủ động hơn trong việc sử dụng thuốc. 

thông tin về thuốc Berodual
Berodual – thuốc chữa viêm phế quản và một số vấn đề khác về đường hô hấp.
  • Tên biệt dược: Berodual.
  • Tên hoạt chất: Berodual.
  • Phân nhóm: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp.

I. Berodual và một số thông tin bạn cần biết

Cũng như các loại biệt dược khác, thành phần, chỉ định, liều lượng, cách dùng, chống chỉ định, xử lí khi dùng quá liều, bảo quản, dạng bào chế là tất cả những gì bạn cần biết về thuốc Berodual.

1. Thành phần của thuốc và chỉ định

Berodual được điều chế từ 2 thành phần chính là Ipratropium bromide (25mg/100ml) và Fenoterol hydrobromide (50mg/100ml). Thuốc sử dụng trong liệu pháp duy trì và dự phòng tái phát các vấn đề sau:

  • Viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính gây khó thở.
  • Khí phế thũng.
  • Rối loạn phế quản phổi gây co thắt phế quản.
  • Điều trị dài hạn các cơn hen suyễn cấp.
  • Hỗ trợ liệu pháp Aerosol bằng kháng sinh, chất nhầy, Corticosteroid và các liệu pháp điều trị viêm phế quản cục bộ khác.

2. Liều lượng – cách dùng thuốc Berodual

Thuốc Berodual cần được sử dụng đúng cách và đúng liều lượng để có thể phát huy được hết công dụng, đồng thời đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Bơm xịt định liều

  • Phòng ngừa và điều trị dài hạn: 1-2 liều xịt, ngày 3 lần.
  • Ngăn cơn khó thở sắp xảy ra: 2 liều xịt, sau 5 phút thêm 2 liều. Ít nhất 2 giờ sau mới xịt những liều kế tiếp.
  • Đối với trẻ em, cần bơm xịt theo toa dưới sự giám sát của người lớn.

Dung dịch xông khí

Trong trường hợp người cần điều trị là người lớn và trẻ em trên 14 tuổi, liều điều trị cắt cơn và dài hạn được cụ thể như sau:

  • Điều trị cắt cơn: Khởi đầu với liều gồm 20-30 giọt (khoảng 1-1,5 ml dung dịch Berodual). Trong trường hợp nặng liều có thể tăng lên đến 50 giọt (2,5 ml dung dịch Berodual), trường hợp đặc biệt nặng cần tăng liều lên đến 80 giọt (4,0 ml dung dịch thuốc).
  • Điều trị ngắt quãng (dài hạn): Dùng 1-2ml (20-40 giọt Berodual) và lặp lại 4 lần trong ngày.

Đối với trẻ từ 6-14 tuổi, liều lượng sẽ được thay đổi:

  • Điều trị cắt cơn: Liều khởi đầu là 10-20 giọt (0.5-1ml dung dịch Berodual), trường hợp nặng hơn thì tăng liều lên thành 40 giọt. Đối với trường hợp đặc biệt nặng, bạn có thể cho trẻ dùng với liều 60 giọt trong ngày (3ml dung dịch).
  • Điều trị ngắt quãng: Nếu cần lặp lại điều trị trong nhiều ngày, trẻ cần được dùng 0.5 – 1ml (10-20 giọt) /lần, mỗi ngày 4 lần.

Trẻ em dưới 6 tuổi (hoặc cân nặng dưới 22kg): Khi dùng thuốc cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc. Liều dùng phù hợp cho đối tượng này là trong khoảng từ 25mcg Ipratropium bromide và 50 mcg Fenoterol hydrobromide cho mỗi kg thể trọng (0.1ml = 2 giọt) đến 0.5ml (10 giọt), mỗi ngày cần đủ 3 liều thuốc. Lưu ý, trẻ cần được điều trị với liều lượng thấp nhất, sau đó có thể tăng lên dần theo chỉ định của bác sĩ.

liều lượng và cách dùng Berodual
Cần dùng đúng liều Berodual cho các đối tượng khác nhau dựa theo độ tuổi.

Cách dùng: Đối với mọi đối tượng, liều dùng cần được pha loãng với dung dịch sinh lí vừa đủ và xông khí dung trong 6-7 phút cho đến khi hết, không pha với nước cất. Berodual cần được pha loãng trước khi dùng và chỉ dùng đúng 1 lần lượng được pha, nếu dư thì cũng phải bỏ đi. Nếu sử dụng Berodual chung với oxy thì tốt nhất là với lưu lượng từ 6-8 phút/ lít.

3. Quá liều – chống chỉ định

Sẽ có khá nhiều rắc rối nếu như bệnh nhân không cẩn thận dùng quá liều Berodual, cụ thể là các triệu chứng được liệt kê ngay bên dưới. Tuy nhiên, không phải ai dùng thuốc quá liều cũng sẽ gặp phải vì tất cả các triệu chứng này còn phụ thuộc vào cơ địa và bệnh tình của người đang được điều trị.

  • Da nổi mẩn đỏ.
  • Tay run (đặc biệt là khi tập trung).
  • Buồn nôn, chóng mặt.
  • Nhịp tim đập nhanh quá mức bình thường, gây khó thở.
  • Thường xuyên bị choáng váng.
  • Cảm giác tức ngực.

Bệnh nhân sẽ được điều trị quá liều bằng các loại thuốc giảm đau, thuốc an thần theo chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, ngay khi cảm nhận được những dấu hiệu trên thì bạn cần đến bệnh viện, tránh trường hợp tự ý dùng thuốc sẽ gây ra những hậu quả khó lường trước.

Chống chỉ định: Thuốc Berodual chống chỉ định với bệnh nhân mắc chứng cơ tim tắc nghẽn phì đại, loạn nhịp tim hoặc quá mẫn cảm với các chất chống Atropin.

4. Bảo quản – dạng bào chế

Cũng như các loại thuốc khác, Berodual cần được bảo quản đúng để có thể giữ nguyên được hiệu quả và tránh bị biến đổi do các điều kiện bên ngoài. Theo đó, bạn cần bảo quản Berodual với các lưu ý sau:

  • Thuốc phải được cất giữ ở môi trường sạch sẽ, thoáng mát. Nhiệt độ hoàn hảo là nhiệt độ phòng.
  • Không bảo quản thuốc trong tủ lạnh, trong phòng tắm hoặc chung với các loại thuốc dạng dung dịch khác.
  • Tránh để thuốc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và độ ẩm.
  • Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản được in trên bao bì của thuốc.
  • Giữ thuốc tránh xa tầm tay của thú cưng và trẻ em.
  • Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước. Bạn cần xử lí thuốc hết hạn đúng cách theo hướng dẫn của các chuyên viên y tế.

Thuốc Berodual được bào chế dưới dạng dung dịch hít, với dung tích là 20ml mỗi sản phẩm.

II. Những lưu ý khi dùng thuốc Berodual

Bên cạnh những thông tin cơ bản, bạn cũng cần nắm được những lưu ý khi dùng thuốc Berodual, bao gồm tương tác thuốc, thận trọng và tác dụng phụ.

1. Tương tác thuốc

Berodual sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và tăng nguy cơ tác dụng phụ của một số thuốc (hoặc ngược lại). Chính vì vậy mà bệnh nhân nên hệ thống lại tất cả các thuốc kê toa – không kê toa, thực phẩm chức năng, thảo dược mà mình đang dùng trong thời gian gần đây để các bác sĩ có thể đánh giá về sự tương tác với Berodual.

Theo đó, công dụng làm giãn phế quản của thuốc Berodual sẽ bị kích thích đáng kể bởi các loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc β-adrenergics.
  • Thuốc kháng Cholinergic (hoặc dẫn xuất Xanthine khác).
  • Corticosteroid.
  • Thuốc lợi tiểu.
  • Digoxin.
  • Thuốc ức chế MAO.
  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc gây mê có chứa Halogen.

2. Tác dụng phụ của Berodual

Sử dụng thuốc trong một thời gian dài, cơ địa đặc biệt nhạy cảm v.v…có thể sẽ khiến cho bạn phải đối mặt với một số tác dụng không mong muốn như:

  • Run cơ xương (run nhẹ).
  • Hay bồn chồn và lo lắng.
  • Đánh trống ngực, nhịp tim tăng mạnh.
  • Hoa mắt, nhức đầu.
  • Khô miệng, đắng miệng.
  • Kích ứng họng hoặc phản ứng dị ứng, ho nhiều lần.
  • Bí tiểu.
tác dụng phụ của thuốc Berodual
Sử dụng thuốc Berodual lâu dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ.

Cũng cần lưu ý là danh sách trên chưa phải là tất cả các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Berodual, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu thêm các tác dụng phụ ít gặp hơn.

3. Thận trọng khi dùng

Berodual chỉ được dùng để điều trị khi đã được các bác sĩ đánh giá cẩn thận giữa hiệu quả và nguy cơ, đặc biệt là khi bệnh nhân sẽ phải dùng với liều cao.

Cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc trong trường hợp người bệnh đang bị tiểu đường, nhồi máu cơ tim, rối loạn tim mạch (có tổn thương thực thể trầm trọng) và cườm tuyến giáp. Bên cạnh đó nếu trong quá trình điều trị, bệnh nhân bị khó thở cấp tính tiến triển nặng thì phải đưa vào bệnh viện nhanh chóng.

Nồng độ Kali trong máu có thể sẽ bị sụt giảm do tác dụng của thành phần thuốc, nhất là trong liệu trình lâu dài cho các cơn hen phế quản nặng. Tình trạng này tăng cao khi bệnh nhân dùng đồng thời Berodual với các thuốc lợi tiểu và Steroid. Do đó, bác sĩ cần kiểm tra nồng độ Kali thường xuyên cho bệnh nhân.

Thuốc Berodual có thể gây ra một số biến chứng trên mắt như giãn đồng tử, Glaucoma khép góc mắt, đau nhức mắt. Nếu nhận thấy có các dấu hiệu trên, bệnh nhân cần được điều trị sớm bằng thuốc thu hẹp đồng tử. Bên cạnh đó, người mắc các chứng rối loạn tim mạch nghiêm trọng, bị tăng nhãn áp góc hẹp, tăng sinh tuyến tiền liệt, tắc nghẽn cổ bàng quang, xơ nang nên hết sức thận trọng khi dùng Berodual.

Cuối cùng, các nghiên cứu lâm sàng vẫn chưa cho thấy những tác hại rõ ràng của thuốc Berodual đối với thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng xác định được thành phần của thuốc có những tác động nhất định đối với sự co thắt của tử cung. Chính vì vậy mà phụ nữ đang mang thai (nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì) không nên dùng Berodual.

Trên đây là những thông tin về thuốc điều trị viêm phế quản cùng một số vấn đề về hô hấp Berodual, bạn có thể theo dõi và tham khảo. Để biết được chi tiết cũng như cách điều trị với loại thuốc này, bạn cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa.

Danh sách thực phẩm nên ăn và cần tránh khi bị viêm phế quản

Không phải loại bệnh nào cũng áp dụng chung một chế độ ăn uống. Ứng với mỗi loại bệnh, chuyên...

Viêm phế quản có thể trở thành bệnh viêm phổi nếu không điều trị?

Viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp vô cùng phổ biến, có khoảng 6% trẻ em và...

viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm nguy hiểm không? Cách điều trị

So với giai đoạn đầu thì tình trạng viêm tiểu phế quản bội nhiễm thường có diễn tiến phức tạp...

Xin hỏi viêm phế quản có lây nhiễm không bác sĩ?

Hỏi: "Thưa bác sĩ, tôi được chẩn đoán là bị viêm phế quản cấp tính và đang được điều trị...

Bỏ túi cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không

Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không là phương pháp dân gian được nhiều người bệnh tin tưởng và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.