Thuốc Anapa có tác dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Anapa là một loại kháng sinh bôi ngoài da có tác dụng kìm hãm vi khuẩn và chống lại các vi sinh vật nhạy cảm. Thuốc thường được chỉ định để điều trị chứng lão hóa da, rối loạn sừng da và điều trị các dạng mụn trứng cá.

thuốc anapa review
Anapa là thuốc được chỉ định cho các trường hợp mụn trứng cá hoặc hỗ trợ điều trị lão hóa da

  • Tên biệt dược: Anapa
  • Nhóm thuốc: Thuốc thoa mụn trứng cá, vẩy nến, dày sừng quang hóa
  • Dạng bào chế: Kem thoa ngoài da

Thông tin cơ bản về thuốc Anapa

Thuốc Anapa là một dạng thuốc được sử dụng trong việc điều trị mụn trứng cá và đôi khi là hạn chế việc xuất hiện các nếp nhăn. Hiện tại Anapa có giá khoảng 70.000 đồng một tuýp 20 gram. Tuy nhiên, giá bán có thể không giống nhau tại một số địa điểm phân phối khác nhau.

1. Thành phần

Thành phần chính của Anapa là hoạt chất Tretinoin và Erythromycin.

Tretinoin là một hoạt chất thường được dùng để điều trị mụn trứng cá và chúng thường được dùng để bôi lên da.

Erythromycin được dùng nhiều trong các loại thuốc chống nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Hoạt chất hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn.

2. Chỉ định

Với sự kết hợp của hai hoạt chất trên, Anapa được xem là một kháng sinh thuốc nhóm Macroline có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, ở liều cao hơn, Anapa có thể chống lại các vi sinh vật nhạy cảm, vi khuẩn kỵ khí và trực khuẩn âm dương.

review anapa
Anapa thuộc nhóm thuốc kháng sinh Macroline có kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn

Anapa thường được chỉ định cho một số trường hợp sau:

  • Mụn trứng cá
  • Vẩy nến, vẩy cá, da rắn, dày sừng tế bào quang hóa
  • Làm bong tế bào vảy do mụn trứng cá để lại

Một số công dụng và chỉ định khác của Anapa có thể không được để cập trong bài viết. Do đó, nếu người bệnh có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin hoặc cần sử dụng thuốc với mục đích khác, vui lòng liên hệ bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

3. Chống chỉ định

Không dùng Anapa cho người mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Ngoài ra, một số trường hợp sau không nên sử dụng Anapa:

  • Có tiền sử mắc bệnh vàng da
  • Rối loạn chức năng gan nghiêm trọng
  • Mẫn cảm với Macrolide

4. Cách dùng – Liều lượng

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của nhân viên y tế.

Cách dùng:

  • Đầu tiên, người bệnh nên vệ sinh vùng da bị tổn thương sạch sẽ. Điều này hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào mụn, khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
  • Dùng một lượng thuốc vừa phải chấm lên các nốt mụn. Tránh thoa thuốc ở các vùng da nhạy cảm như gần khóe mắt, miệng, mũi.
  • Thoa kem vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu sử dụng vào ban ngày, hãy chắc chắn rằng bạn chống nắng tốt để bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời.
  • Rửa tay sạch sẽ sau khi thoa thuốc.
  • Không nên ngưng sử dụng thuốc khi tình trạng mụn hoặc nhiễm khuẩn vừa mới thuyên giảm. Sử dụng đủ liều mà bác sĩ đã kê để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Liều dùng:

Liều dùng Anapa tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng và độ nhạy cảm của ký sinh trùng.

  • Mụn trứng cá: 2 – 3 lần / ngày, bôi thuốc liên tục trong 6 tuần
  • Lão hóa da: 1 – 2 lần / ngày, sử dụng liên tục trong 2 – 4 tuần

5. Cách bảo quản

Bảo quản thuốc trong bao bì của nhà sản xuất. Đóng chặt nắp tuýp thuốc sau khi sử dụng. Giữ thuốc ở nơi có nhiệt độ từ 20 đến 25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp.

Không lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.

Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà.

Thuốc hết hạn sử dụng cần được vứt bỏ theo quy định. Sử dụng thuốc hết hạn có thể gây kích ứng và gây nguy hiểm cho người dùng.

Không đưa thuốc của bạn cho người khác. Kể cả khi bạn biết họ có các triệu chứng giống bạn.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Anapa

Trước khi sử dụng Anapa, người bệnh nên lưu ý một vài vấn đề để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.

1. Thận trọng

Những đối tượng sau đây cần thận trọng khi sử dụng Anapa:

  • Người rối loạn chức năng gan hoặc thận
  • Anapa có thể đi qua sữa mẹ, do đó phụ nữ đang cho con bú chỉ nên sử dụng thuốc khi lợi ích điều trị cao hơn rủi ro. Nếu cần thiết, hãy ngưng cho con bú khi sử dụng thuốc.
  • Người bị nhiễm khuẩn toàn thân không nên sử dụng Anapa.

2. Tác dụng phụ

cách sử dụng anapa
Anapa có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn như ngứa, phát ban,…

Trong quá trình sử dụng, Anapa có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn và nôn, vàng da, ứ mật, rối loạn vi khuẩn
  • Phản ứng dị ứng như phát ban da, nổi mề đay,…
  • Nấm miệng hoặc nấm âm đạo
  • Tác dụng phụ tại chỗ bao gồm viêm tĩnh mạch tại vị trí sử dụng

Tác dụng phụ có thể biến mất sau một vài giờ. Tuy nhiên, nếu tác dụng phụ kéo dài thì người bệnh nên ngưng thuốc và liên hệ với bác sĩ kê đơn.

Đây không phải là danh sách tất cả tác dụng phụ của Anapa. Do đó, người bệnh vui lòng liên hệ nhân viên y tế nếu bạn xuất hiện tác dụng phụ khác khi sử dụng thuốc.

3. Tương tác thuốc

Một số loại thuốc và hoạt chất có thể tương tác với Anapa bao gồm:

  • Lincomycin
  • Clindamycin
  • Chloramphenicol
  • Penicillin
  • Cephalosporin
  • Carbapenems

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi tác dụng và hiệu quả của thuốc. Do đó, người bệnh nên chủ động thông báo cho bác sĩ danh sách các loại thuốc đang sử dụng. Danh sách này bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng, viên uống bổ sung và vitamin.

Đây không phải là danh sách tất cả các hoạt chất và thuốc có thể tương tác với Anapa. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

4. Xử lý khi quên liều hoặc quá liều

Quên liều:

  • Thông thường quên một liều sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, quên liều thường xuyên có thể khiến thuốc mấy tác dụng điều trị.
  • Nếu bạn quên một liều, hãy thoa thuốc ngay khi bạn nhận ra. Tuy nhiên, trong trường hợp đã gần đến giờ sử dụng liều tiếp theo, hãy cho qua liều đã quên và dùng thuốc theo chỉ định.
  • Không dùng gấp đôi liều để bù vào phần đã quên.

Quá liều:

  • Hiếm khi quá liều Anapa gây ra tình trạng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu ai đó vô tình sử dụng thuốc quá liều và có các dấu hiệu tiêu cực, hãy gọi cho cấp cứu.
  • Mang theo toa thuốc, hộp hoặc nhãn hiệu thuốc mà người bệnh đã sử dụng khi đến bệnh viện.

Tin bài liên quan

Viêm da tiết bã nhờn ở mặt: Cách điều trị và ngăn ngừa tái phát

Viêm da tiết bã nhờn ở mặt là tình trạng da liễu có liên quan đến rối loạn tuyến bã...

Ngứa lông mày: Dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ngứa lông mày như bệnh vẩy nến, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã,...

Bị ngứa vùng da quanh mắt có phải mắc bệnh nguy hiểm?

Khi bị ngứa vùng da quanh mắt, nhiều người thường lo lắng đây có thể là bệnh nguy hiểm. Để...

Ngứa núm vú khi cho con bú do đâu và khắc phục như thế nào?

Khi nuôi con bằng sữa mẹ, một vấn đề tế nhị mà các chị em thường gặp phải là tình...

Tổng quan về bệnh vảy nến thể đồng tiền

Vảy nến thể đồng tiền là một trong những dạng phổ biến nhất của căn bệnh vảy nến. Bài viết...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Đặng Quốc PhiĐặng Quốc Phi says: Trả lời

    Nên chấm anapa vào chỗ nào trên khuôn mặt ạ?.

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.