Tô ngạnh là gì? Tác dụng chữa bệnh của Tô ngạnh là gì?

Tô ngạnh là bộ phận cành của cây tía tô với danh pháp khoa học là Folium Perillae Fructescentis. Dược liệu này là một trong những vị thuốc nam được liệt vào danh sách các vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Trong Đông y, Tô ngạnh có vị cay, tính ấm, được quy vào kinh Phế, Tỳ và Vị, có tác dụng giảm đau, an thai, chữa tức ngực, đầy bụng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin khác về loại dược liệu này.

Những thông tin về dược liệu Tô ngạnh
Những thông tin về dược liệu Tô ngạnh

1. Tên gọi khác – Họ

  • Tên gọi khác: Tô cành, Cành tía tô
  • Tên khoa học: Folium Perillae Fructescentis
  • Họ: Thuộc họ Hoa môi (Lamiacae)

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả: Tô ngạnh là bộ phận cành của cây tía tô. Cây tía tô là thực vật thuộc thân thảo, cây cao khoảng 0,5 – 1m, toàn cây có lông và tinh dầu thơm đặc trưng. Lá tía tô mọc đối, mặt trên có màu xanh lục, mặt dưới màu tím tía, đôi khi cả hai mặt má đều có màu tím tía, có lông nhám. Mép lá có hình răng cưa. Hoa nhỏ, có màu trắng hoặc tím, mọc đối, cụm thành chùm ở đầu cành. Quả bế, hình cầu.

Mô tả dược liệu: Tô ngạnh có hình trụ vuông, bốn góc tù, đường kính từ 0,5 – 1,5 cm. Mặt thân ngoài có màu nâu tía hoặc màu tía thẫm. Phần tủy bên trong có màu trắng, mềm. Bốn mặt thân có rãnh và vân nhỏ. Tô ngạnh có vị nhạt, mùi thơm nhẹ.

Phân bố: Cây thường được trồng hoặc mọc hoang ở nhiều nơi khắp khu vực châu Á. Ở nước ta, cây được trồng khá nhiều chủ yếu để làm gia vị và làm thuốc.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Dùng cành của cây tía tô (Tô ngạnh).

Thu hái: Thời điểm thích hợp để thu hái là vào cuối thu. Cắt lấy phần cành trồ lên mặt đất, chỉ thu hoạch với những cây mới ra bông.

Chế biến: Đem những cành cây tía tô đã thu hoạch được rửa sạch bằng nước để loại bỏ lớp đất cát, bụi bẩn, tạp chất và vi khuẩn, sau đó vớt ra để ráo nước. Cắt thành từng đoạn nhỏ rồi đem phơi 3 – 4 ngày nắng hoặc đem sấy cho khô.

Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Dược liệu cần được bảo quản trong bọc kín, tránh mối mọt.

Tô ngạnh là bộ phận cành của cây tía tô, được thu hái và bào chế để làm thuốc
Tô ngạnh là bộ phận cành của cây tía tô, được thu hái và bào chế để làm thuốc

4. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chính có trong Tô ngạnh là các tinh dầu, trong đó chủ yếu là Andehit limonen và Perilla.

5. Tính vị

  • Vị cay, ngọt, tính ấm (theo Trung Dược Học)
  • Vị cay, tính ấm, không độc (theo Cương mục)
  • Vị ngọt, hơi cay, tính hơi ấm (theo Dược phẩm hóa nghĩa)

6. Quy kinh

Tô ngạnh được quy vào các kinh sau:

  • Kinh Phế, Tỳ và Vị (theo Trung Dược học)
  • Kinh Phế, Tỳ và Vị (theo Dược Phẩm Hóa Nghĩa)

7. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại: Chưa được nghiên cứu.

Theo y học cổ truyền: Trong Đông y, Tô ngạnh có tác dụng an thai, chỉ thống, lý khí giải uất. Bên cạnh đó, dược liệu này còn có công dụng chống nôn mửa, trị đầy bụng, trướng bụng, động thai và điều trị một số bệnh lý khác.

8. Cách dùng – Liều lượng

Liều dùng: Dùng 5 – 9 gram mỗi ngày.

Cách dùng: Dùng thuốc ở dạng thuốc sắc, sắc Tô ngạnh một mình hoặc kết hợp cùng với các vị thuốc khác tùy thuộc vào từng bệnh lý với bốn phần nước, sắc cô đặc còn một phần để dùng. Dùng khi thuốc còn nóng hoặc ấm, nếu thuốc nguội nên hâm nóng lại trước khi dùng.

9. Những bài thuốc từ Tô ngạnh

Tô ngạnh là một trong những cây thuốc nam, vì có tính chất dược phẩm cao nên được dân gian sử dụng trong các bài thuốc chữa đau bụng, động thai, nôn mửa,…

Tô ngạnh và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Tô ngạnh và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng dược liệu Tô ngạnh trong Y học cổ truyền, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng để điều trị bệnh:

Bài thuốc từ Tô ngạnh chữa động thai:

  • Dùng 12 – 16 gram Tô ngạnh và 12 gram Sắn dây, đem hai vị thuốc trên sắc cùng với nước để dùng. Mỗi ngày uống ba lần.
  • Dùng Tô ngạnh và Trử ma căn khô mỗi vị 14 – 16 gram, đem hai vị thuốc trên sắc để lấy nước dùng. Mỗi ngày uống ba lần sau mỗi bữa ăn.

Bài thuốc chữa thai phù: Dùng 20 gram Tô ngạnh, 40 gram Bạch phục linh, 16 gram Hoàng kỳ, 10 gram Thăng ma cùng với Đương quy, Sài hồ và Bạch truật mỗi vị 12 gram. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với nước để dùng.

Bài thuốc từ Tô ngạnh chữa đau bụng, đau lưng, buồn nôn: Dùng Tô ngạnh, Đỗ trọng, Bạch thược và Đương quy mỗi vị 14 gram; Phục linh và Đảng sâm mỗi vị 12 gram, 10 gram Bạch truật, 8 gram Trần bì và 4 gram Cam thảo. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với nước để dùng.

Bài thuốc từ Tô ngạnh chữa đầy bụng, trướng bụng, ăn không tiêu: Dùng một lượng Tô ngạnh vừa để sắc cùng với nước để uống trị bệnh. Dùng khi thuốc còn ấm, nếu thuốc nguội cần hâm nóng lại trước khi dùng.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về dược liệu Tô ngạnh: công dụng, thành phần hóa học, tính vị, quy kinh và một số bài thuốc từ Tô ngạnh. Tuy nhiên, thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo, không thay thế lời khuyên hay phương pháp điều trị của bác sĩ hoặc lương y. Tô ngạnh chưa được giới y dược hiện đại nghiên cứu và chứng minh công dụng của dược liệu này. vì vậy, người bệnh không được tự ý sử dụng các bài thuốc trên khi chưa có chỉ định từ bác sĩ hoặc giới chuyên môn.

Xem thêm:

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút