Tác dụng chữa bệnh của Bạch giới tử, liều dùng và cách dùng
Bạch giới tử còn có tên gọi khác là Hồ giới, Thái chi, Thục giới, Hạt cải trắng, Hạt cải bẹ trắng, Bạch lạt tử. Dược liệu mang trong mình vị cay, tính ôn, có tác dụng ôn trung, tán thủng, trừ hàn, trị thống. Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng điều trị suyễn, ho do suyễn, hóa đờm, trị khí, giảm đau.
Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Hồ giới (theo Đường Bản Thảo), Thái chi (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Thục giới (theo Bản Thảo Cương Mục) , Hạt cải trắng (Việt Nam), Hạt cải bẹ trắng (Việt Nam), Bạch lạt tử (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)
Tên khoa học: Brassica Alba (L) Boiss hay Brassica a Juncea (L). Czem te Coss (Sinapis Juncea L.)
Tên tiếng Trung: 白芥子
Thuộc họ: Cải (danh pháp khoa học: Brassicaceae)
Đặc điểm sinh thái
Mô tả
Cây Bạch giới thuộc loại thảo sống hàng năm. Dược liệu có lá đơn mọc so le, lá có cuống. Hoa dược liệu mọc thành cụm, cụm hoa mọc thành chùm. Hoa dược liệu là loại hoa đều lưỡng tính, có 4 lá dài, có 4 cánh hoa xếp thành hình chữ thập. Hoa có 6 nhị, trong đó có 2 chiếc ngắn và 4 chiếc dài. Bộ nhị trong hoa dược liệu gồm 2 tâm bì bầu thường 2 ô do một vách giả ngăn đôi. Quả dược liệu thuộc họ cải có lông, mỏ dài. Trong quả có 4 – 6 hạt nhỏ màu vàng nâu và có vân hình mạng rất nhỏ.
Bạch giới tử (hạt) có hình cầu, xuất hiện với đường kín khoảng 0,16cm. Vỏ ngoài của dược liệu co màu trắng vàng hoặc màu trắng tro. Một bên của dược liệu có đường vân rãnh hoặc đường vân không rõ ràng. Khi dùng kính soi lên sẽ thấy mặt ngoài của dược liệu có vân hình màn lưới rất nhỏ, một đầu xuất hiện 1 chấm nhỏ. Khi bẻ ra sẽ thấy bên trong có nhân xếp thành từng lớp màu trắng vàng, có dầu. Dược liệu không có mùi nhưng có vị cay và tê.
Phân bố
Bạch giới tử được trồng ở khắp nơi bằng hạt. Vào mùa thu đông, người dùng thu hoạch rau để nấu ăn. Vào khoảng tháng 3 đến tháng 5, thu hoạch quả già, lấy hạt để phơi khô.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Bộ phận dùng: Hạt Bạch giới tử. Loại hạt to, mập, màu trắng là tốt
Thu hái: Vào tháng 3 đến tháng 5, hái quả già và lấy hạt, sau đó phơi khô
Chế biến:
Lấy hạt cho vào nước sau đó rửa sạch, vớt bỏ những hạt nổi lên trên. Những hạt chìm mang đi phơi khô.
Cho dược liệu sạch vào chảo, thực hiện sao với lửa nhỏ cho đến khi dược liệu có màu vàng sẫm và có mùi thơm bốc ra (theo Dược Tài Học)
Người dùng có thể trộn bột dược liệu với nước và đắp ngoài.
Bảo quản: Đựng dược liệu trong lọ kín, tránh ẩm.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của Bạch giới tử gồm:
- Sinalbin
- Sinapine
- Chất men Myrosin
- Glucosid (sinigrin)
- Sinapic acid
- Alkaloid (Saponin)
- Protid
- Glucosinolate
- Lysine, Arginine, Histidine
- Chất nhầy
- 37% chất béo
- Thành phần chủ yếu Este của Arachidic acid, Sinapic acid, Linolenic acid.
Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
- Men Myroxin sau khi thủy phân sinh ra dầu giới tử. Dầu này có khả năng kích thích nhẹ niêm mạc bao tử dẫn đến phản xạ tăng tiết dịch khí quản, có tác dụng hóa đờm
- Dung dịch nước 1:3 có khả năng ngăn ngừa và ức chế hoạt động của nấm ngoài da
- Tác dụng kích thích tại chỗ trên da khiến cho da đỏ sung huyết. Trường hợp nặng hơn gây phỏng, rát da.
Theo y học cổ truyền
Bạch giới tử có tác dụng:
- Thông đờm, lợi khí, khai vị, ôn trung (theo Đông Dược Học Thiết Yếu)
- Hóa đờm, lợi khí, ôn trung, trừ hàn, chỉ thống, tán thủng. Điều trị suyễn, phản vị, cước khí, ho, tê bại (theo Bản Thảo Cương Mục)
- Ôn hóa hàn đờm, bạt độc, chỉ thống, hành trệ, tiêu thủng (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
- Điều trị ho suyễn do hàn đờm, đau nhức tứ chi cả người do đờm, căng đầy đau bụng, đinh nhọt thuộc âm tính, giảm đau (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
- Điều trị hàn đờm ở ngực, chỉ thống, bạt độc, hành trệ, tiêu thủng (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tính vị
Tính ôn, vị cay, không độc (theo Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu).
Qui kinh
Qui vào kinh can, phế, tỳ, tâm bào (theo Bản thảo Tân Biên).
Liều dùng và cách dùng
Liều dùng
Dùng 1 – 12 gram/ngày. Khi dùng ngoài da, liều lượng có thể thay đổi tùy ý.
Cách dùng
Dùng tươi hoặc phơi khô tán thành bột mịn trộn giấm đắp ngoài da hoặc nấu thành nước uống.
Bài thuốc
Một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Bạch giới tử:
- Bài thuốc từ Bạch giới tử điều trị ăn vào ợ lên hoặc mửa ra: Mang dược liệu rửa sạch với nước muối, loại bỏ những hạt lép. Phơi khô dược liệu dưới trời nắng gắt, sau đó tán dược liệu thành bột mịn. Cho bột vào bình thủy tinh có nắp đậy để bảo quản. Khi cần lấy 4 – 8 gram bột dược liệu, hòa tan bột cùng với 50ml rượu trắng. Uống 1 lần/ngày trong 7 – 10 ngày để bệnh tình có thể thuyên giảm.
- Bài thuốc từ Bạch giới tử điều trị đầy tức do hàn đờm: Dùng Bạch giới tử, hồ tiêu, đại kích, cam toại, quế tâm với liều lượng bằng nhau. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch với nước muối. Phơi khô dược liệu dưới trời nắng gắt và tán thành bột mịn. Trộn hồ làm viên to bằng hạt ngô. Uống 10 viên/ngày cùng với nước gừng tươi. Sử dụng trong 10 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm.
- Bài thuốc từ Bạch giới tử điều trị hơi lạnh trong bụng đưa lên: Dùng 1 chén dược liệu rửa sạch với nước muối, loại bỏ những hạt lép và để ráo nước. Cho dược liệu vào chảo và sao qua với lửa nhỏ. Để nguội bớt và tán dược liệu thành bột mịn. Cho dược liệu vào tô lớn cùng với một ít nước sôi, trộn đều và làm hoàn to bằng hạt đậu xanh. Uống 10 viên/ngày cùng với nước gừng tươi. Sử dụng trong 10 ngày.
- Bài thuốc từ Bạch giới tử điều trị nóng nảy trong người, bực bội, vị nhiệt, đờm: Dùng 10 gram dược liệu, 10 gram đại kích, 10 gram hắc giới từ, 10 gram mang tiêu, 10 gram cam toại, 10 gram chu sa. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch với nước muối. Phơi khô dược liệu dưới trời nắng gắt, sau đó tán dược liệu thành bột mịn. Trộn hồ và làm viên to bằng hạt ngô. Uống 10 viên/ngày cùng với nước gừng tươi. Sử dụng liên tục trong 10 ngày người bệnh sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm, cơ thể khỏe mạnh.
- Bài thuốc từ Bạch giới tử điều trị ngực sườn bị đờm ẩm: Dùng 20 gram dược liệu, 80 gram bạch truật. Mang cả hai vị thuốc rửa sạch với nước muối. Phơi khô dược liệu dưới trời nắng, sau đó tán dược liệu thành bột mịn. Nghiền nát Táo nhục cho vào chén và trộn đều với bột dược liệu, tạo làm viên to bằng hạt ngô. Uống 50 viên/ngày với nước lọc.
- Bài thuốc từ Bạch giới tử phòng ngừa đậu mùa nhập vào mắt: Mang dược liệu rửa sạch với nước muối, loại bỏ những hạt lép. Phơi khô dược liệu dưới trời nắng gắt, sau đó tán dược liệu thành bột mịn. Trộn bột dược liệu với nước lọc và dán dưới lòng bàn chân để kéo lượng độc tố xuống.
- Bài thuốc từ Bạch giới tử điều trị ho suyễn, đờm thủng tắc ở phế, sườn ngược đầy tức, đờm thủng tác ở phế, đờm nhiều chất dãi trong: Dùng 4 gram dược liệu, 12 gram lai phúc tử, 12 gram từ tô rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào nồi cùng với 600ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút hoặc cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại 300ml. Chắt lấy phần nước và chia thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
- Bài thuốc từ Bạch giới tử điều trị đờm ẩm ở lưu ngực, ho, suyễn, mô, ngực sườn đầy tức: Dùng 10 gram dược liệu, 10 gram đại kích bỏ vỏ, 10 gram cam toại bỏ ruột. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch với nước muối. Phơi khô dược liệu dưới trời nắng gắt, sau đó tán dược liệu thành bột mịn. Trộn bột với nước cốt gừng để làm viên. Uống 1 lần/ngày, mỗi lần dùng 2 – 4 gram thuốc cùng với nước gừng tươi sắc.
- Bài thuốc từ Bạch giới tử điều trị đau nhức các khớp do đờm trệ: Dùng 12 gram dược liệu, 12 gram quế lâm, 4 gram miết tử, 12 gram một dược, 12 gram mộc hương. Tất cả vị thuốc mang đi rửa sạch với nước muối. Phơi khô dược liệu dưới trời nắng gắt. Tán dược liệu thành bột mịn. Mỗi lần dùng, lấy 4 gram bột dược liệu uống cùng với rượu nóng. Sử dụng 2 lần/ngày trong 7 – 10 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm.
- Bài thuốc từ Bạch giới tử điều trị hạch lao ở cổ: Dùng 10 gram dược liệu, 10 gram thông bạch rửa sạch với nước muối. Phơi khô cả hai vị thuốc và tán thành bột mịn. Mang hành trắng đã giã nát trộn với bột dược liệu. Người bệnh đắp thuốc lên vùng đang bị nổi hạch. Sử dụng 1 lần/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
- Bài thuốc từ Bạch giới tử điều trị nhọt sưng độc mới phát: Dùng 10 gram dược liệu rửa sạch với nước muối. Phơi khô dược liệu và tán thành bột mịn. Trộn bột dược liệu cùng với giấm. sau khi vệ sinh da sạch sẽ, người bệnh thực hiện đắp dược liệu vào những vị trí bị nhọt. Để dược liệu khô tự nhiên trên da, sau đó rửa sạch với nước ấm. Sử dụng 2 lần/ngày cho đến khi mụn nhọt giảm sưng đỏ.
- Bài thuốc từ Bạch giới tử điều trị phổi viêm ở trẻ nhỏ: Dùng 10 gram dược liệu rửa sạch với nước muối. Phơi khô dược liệu dưới trời nắng. Tán thành bột mịn. Trộn đều bột dược liệu với bột mì và nước để làm thành bánh. Đắp hỗn hợp ở ngực, để qua đêm hoặc để trong 3 – 5 tiếng. Sử dụng 2 lần/ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
- Bài thuốc từ Bạch giới tử điều trị viêm phế quản cấp tính hoặc mạn tính ở trẻ nhỏ: Dùng 100 gram dược liệu rửa sạch với nước muối. Phơi khô dược liệu dưới trời nắng. Tán thành bột mịn. Cho bột dược liệu vào bình thủy tinh có nắp đậy để bảo quản. Khi cần, lấy 35 gram bột dược liệu trộn đều với 90 gram bột mì trắng và nước để làm thành bánh. Đắp hỗn hợp vào lưng của trẻ trước lúc đi ngủ, để qua đêm. Sử dụng 2 – 3 lần/ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
- Bài thuốc từ Bạch giới tử điều trị liệt thần kinh ngoại biên: Dùng 10 gram dược liệu rửa sạch với nước muối. Phơi khô dược liệu dưới trời nắng. Tán thành bột mịn. Trộn bột dược liệu cùng với nước, sau đó gói vào miếng gạc. Đắp thuốc vào vùng liệt ở má, giữa ba huyệt Hạ quan, Giáp xa và Địa thương. Dùng băng keo dán cố định gạc. Giữ nguyên trạng thái từ 3 – 12 giờ thì lấy ra. Cách 10 – 14 ngày đắp 1 lần. Người bệnh cần kiên trì thực hiện bài thuốc cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
Kiêng kỵ
- Phế kinh có nhiệt, ho sinh đờm và phù dương hư hỏa bóc lên nên kiêng dùng Bạch giới tử (theo Bảo Thảo Kinh Sơ)
- Phế khí hư hoặc trong vị có nhiệt nên kiêng dùng dược liệu (theo Đắc Phối Bản Thảo)
- Những người khí hư có nhiệt, ho khan do khí phế hư cấm dùng dược liệu. Những người không có phong hàn, đờm trệ cấm dùng dược liệu (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
- Phế hư, có nhiệt, âm hư hỏa bốc lên gây ho, sinh ra đờm không dùng dược liệu (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
Một số thông tin về dược liệu Bạch giới tử chưa được tổng hợp và liệt kê đầy đủ trong bài viết. Để biết thêm thông tin về dược liệu này, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ khoa Y học cổ truyền hoặc những người có trình độ chuyên môn cao để được giải đáp. Ngoài ra, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về độ an toàn và khả năng chữa bệnh của bài thuốc trước khi quyết định đưa dược liệu vào quá trình điều trị. Chúng tôi không đưa ra thông tin, lời khuyên và những phương pháp chữa bệnh thay cho bác sĩ có chuyên môn.
XEM THÊM
- Qua nhân lâu và những bài thuốc trị bệnh hiệu quả
- Kim tiền thảo: Công dụng và cách dùng dược liệu
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!