Ma hoàng: Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ dân gian

Ma hoàng là dược liệu quý có nguồn gốc và phân bố chủ yếu tại Trung Quốc. Dược liệu này có tác dụng bình suyễn, tiêu phù, giải biểu, tuyên phế, lợi tiểu, khứ phong nên được sử dụng để điều trị viêm phế quản cấp tính, đau nhức do lạnh, hen suyễn, ho gà,…

ma hoàng có tác dụng gì
Ma hoàng gồm có 3 loại: Thảo ma hoàng, Mộc tặc ma hoàng và Trung ma hoàng

Tìm hiểu về dược liệu ma hoàng

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Ty diêm, Cẩu cốt, Ma hoàng chích mật, Trung hoàng tiết thổ, Ty tướng, Trung ương tiết thổ, Tịnh ma hoàng, Long sa,…

Tên khoa học: Ephedra sinica, Ephedra intermedia, Ephedra equisetina

Họ: Ma hoàng (danh pháp khoa học: Ephedraceae)

Phân nhóm:

  • Thảo ma hoàng/ Xuyên ma hoàng/ Điền ma hoàng (Ephedra sinica)
  • Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetine)
  • Trung ma hoàng (Ephedra intermedia)

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Thảo ma hoàng là cây thân thảo, mọc đứng, chiều cao trung bình từ 30 – 70cm. Thân chia thành nhiều đốt, mỗi đốt có chiều dài trung bình từ 3 – 6cm, thân có rãnh chạy dọc. Lá mọc vòng hoặc mọc đối xứng, đầu lá nhọn, hơi cong, phía trên lá có màu tro trắng, phía dưới có màu hồng nâu nhạt. Quả thịt, có màu đỏ.

Trung ma hoàng có hình dạng tương tự như thảo ma hoàng, tuy nhiên đường kính cành của trung ma hoàng lớn hơn (khoảng 2mm), còn thảo ma hoàng chỉ khoảng 1.5mm.

Mộc tặc ma hoàng là cây mọc đứng, chiều cao trung bình khoảng 2m, thân có màu trắng nhạt hoặc xanh xám. Thân cây cũng chia đốt như thảo ma hoàng nhưng đốt ngắn, chỉ khoảng 1 – 3cm. Lá màu tía, dài khoảng 2mm.

Phân bố:

Ma hoàng có nguồn gốc và phân bố chủ yếu ở Trung Quốc.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Thân cây.

cây ma hoàng ở việt nam
Thân cây được thu hái vào cuối mùa thu để làm dược liệu

Thu hái: Thu hái vào cuối mùa thu.

Chế biến: Bỏ lá, chỉ lấy thân, cắt bỏ đốt, sau đó phơi khô.

Bào chế:

  • Đem thân nấu giấm cho sôi, sau đó đem phơi khô.
  • Cắt thân ra thành từng khúc khoảng 1 – 2cm, có thể dùng sống hoặc tẩm mật loãng/ giấm sao qua (theo Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
  • Đem thân nấu sôi 10 dạ, đem vớt bỏ bớt bọt rồi dùng (theo Lôi Công Bào Chế).
  • Rửa sạch, sau đó đem cho vào mật pha ít nước đã được đun sôi. Sao nhỏ lửa cho đến khi mật khô lại, không dính tay (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).

Bảo quản: Nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

4. Thành phần hóa học

Thảo dược này có chứa các thành phần hóa học sau: Pseudoephedrine, Methylephedrine, b-Terpineol, Benzoic acid, Vanillic acid, Cinnamic acid, Phytochemistry,…

5. Tác dụng dược lý

+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tăng huyết áp (theo Trung Dược Học).
  • Tác dụng giải nhiệt: Sử dụng tinh dầu của dược liệu cho chuột nhắt bình thường nhận thấy có tác dụng hạ thân nhiệt (theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  • Tác dụng lợi tiểu: Alcaloid trong ma hoàng có tác dụng lợi tiểu rõ rệt (theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  • Tác dụng bài tiết dịch vị và nước tiểu: Alcaloid trong thảo dược có khả năng kích thích dịch vị và bài tiết nước tiểu (theo Những Cây Và Vị Thuốc Việt Nam).
  • Tác dụng đến hệ thần kinh: Ephedrine trong dược liệu có tác dụng làm phấn chấn tinh thần, hưng phấn vỏ não, hưng phấn trung khu hô hấp. Đồng thời làm giảm tác dụng của thuốc ngủ (theo Những Cây Và Vị Thuốc Việt Nam).
  • Thân và cành có tác dụng ngược lại với rễ ma hoàng (Những Cây Và Vị Thuốc Việt Nam).
  • Tác dụng phát hãn: Có tác dụng tăng bài tiết mồ hôi (theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  • Tác dụng chống co thắt phế quản: Ephedrine trong dược liệu có tác dụng làm giảm cơ trơn khí quản (theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  • Ephedrine gây co thắt mạch máu khiến huyết áp tăng lên (theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  • Dược liệu có khả năng ức chế virus cúm (theo Dược Học Báo).

+Theo y học cổ truyền:

Tác dụng:

  • Khứ phong, bình suyễn, tiêu phù, giải biểu, tuyên phế, lợi tiểu (theo Trung Dược Học).
  • Bình suyễn, tán tụ, phát hãn và lợi tiểu (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Xuất hãn, chỉ khái nghịch thượng khí, phá trưng kiên tích tụ, phát biểu, khứ tà nhiệt khí, trừ hàn nhiệt (theo Bản Kinh).
  • Lợi thủy, phát hãn và bình suyễn (theo Trung Dược Đại Từ Điển).

Chủ trị:

  • Trị đầu đau, thương hàn, ôn ngược, trúng phong (theo Bản Kinh).
  • Trị thủy thủng, sản hậu huyết trệ, mắt đỏ sưng đau và phong thủng (theo Bản Thảo Cương Mục).
  • Trị phong thấp (theo Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
  • Trị ôn dịch, ôn ngược và sốt cao (theo Dược Tính Luận).
  • Trị phù thủng, suyễn và ngoại cảm phong hàn (theo Trung Dược Học).

6. Tính vị

  • Vị hơi ôn (theo Biệt Lục).
  • Vị cay, hơi đắng, tính nhiệt (theo Bản Thảo Cương Mục).
  • Vị cay, đắng, tính ôn (theo Trung Dược Đại Từ Điển, Đong Dược Học Thiết Yếu).
  • Vị đắng, tính ôn (theo Bản Kinh).
  • Vị ngọt, tính bình (theo Dược Tính Luận).
  • Vị hơi đắng, chua nhẹ, tính ấm (theo Trung Dược Học).

7. Qui kinh

  • Qui vào kinh thủ Thiếu âm và túc Thái âm (theo Thang Dịch Bản Thảo).
  • Qui vào kinh Bàng quang, Phế (theo Trung Dược Học Đại Từ Điển và Trung Dược Học).
  • Qui vào kinh Thái âm (theo Trân Châu Nang).
  • Qui vào kinh Tâm, Phế, Đại Trường và Tâm (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).

8. Liều dùng, cách dùng

Ma hoàng được dùng bằng cách sắc nước uống, ngâm rượu, tán bột uống, tán bột làm hoàn,… Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 2 – 12g.

9. Bài thuốc

Ma hoàng được áp dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh:

cây ma hoàng ở việt nam
Ma hoàng được dùng để trị phong thấp gây đau nhức xương khớp, hen suyễn, viêm phế quản cấp,…
  • Bài thuốc trị ngoại cảm phong hàn, không mồ hôi, biểu thực: Dùng quế chi 8g, cam thảo 4g, ma hoàng 8g với hạnh nhân 12 g đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị thủy thủng cấp tính có nội nhiệt, thận viêm: Dùng thạch cao sống 40g, đại táo 12g, ma hoàng 8g, cam thảo 4g với sinh khương 8g đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị vùng dưới tim có thủy khí, thương hàn phần biểu chưa giải, tiểu ít không thông, tiêu chảy, sốt ho, suyễn và bụng dưới đầy: Dùng thược dược, chích cam thảo, ma hoàng, tế tân, quế chi (cạo vỏ), can khương mỗi thứ 3 lạng với bán hạ nửa và ngũ vị tử nửa thăng, đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị mạch trầm, tiểu thuộc chứng thiếu âm: Dùng cam thảo 60g, ma hoàng 90 với phụ tử 1 củ đã nướng, đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị các khớp đau nhức, tâm loạn, không muốn ăn uống, co rút chân tay, phiền nhiệt, sợ lạnh: Dùng hoàng kỳ 12 thù, độc hoạt 30g, ma hoàng 30 thù, hoàng cầm 18 thù với tế tân 12 thù đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị thiên hành nhiệt bệnh mới phát: Dùng ma hoàng 40g, đem bỏ đốt, chỉ lấy thân. Đem sắc với 4 thăng nước, còn lại 2 thăng. Vớt bỏ bã, thêm 1 nắm gạo tẻ rồi nấu thành cháo.
  • Bài thuốc trị sản hậu bụng đau, máu ra không dứt: Dùng ma hoàng uống với rượu. Ngày dùng 2 – 3 lần.
  • Bài thuốc trị tửu tra tỵ: Dùng ma hoàng căn và ma hoàng mỗi thứ 60g. Đem thuốc chưng với rượu tốt 5 hồ trong khoảng 15 phút, sau đó đem phơi sương khoảng 1 đêm. Mỗi ngày dùng 2 lần, tối và sáng, mỗi lần dùng 1 chén nhỏ.
  • Bài thuốc trị ho gà kèm đờm nhiệt: Dùng hạnh nhân, cam thảo, ma hoàng, thạch cao và bách bộ mỗi thứ 8g đem sắc với xuyên bối mẫu 4g.
  • Bài thuốc trị thận viêm, thủy thủng cấp kèm cảm nhiễm ngoài da: Dùng liên kiều 12g, tang bạch bì 12g, cam thảo 4g, đại táo 3 trái, ma hoàng 8g, xích tiểu đậu 20g, hạnh nhân 12g, sinh khương 4g, đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị dưới tim hồi hộp: Dùng ma hoàng và bán hạ bằng lượng nhau, đem thuốc đi tán bột, trộn mật làm thành viên (viên to bằng hạt đậu lớn). Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần uống 3 viên.
  • Bài thuốc trị thương hàn, hoàng đản, biểu nhiệt: Dùng 1 nắm ma hoàng, cho vào bọc vải và ngâm với rượu 5 thăng. Sau đó đem chưng còn ½ thăng uống cho ra mồ hôi.
  • Bài thuốc trị biểu hàn, suyễn mà sợ lạnh: Dùng hạnh nhân 12g, ma hoàng 8g sắc với cam thảo 4g, uống nóng.
  • Bài thuốc trị đau do lạnh: Dùng quế tâm 60g, ma hoàng bỏ rễ 150g đem ngâm với 2 lít rượu.
  • Bài thuốc trị mụn nhọt lâu ngày nhưng không có đầu, âm đản: Dùng thục địa 40g, bào khương 2g, nhục quế 4g, ma hoàng 2g, bạch giới tử (đem sao và tán nhuyễn) 8g, cam thảo 4g, lộc giác giao 12g đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị phổi viêm, khát, suyễn, viêm phế quản cấp: Dùng hạnh nhân, bách bộ, ma hoàng và cam thảo mỗi thứ 8g, cát cánh 12g, thạch cao (sống) 40g với hoàng cầm 12g, đem sắc uống.

10. Kiêng kỵ

  • Người mồ hôi ra nhiều, biểu hư, ho suyễn cho phế hư, không dùng ma hoàng (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Ma hoàng kỵ thạch vị và tế tân (theo Bản Thảo Kinh Tập Chú).
  • Cấm dùng cho người hư yếu, người có chứng thương phong có mồ hôi, người bị chứng âm hư thương thực (theo Dược Phẩm Vậng Yếu).
  • Tim suyhuyết áp cao cần cẩn trọng khi dùng (theo Thực Dụng Trung Y Học).
  • Phụ nữ mang thai, người có khí hư, suy nhược, thổ huyết không nên dùng (theo Dược Tính Thông Khảo).

Các thông tin về tính vị, tác dụng dược lý và bài thuốc chữa bệnh từ cây ma hoàng trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi áp dụng, bạn đọc cần trao đổi với bác sĩ để xác định độ an toàn và tính hiệu quả của bài thuốc.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút