Chuối hột và những bài thuốc điều trị bệnh từ vị thuốc

Chuối hột còn có tên gọi khác là Chuối chát, tên khoa học là Musa balbisiana Colla (M. brachycarpa Back). Dược liệu thuộc họ Chuối (danh pháp khoa học: Musaceae). Nhờ vị ngọt, chát và tính bình, dược liệu có tác dụng giải mọi thứ độc, thoát nhiệt, lương huyết. Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng lợi tiểu, tiêu cơm, giải nghiền khát, sát trùng và làm hết đau bụng.

Chuối hột
Thông tin cơ bản về thành phần hóa học, tác dụng dược lý, tính vị, quy kinh và các bài thuốc điều trị bệnh từ vị thuốc Chuối hột

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Chuối chát

Tên khoa học: Musa balbisiana Colla (M. brachycarpa Back)

Thuộc họ: Chuối (danh pháp khoa học: Musaceae).

Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Chuối hột là một loại cây thuốc quý. Cây có thân giả xuất hiện với chiều cao từ 2 – 4m. Thân cây to và có màu xanh. Cây có lá màu xanh hơi mốc mốc, xanh, be. Lá cây to và có phiến dài. Buồng hoa nằm ngang. Cây có mo đỏ sẫm, không quấn lên.

Quả của cây chuối hột có cạnh. Phần thịt nạc của quả chứa nhiều hạt có kích thước từ 4 – 5mm.

Phân bố

Chuối hột là một loại cây của miền Đông Dương và Malaixia. Chúng thường mọc hoang ở nhiều nơi có bãi đất thấp. Ngoài ra cây Chuối hột còn được trồng ở nhiều nơi để lấy quả và lấy lá gói bánh.

Ở Việt Nam cây mọc hoang ở nhiều tỉnh và được trồng ở nhiều địa phương.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản

Bộ phận dùng: Quả, củ và thân (Fructus, Rhizoma et Caulis Musae Balbisianeae)

Thu hái: Quanh năm

Chế biến: Sau khi thu hái, mang dược liệu rửa sạch. Dùng tươi, phơi khô hoặc sấy khô để ngâm rượu, sắc thành nước thuốc hoặc nấu thành cao.

Bảo quản: Để dược liệu ở những nơi thông thoáng. Tránh để vị thuốc tại những nơi ẩm móc.

Thành phần hóa học

Theo J.Horry và M.Ray (Pháp)

Năm 1987, các nghiên cứu về Chuối hột đã được thực hiện bởi J.Horry và M.Ray (Pháp). Kết quả từ nghiên cứu cho thấy trong lá bắc của cây có chứa một lượng lớn anthocianin. Trong đó, cyanidin và delphinidin là những anthocianin chính.

Theo Kong. L và cộng sự (Trung Quốc)

Năm 1995, Kong. L và cộng sự (Trung Quốc) đã thực hiện nghiên cứu phân lập enzym polyphenol oxydase trong phần vỏ và quả chuối.

T.Kamo và cộng sự (Nhật Bản)

Năm 1998, T.Kamo và cộng sự (Nhật Bản) đã thực hiện các cuộc nghiên cứu và xác định được trong quả chứa những chất sau:

  • Phytoalexin
  • 2-phenyl-1,8-naphthalic anhydrid
  • 2-(4′-methoxyphenyl)-1,8-naphthalic anhydrid
  • 1,2,3,4-tetrahydro-6,7-dihydroxy-1-(4′-hydroxycinnamyliden)naphthalen-2-on.

Theo M.Ali (Ấn Độ)

Năm 1991, M.Ali (Ấn Độ) đã thực hiện các nghiên cứu và công bố ba Neo-clerodan Diterpenoid phân lập được từ phần hạt Musa balbisiana. Đó là: Musabalbisian A, Musabalbisian B, Musabalbisian C. Cấu trúc của những thành phần hóa học này cũng đã được xác định bằng phương pháp phân tích hóa học và phương pháp phân tích quang phổ.

Theo Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và Bùi Mỹ Linh (Bộ môn Dược liệu – khoa Dược, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh)

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và Bùi Mỹ Linh (Bộ môn Dược liệu – khoa Dược, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh) đã thực hiện những nghiên cứu để xác định chính xác những thành phần hóa học tồn tại trong Chuối hột. Theo kết quả từ nghiên cứu, bên trong hạt Chuối hột chứa những thành phần hóa học sau:

  • Flavonoid anthocianosid và hợp chất uronic
  • Saponin
  • Coumarin
  • Tanin
  • Tinh dầu
  • Phytosterol…
Thành phần hóa học của vị thuốc Chuối hột
Thành phần hóa học của vị thuốc Chuối hột

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Serotinin và nore-pinephrin là hai hợp chất quan trọng về mặt sinh lý của Chuối hột. Bên cạnh đó là dopamin và một catecholamin chưa xác định. Nhờ những chất này, dược liệu có nhiều công dụng quan trọng trong y học. Bao gồm:

  • Điều trị loét ống tiêu hóa
  • Chữa táo bón
  • Chữa đau tạng phủ
  • Ngăn ngừa và điều trị sỏi đường tiết niệu
  • Điều trị đái đường, nói sảng, tâm nhiệt phát cuồng…

Theo y học cổ truyền

Vị thuốc Chuối hột có những tác dụng sau:

  • Giải mọi thứ độc
  • Thoát nhiệt
  • Lương huyết
  • Lợi tiểu
  • Tiêu cơm
  • Giải nghiền khát
  • Sát trùng
  • Làm hết đau bụng.

Chỉ định và phối hợp

Chuối hột được trồng để lấy lá gói bánh tét. Lá Chuối hột gói bánh tốt hơn những loại lá khác.

Quả xanh thường được ăn cùng với mắm tôm hoặc nước mắm.

Bắp chuối thường được chế biến và dùng để ăn gỏi.

Quả Chuối hột khi chín được sử dụng để ăn cũng như chuối dùng trong điều trị những bệnh đường ruột.

Quả chuối xanh thường được dùng trong điều trị sỏi đường tiết niệu.

Đắp củ Chuối hột thối để điều trị bỏng lửa.

Thân cây Chuối hột thường được sử dụng để điều trị nói sảng, tâm nhiệt phát cuồng.

Phần nước của cây thường được sử dụng để điều trị đái đường.

Tính vị

Vị ngọt, chát, tính bình.

Qui kinh

Qui vào kinh Tỳ, Phế và Can.

Liều lượng và cách dùng

Liều lượng

Không cố định.

Cách dùng

Dùng trong: Sau khi thu hái, mang dược liệu rửa sạch. Dùng tươi, phơi khô hoặc sấy khô để ngâm rượu, sắc thành nước thuốc hoặc nấu thành cao.

Dùng ngoài: Sau khi thu hái, mang dược liệu rửa sạch. Đắp thuốc vào những vị trí đang bị bệnh.

Liều lượng và cách sử dụng vị thuốc Chuối hột
Liều lượng và cách sử dụng vị thuốc Chuối hột

Bài thuốc

Nhờ những thành phần hóa học, tác dụng dược lý đa dạng, tính vị và qui kinh, vị thuốc Chuối hột thường được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột điều trị bệnh sỏi thận (bài thuốc 1): Dùng 7 – 8 quả chuối. Sau khi rửa sạch, để ráo nước và thái chuối thành từng lát mỏng. Cho chuối vào chảo và thực hiện sao vàng, hạ thổ vài ngày. Cho dược liệu vào nồi cùng với nước lọc. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút. Uống từ 3 – 4 bát thuốc mỗi ngày vào lúc no. Hoặc cho dược liệu vào ấm. Rót thêm nước sôi vào cùng. Thực hiện hãm dược liệu trong 20 phút tương tự như pha trà. Uống từ 3 – 4 lần/ngày. Mỗi lần hãm thuốc hoặc cho thuốc vào nồi sắc lấy nước uống, người bệnh chỉ cần sử dụng một vốc tay lá chuối đã sao. Kiên trì uống thuốc từ 1 – 2 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể, đi tiểu ra sỏi. Lưu ý, đối với những trường hợp người bệnh bị đau dạ dày thì không nên uống nước sắc quá đặc. Thay vào đó bạn có thể pha loãng thuốc và chia thuốc thành nhiều lần sử dụng trong ngày.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột điều trị bệnh sỏi thận (bài thuốc 2): Chọn những quả chuối thật chín, dùng dao bổ ra, lấy hết phần hạt chuối và mang đi phơi khô. Tán nhỏ hạt chuối. Cho thuốc bột vào bình thủy tinh có nắp đậy và bảo quản tại nơi khô ráo. Khi cần lấy khoảng 7 thìa cà phê thuốc bột cho vào ấm. Rót thêm 2 lít nước lọc vào cùng. Thực hiện sắc thuốc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại một nửa. Uống ngay khi còn ấm. Sử dụng thuốc đều đặn mỗi ngày như uống nước trà. Sử dụng bài thuốc liên tục cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột điều trị sưng, đau nhức chân tay, thấp khớp, đau lưng: Chọn những quả chuối thật chín, dùng dao bổ ra, lấy hết phần hạt chuối và mang đi phơi khô. Tán nhỏ hạt chuối. Cho thuốc bột vào bình thủy tinh có nắp đậy cùng với rượu 40 độ. Đậy kín nắp và bảo quản thuốc ở những nơi khô ráo. Ngâm thuốc trong 10 ngày là có thể dùng được, ngâm thuốc càng lâu càng tốt. Người bệnh thỉnh thoảng lắc đều thuốc lên. Khi cần lấy 15ml thuốc rượu để uống. Uống 2 lần/ngày vào trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Có thể cho thêm đường nếu thấy quá khó uống.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột điều trị ung xỉ, xỉ mủ, xỉ máu: Dùng phần vỏ của quả chuối rửa sạch. Dùng thêm cam thảo nam, da trăn. Mang cả ba vị thuốc đốt thành than tồn tính, với ít hòn phèn xanh phi. Tán các vị thuốc thành bột mịn. Hòa thuốc bột cùng với dầu dừa. Dùng thuốc này súc miệng. Đồng thời thoa thuốc vào chân răng. Bôi nhiều lần trong ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột điều trị tâm nhiệt phát cuồng: Dùng thân cây chuối rửa sạch. Nhét địa long (giun đất) vào trong thân. Mang thân chuối nướng thật kỹ, sau đó vắt lấy nước uống. Uống thuốc từ 1 – 2 lần/ngày.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột điều trị đái đường: Sử dụng cây Chuối hột ở dạng nhú mọc bắp chuối. Sau đó dùng dao chặt ngang gốc để chừng 2 tấc. Tiếp tục dùng dao khoét thân chuối một lỗ to bằng cái tô, để sang một đêm. Sáng ngày dùng chén múc lấy phần nước trong thân chuối mà uống. Sử dụng liên tục trong 7 ngày là khỏi bệnh.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột điều trị hắc lào: Dùng quả chuối hột rừng còn xanh. Dùng dao vắt đôi thuốc và hứng lấy nhựa. Bôi phần nhựa chuối vào những vị trí bị hắc lào mỗi ngày. Sử dụng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột phòng ngừa bệnh tiêu chảy: Dùng quả chuối hột rừng còn non rửa sạch. Sau đó thái thành từng lát mỏng. Trộn chuối cùng với rau sống để ăn với gỏi cá và sứa.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột điều trị kiết lỵ: Dùng 30 gram vỏ quả chuối, 30 gram vỏ quả lựu, 20 gram búp ổi. Mang các vị thuốc rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô. Cho các vị thuốc vào nồi cùng với 800ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 200ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Uống ngay khi còn ấm. Có thể chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Mỗi lần uống cần nung nóng thuốc. Sử dụng 1 thang/ngày trong 3 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột điều trị đau bụng kinh: Dùng 50 gram vỏ quả chuối rửa sạch. Mang vỏ quả chuối phơi khô, cho vào chảo sao vàng và tán thành bột. Dùng thêm 3 gram cam thảo và 5 gram quế chi tán thành bột. Trộn đều các loại thuốc bột cùng với nhau. Rót thêm mật ong nguyên chất vào cùng, trộn đều và làm thành hoàn có trọng lượng 5 gram. Uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày cùng với nước ấm.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột điều trị sốt cao, cảm nắng, mê sảng: Mang củ chuối hột rừng rửa sạch. Mang củ chuối giã nát và chắt lấy phần nước uống. Uống 1 lần/ngày trong 3 ngày.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột điều trị kiết lỵ ra máu: Dùng 5 gram củ chuối hột rừng, 5 gram củ sả. Sau khi rửa sạch các vị thuốc, dùng dao thái nhỏ, cho thuốc vào chảo và thực hiện sao vàng. Cho thuốc vào nồi cùng với 300ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 50ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Uống ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 thang/ngày trong 3 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột điều trị băng huyết, nôn ra máu: Dùng 20 gram lá chuối, 30 gram tinh tre. Sau khi phơi khô, mang các vị thuốc đốt và tán nhỏ. Cho dược liệu vào ấm. Rót thêm nước sôi vào cùng. Thực hiện hãm dược liệu trong 20 phút tương tự như pha trà. Uống từ 1 – 2 lần/ngày.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột điều trị thiếu sữa ở sản phụ: Mang hoa chuối rửa sạch, thái nhỏ. Luộc hoa chuối hoặc mang hoa chuối làm gỏi để ăn.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột điều trị táo bón: Dùng hoa chuối luộc kỹ để loại bỏ lượng chất chát. Trộn hoa chuối cùng với thịt gà làm gỏi để ăn.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột điều trị phù thũng, lợi tiểu: Dùng lá và thân cây chuối rửa sạch với liều lượng 30 gram. Cho vị thuốc vào nồi cùng với 400ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 100ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Uống ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 thang/ngày. Để bệnh tình mau chóng thuyên giảm, người bệnh cần uống thuốc liên tục trong nhiều ngày.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột giúp tăng cường sinh lực, bổ thận, tráng dương: Dùng 1kg chuối hột rừng chín nguyên quả hoặc chuối xanh đã rửa sạch thái lát hoặc hột chuối rừng loại nhỏ. Rửa sạch dược liệu và để ráo nước. Nướng chuối hột, đập dập nếu sử dụng quả. Mang hạt chuối hột sao vàng hạ thổ nếu sử dụng hạt. Cho dược liệu vào bình thủy tinh có nắp đậy cùng với 5 lít rượu trắng 40 độ. Đậy kín nắp và bảo quản tại nơi khô ráo. Ngâm rượu chuối hột càng lâu càng tốt. Ngâm thuốc khoảng 100 ngày là có thể dùng được. Mỗi lần lấy 20ml rượu chuối để uống. Uống 2 lần/ngày sau khi ăn để tăng cường sức khỏe và sinh lý nam.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột giúp an thai: Dùng củ chuối hột, củ chuối rừng và rễ cây móc với liều dùng 10 – 12 gram mỗi vị. Cho các vị thuốc vào nồi sau khi đã rửa sạch. Rót thêm 400ml nước lọc vào cùng. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 100ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Uống ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 thang/ngày.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột điều trị đau nhức răng: Dùng thân chuối hột còn non rửa sạch, cắt đoạn, sau đó nướng chín và ép lấy phần nước thuốc. Ngậm thuốc cùng với một ít muối từ 2 – 3 lần/ngày.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột giúp tiêu khát, phát hãn, cầm máu: Dùng lõi thân cây chuối già rửa sạch, thái nhỏ. Cho vị thuốc vào cối và thực hiện giã nát. Dùng thuốc này đắp lên vết thương để cầm máu. Vắt lấy nước thuốc để uống giúp tiêu khát, phát hãn.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột điều trị huyết áp cao do bệnh thận và với người béo: Dùng cả quả chuối hột sắp chín (để cả vỏ) rửa sạch. Dùng dao thái mỏng dược liệu, phơi khô, sau đó cho vào chảo sao qua chừng một nắm. Dùng thêm củ ráy rừng đã gọt vỏ, phơi khô. Cho củ ráy rừng vào chảo và sao kỹ cùng với lửa nhỏ với liều dùng bằng 1/3 chuối hột. Cho vị thuốc vào nồi cùng với 3 chén nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 1 chén. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Uống ngay khi còn ấm. Sử dụng 2 thang/ngày. Để bệnh tình mau chóng thuyên giảm, người bệnh cần uống thuốc liên tục trong nhiều ngày.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột điều trị táo bón ở trẻ em: Dùng 1 – 2 quả chuối chín vùi vào bếp lửa. Lấy quả chuối ra ngoài khi thấy vỏ quả đã ngã sang màu đen, phần ruột chín nhũn. Cho trẻ ăn ngay khi còn ấm. 30 phút sau khi ăn trẻ có thể đi đại tiện được.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột điều trị bệnh thống phong (bệnh gút): Dùng 3 gram quả chuối hột rừng, 4 gram củ ráy rừng, 2 gram tỳ giải, 1 gram khổ qua. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch. Cho các vị thuốc vào chảo và thực hiện sao vàng, hạ thổ. Pha thuốc cùng với nước sôi để uống. Uống từ 2 – 3 lần/ngày. Không được cho đường vào.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột giúp xổ giun: Dùng quả chuối hột chín ăn vào khi đói sẽ thấy ra giun.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột điều trị ho ra máu: Dùng 12 gram củ chuối, 12 gram rễ cỏ tranh, 12 gram rễ cây dâu, 12 gram thài lài tía. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch, thái nhỏ. Cho các vị thuốc vào nồi cùng với 400ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 100ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Uống ngay khi còn ấm. Uống thuốc 2 lần/ngày.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột điều trị viêm loét dạ dày: Dùng quả chuối xanh, rửa sạch. Phơi khô chuối hoặc sấy khô sau đó tán thành bột mịn. Uống 2 lần/ngày. Mỗi lần uống 10 gram thuốc cùng với nước ấm cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ vị thuốc Chuối hột điều trị sỏi bàng quang: Dùng quả chuối xanh, rửa sạch. Phơi khô chuối hoặc sấy khô. Cho chuối vào chảo thực hiện sao vàng sau đó hạ thổ trong 3 – 5 ngày. Mỗi lần lấy 50 – 100 gram thuốc cho vào nồi và sắc cùng với 400ml nước lọc trong 20 phút. Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Uống thuốc sau mỗi bữa ăn. Hoặc cho dược liệu vào ấm. Rót thêm nước sôi vào cùng. Thực hiện hãm dược liệu trong 20 phút tương tự như pha trà. Uống mỗi ngày. Hoặc dùng hạt chuối hột rang giòn. Sau đó giã nát, cho vào nồi và sắc lấy nước thuốc để uống. Uống thuốc liên tục trong nhiều ngày sẽ giúp sỏi rã ra thành những viên nhỏ. Sau khi uống thuốc, đi tiểu trong bô sẽ thấy cặn sỏi thoát ra ngoài và nằm dưới đáy bô.
Bài thuốc từ Chuối hột
Nhờ những thành phần hóa học, tác dụng dược lý đa dạng, tính vị và qui kinh, vị thuốc Chuối hột được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

Bài viết là thông tin cơ bản về Chuối hột và các bài thuốc điều trị bệnh từ vị thuốc này. Tuy nhiên những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên liên hệ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền trước khi đưa các bài thuốc vào quá trình chữa bệnh. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo tính hiệu quả và mức độ an toàn của những bài thuốc.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút