Thuốc Atizet có công dụng gì?

Atizet thuộc nhóm thuốc tim mạch. Thuốc thường được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ làm tăng cholesterol máu nguyên phát, tăng cholesterol máu đồng hợp tử có tính gia đình và tăng sitosterol máu đồng hợp tử theo sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch.

Thuốc Atizet
Thông tin về thành phần, công dụng, liều dùng và cách sử dụng thuốc Atizet

  • Nhóm thuốc: Thuốc tim mạch
  • Dạng bào chế: Viên nén
  • Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên, hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 5 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 1 chai x 60 viên, hộp 1 chai x 100 viên

Thông tin về thuốc Atizet

Thành phần

Thuốc Atizet được bào chế từ 10mg hoạt chất Ezetimib và lượng tá dược vừa đủ trong một viên nén.

Công dụng

Thuốc Atizet được chỉ định dùng trong những trường hợp sau:

Tăng cholesterol máu nguyên phát

Thuốc Atizet được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ chế độ ăn kiêng giúp làm giảm lượng cholesterol toàn phần, apolipoprotein B (Apo B), triglyceride (TG), cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C), cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (non-HDL-C). Bên cạnh đó thuốc còn có tác dụng làm tăng lượng cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) ở những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang tăng cholesterol nguyên phát (dị hợp tử có và không có tính chất gia đình). Trong trường hợp này thuốc Atizet có thể sử dụng một mình hoặc sử dụng kết hợp với thuốc ức chế men khử HMG-CoA (Statin).

Thuốc Atizet khi kết hợp với Fenofibrate có tác dụng hỗ trợ chế độ ăn kiêng giúp làm giảm LDL-C, Apo B,  non-HDL-C và lượng cholesterol toàn phần ở những bệnh nhân cao tuổi đang bị tăng lipid máu kết hợp.

Tăng sitosterol máu đồng hợp tử (Phytosterol máu)

Thuốc Atizet có tác dụng làm giảm lượng sitosterol và campesterol ở những bệnh nhân bị tăng sitosterol máu đồng hợp tử có tính gia đình.

Tăng cholesterol máu đồng hợp tử có tính gia đình (HoFH)

Thuốc Atizet khi sử dụng cùng với một loại thuốc ức chế men khử HMG-CoA (Statin) sẽ có tác dụng làm giảm LDL-C và lượng cholesterol toàn phần ở những bệnh nhân HoFH thanh thiếu niên (từ 10 – 17 tuổi) hoặc người lớn.

Ngoài ra thuốc Atizet khi sử kết hợp cùng với Simvastatin còn có khả năng phòng ngừa những biến chứng tim mạch nguy hiểm ở những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị bệnh thận mãn tính (CKD).

Có thể bạn muốn biết: Rối Loạn tim Mạch Là Bệnh Gì? Có Chữa Được Không?

Chống chỉ định

Thuốc Atizet chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Ezetimib hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Sử dụng phối hợp chất ức chế HMG-CoA reductase ở những bệnh nhân đang bị bệnh gan hoặc tăng nồng độ transaminase huyết thanh kéo dài không rõ nguyên nhân
  • Bệnh nhân bị suy gan nặng
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.

Cách dùng và liều lượng

Cách dùng

Thuốc Atizet được sử dụng thông qua đường miệng. Người bệnh có thể sử dụng thuốc Atizet cùng với thức ăn hoặc không với thức ăn. Đối với những bệnh nhân thường xuyên có cảm giác nôn ói khi sử dụng thuốc, tốt nhất bạn nên uống Atizet cùng với thức ăn. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng uống lại thuốc khi bạn nôn ói.

Đối với những người bình thường, người bệnh nên sử dụng thuốc cùng với một cốc nước đầy. Bên cạnh đó trước khi sử dụng thuốc Atizet, người dùng không nên tán nhuyễn thuốc hoặc bẻ đôi thuốc và không nhai thuốc trước khi nuốt.

Ngoài ra, trước khi sử dụng thuốc và trong thời gian sử dụng thuốc Atizet, người bệnh cần có một chế độ ăn kiêng lipid thích hợp. Thuốc Atizet có thể sử dụng một mình hoặc kết hợp với Fenofibrate và Statin. Người bệnh có thể sử dụng thuốc ở bất kỳ thời gian nào.

Liều lượng

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ phát triển bệnh lý và độ tuổi mắc bệnh, liều dùng thuốc Atizet ở mỗi người không giống nhau.

Liều dùng thuốc Atizet
Liều dùng thuốc Atizet

Đối với người lớn

  • Liều đề nghị: Dùng 10mg/ngày/lần.

Đối với bệnh nhân bị suy thận hoặc bệnh thận mãn tính

  • Liều dùng cho bệnh nhân bị suy thận nhẹ (GFR ước tính ≥60mL/phút/1.73m2): Dùng 10mg/ngày/lần
  • Liều dùng cho bệnh nhân bị suy thận mạn tính, có tỷ lệ lọc cầu thận ước tính <60mL/phút/1.73m2: Dùng kết hợp 10mg Atizet và 20mg Simvastatin 1 lần/ngày. Sử dụng vào mỗi buổi tối và nên có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

Đối với bệnh nhân bị suy gan nhẹ (điểm Child-Pugh 5 đến 6)

  • Liều khuyến cáo: Dùng 10mg/ngày/lần.

Đối với bệnh nhân cao tuổi

  • Liều khuyến cáo: Dùng 10mg/ngày/lần.

Đối với trẻ em trên 6 tuổi

  • Liều khuyến cáo: Dùng 10mg/ngày/lần.

Bảo quản

Thuốc Atizet nên được bảo quản tại những nơi khô ráo, có nhiệt độ trong phòng từ 25- 30 độ C. Bên cạnh đó người bệnh nên bảo quản thuốc trong vỉ, trong bao bì kín hoặc trong lọ thuốc. Bạn không nên tách thuốc ra khỏi vỉ khi chưa sử dụng. Người bệnh không nên bảo quản thuốc trong tủ lạnh và những nơi có độ ẩm cao. Không để thuốc trong nhà tắm và những nơi ẩm ướt khác. Đồng thời bạn cần tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, thú nuôi và tầm tay trẻ em.

Trong trường hợp thuốc Atizet đã hết hạn sử dụng, người bệnh cần tham khảo cách xử lý thuốc có trên bao bì. Ngoài ra bạn cũng có thể hỏi ý kiến dược sĩ hoặc Trung tâm xử lý rác thải địa phương về cách xử lý thuốc an toàn không gây ô nhiễm.

Giá thuốc

Thuốc Atizet là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên – Việt Nam. Thuốc đang được bán với giá 3900 VNĐ/viên (giá bán sỉ).

Tham khảo: Papaverin có tác dụng gì?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Atizet

Khuyến cáo khi dùng

Trước khi sử dụng và trong thời gian sử dụng thuốc Atizet, người bệnh cần thận trọng với những điều sau đây:

  • Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc Atizet khi có yêu cầu và chỉ định liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa
  • Trước khi sử dụng thuốc người bệnh cần nói với bác sĩ nếu bạn có khả năng bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Khi đó các bác sĩ có thể sẽ cho bạn sử dụng một loại thuốc thay thế hoặc giúp bạn thay đổi phác đồ điều trị
  • Trong thời gian sử dụng thuốc Atizet, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và báo với bác sĩ chuyên khoa khi cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường, dị ứng hoặc xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Khi sử dụng thuốc Atizet và chất ức chế HMG CoA reductase, người bệnh cần dùng thuốc theo sự hướng dẫn nghiêm ngặt từ bác sĩ
  • Phụ nữ có thai không nên sử dụng thuốc Atizet. Bởi thành phần trong thuốc có khả năng tác động và làm tăng tỉ lệ xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi
  • Phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng thuốc. Bởi thành phần trong thuốc Atizet có khả năng điều tiết qua sữa mẹ đến trẻ nhỏ và khiến trẻ bị ngộ độc
  • Bệnh nhân bị suy gan nặng hoặc bệnh gan mãn tính không nên sử dụng thuốc
  • Bệnh nhân bị suy gan nhẹ, suy thận nếu muốn sử dụng thuốc cần có sự theo dõi nghiêm ngặt và chỉ định liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa
  • Người bệnh không nên lái xe và vận hành máy móc trong thời gian sử dụng thuốc Atizet. Bởi thuốc có khả năng khiến bạn buồn ngủ và chóng mặt nghiêm trọng
  • Trước khi sử dụng thuốc Atizet người bệnh cần thông báo với bác sĩ về tiền sử mắc bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại
  • Hãy chia sẻ với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng trước khi dùng Atizet. Điều này có thể giúp bạn tránh khỏi tình trạng tương tác thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Những loại thuốc bạn cần chia sẻ với bác sĩ có thể bao gồm: Thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, dưỡng chất và các loại thảo dược
  • Bệnh nhân không nên sử dụng thuốc Atizet quá số liều quy định
  • Không sử dụng thuốc Atizet đã hết hạn.

2. Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc Atizet, người bệnh có thể phải những tác dụng phụ sau:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Hoa mắt
  • Đau lưng
  • Đau khớp
  • Đau bụng
  • Đau lưng
  • Viêm xoang
  • Tiêu chảy.
Tác dụng phụ của thuốc Atizet
Tiêu chảy là tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc Atizet

Trong trường hợp những tác dụng phụ thường xuyên xuất hiện hoặc xuất hiện kéo dài, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Atizet và báo với bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, người bệnh cũng cần đến bệnh viện để được xử lý kịp thời khi gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng sau:

  • Phản ứng dị ứng
  • Khó thở
  • Toàn bộ vùng mặt, mắt, môi, lưỡi và cổ họng có dấu hiệu phù nề
  • Phù mạch
  • Nổi mề đay
  • Ngứa ngáy
  • Viêm tụy
  • Buồn nôn hoặc nôn không kiểm soát
  • Bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân
  • Viêm gan
  • Vàng mắt, vàng da.

Tương tác thuốc

Thuốc Atizet có khả năng tương tác với một vài loại thuốc điều trị khác. Sự tương tác này làm ảnh hưởng đến hoạt động chữa bệnh của thuốc. Đồng thời làm tăng tỉ lệ xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Do đó trước khi dùng thuốc Atizet người bệnh cần chia sẻ với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Những loại thuốc bạn cần chia sẻ với bác sĩ có thể bao gồm: Thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, dưỡng chất và các loại thảo dược.

Thuốc Atizet có khả năng tương tác mạnh mẽ với những loại thuốc điều trị sau:

  • Thuốc chống đông máu Warfarin: Coumadin
  • Thuốc dùng để ngăn ngừa thải ghép ở những bệnh nhân cấy ghép tim, ghép thận hoặc ghép gan Cyclosporine: Neoral, Sandimmune, Gengraf
  • Cholestyramine: Prevalite, Questran
  • Colesevelam: Welchol
  • Gemfibrozil: Lopid
  • Thuốc nhựa resin gắn axit mật Colestipol: Colestid.

Tham khảo thêm: Thuốc Lidocain là thuốc gì?

Cách xử lý khi dùng thuốc quá liều

Trong trường hợp người bệnh sử dụng thuốc Atizet quá liều khiến cơ thể bị sốc và gây nên nhiều phản ứng nghiêm trọng, người bệnh cần gọi ngay đến Trung tâm y tế hoặc đến bệnh viện gần nhất. Khi đó các bác sĩ có thể giúp bạn kiểm tra và đưa ra hướng xử lý thích hợp. Những cách xử lý khi dùng thuốc Atizet quá liều có thể bao gồm: Rửa dạ dày, rửa ruột và điều trị các triệu chứng.

Những phản ứng nghiêm trọng người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Atizet quá liều bao gồm:

  • Phản ứng dị ứng
  • Chóng mặt nghiêm trọng
  • Khó thở
  • Cơ thể suy yếu
  • Động kinh
  • Co giật
  • Ảo giác
  • Mất phương hướng
  • Ngất xỉu
  • Tiêu chảy nặng
  • Phát ban da
  • Ngứa ngáy…

Khi nào cần ngưng sử dụng thuốc?

Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Atizet và báo với bác sĩ chuyên khoa khi quá trình chữa bệnh với thuốc không mang lại hiệu quả hoặc bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra người bệnh cũng cần ngưng sử dụng thuốc và đến bệnh viện khi nhận thấy cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường, bị dị ứng hoặc xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khi nào cần ngưng sử dụng thuốc?
Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Atizet khi quá trình chữa bệnh với thuốc không mang lại hiệu quả như mong đợi

Thuốc Atizet có khả năng làm tăng cholesterol máu nguyên phát, tăng cholesterol máu đồng hợp tử có tính gia đình và tăng sitosterol máu đồng hợp tử. Bên cạnh đó thành phần trong thuốc còn giúp phòng ngừa tốt những biến chứng nguy hiểm do bệnh tim mạch gây nên. Tuy nhiên việc dùng thuốc Atizet cần có sự theo dõi và chỉ định liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Bởi ngoài tác dụng chữa bệnh, thuốc còn có khả năng gây nên nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc, tự ý ngưng dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng để tránh gây nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng nhận biết bệnh tim thiếu máu cục bộ

Bệnh Tim Thiếu Máu Cục Bộ: Cách chẩn đoán và Điều trị

Bệnh tim thiếu máu cục bộ là một trong những bệnh lý xảy ra do tình trạng tắc nghẽn động...

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Đột Quỵ Ở Người Trẻ Do Đâu? Dấu hiệu và Cách phòng ngừa

Đột quỵ ở người trẻ hiện nay có xu hướng ngày càng gia tăng. Đây là tình trạng nguy hiểm,...

Hướng dẫn sơ cứu tai biến tại chỗ đúng cách

Sơ Cứu Tai Biến: Cách Thực Hiện An Toàn Cho Người Bệnh

Biết cách sơ cứu tai biến giúp bạn chủ động xử lý tình huống, hỗ trợ người bệnh an toàn...

Cách hạ huyết áp tại nhà an toàn dễ thực hiện

Cách Hạ Huyết Áp Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả Nhanh Chóng

Cách hạ huyết áp tại nhà an toàn được áp dụng như ngâm chân, massage, tập thở, uống nước,... Những...

Người huyết áp cao có uống được quả la hán không?

Huyết áp cao có uống được quả la hán không? Tốt hay hại?

Huyết áp cao có uống được quả la hán không? Theo ghi chép y học cổ truyền, loại quả này...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *