Cây đỗ trọng: Công dụng, liều lượng và bài thuốc quý

Cây đỗ trọng là loài duy nhất còn tồn tại của họ Eucummiaceae. Trong giới Đông y, cây đỗ trọng được xem là một thảo dược quý được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa trị thận hư, liệt dương, đau lưng, đau chân,…

Đỗ trọng còn có tên gọi khác là Tư trọng, Ty liên bì, Mộc miên

Yếu sinh lý đề cập đến tình trạng rối loạn chức năng tình dục xảy ra ở khía cạnh thể chất và tinh thần. Các biểu hiện bệnh lý thường là hệ quả của tuổi tác, lối sống sinh hoạt kém khoa học, tâm lý hoặc mắc các bệnh nội khoa. Yếu sinh lý nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây vô sinh – hiếm muộn.

1. Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: Tư trọng, Ty liên bì, Mộc miên
  • Tên khoa học: Eucommiales (với danh pháp là Eucommia umloides)
  • Họ: Cây đỗ trọng là loài duy nhất của họ Eucummiaceae

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Cây đỗ trọng khi trưởng thành có thể cao tới 15m, là một cây gỗ nhỏ. Vỏ thân có nhựa mủ trắng và có màu xám, khi bẻ đôi vỏ cây sẽ thấy những sợi mảnh như tơ. Lá dài khoảng 8 -16 cm, là loại lá đơn, mép lá có răng chưa, trong lá có chứa các tuyến nhựa mủ. Hoa đỗ trọng là loại hoa nhỏ, có màu ánh lục, không có bao hoa. Hoa cái tụ tập thành 5 – 10 hoa ở nách lá còn hoa đực mọc thành chùm. Qủa hình thoi dẹt, có màu nâu.

Hình ảnh cây đỗ trọng
Phân bố:

Cây đỗ trọng được trồng rất nhiều ở các tỉnh của Trung Quốc, cây đỗ trọng được di thực vào Việt Nam nhưng vẫn chưa được trồng phổ biến và rộng rãi bằng Trung Quốc.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng:

Cây đỗ trọng chỉ sử dụng bộ phận vỏ cây.

Thu hái:

Thu hoạch cây đỗ trọng vào mùa hạ, chỉ thu hoạch với những cây to và mập đã phát triển được 10 năm. Chỉ thu hoạch vỏ cây, không làm cho cây chết, vẫn giữ nguyên tình trạng cây để tiếp tục sinh trưởng và có thể thu hoạch sau mấy năm tiếp theo. Cưa đứt chung quanh vỏ cây tành từng đoạn ngắn nhỏ tùy ý. Dùng rao rạch dọc thân rồi tách vỏ ra đem về chế biến.

Chế biến:

Đem tất cả các vỏ cây thu hoạch được đem luộc với nước sôi, rồi đặt trên mặt phẳng. Lưu ý, cần lót một lớp rơm khô phía dưới , bên trên cần có dụng cụ để nén chặt giữ cho vỏ phẳng.

Sau một tuần, khi thấy vỏ chuyển sang màu tím thì đem đi phơi ngoài nắng. Cạo sạch lớp vỏ bên ngoài rồi cắt từng miếng.

Bảo quản:

Bảo quản ở nơi thoáng mát, cần đậy kín sau khi sử dụng, tránh lên móc.

4. Thành phần hóa học

Vỏ cây đỗ trọng chủ yếu chứa gutta-percha và một số thành phần khác như alcaloids, glycoside, potassium pino-resinol-diglucosid, ulmoprenol,…

5. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
  • Có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol có trong máu
  • Tăng huyết áp
  • Kháng viêm
  • Tăng chống co giật và giảm đau
  • Tăng cường chức năng thận
  • Có tác dụng lợi tiểu
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
  • Ức chế với tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ flexner, trực khuẩn coli, trực khuẩn mủ xanh,…
Theo y học cổ truyền:

Trong y học cổ truyền, cây đỗ trọng là một thảo dược có tác dụng:

  • Điều trị chứng thận hư
  • Điều trị liệt dương
  • Chữa thai động, thai lậu, trụy thai
  • Chữa vô sinh hiếm muộn

6. Tính vị

Đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, có tính ôn và không độc.

7. Quy kinh

Cây đỗ trọng được sử dụng làm dược liệu, quy vào các kinh:

  • Lôi công bào chế dược tính giải (kinh Thận)
  • Bản thảo kinh giải (kinh thủ Thái âm Phế)
  • Lâm sàng thường dụng trung dược thủ sách (kinh Can và Thận)

8. Cách dùng – Liều lượng

Có thể sử dụng đỗ trọng ở dạng thuốc sắc, ngâm với rượu, cao lỏng, hoặc tán mịn thành bột rồi làm thành hoàn sử dụng uống mỗi ngày từ 10 – 15 gram.

9. Bài thuốc

Dưới đây là các bài thuốc sử dụng đỗ trọng làm nguyên liệu chính để điều trị bệnh:

Sử dụng đỗ trọng với các loại thảo dược khác để điều trị các bệnh
  • Bài thuốc chữa thận yếu, thận hư, tăng cường chức năng thận, chữa liệt dương: 250 gram đỗ trọng, 125 gram lộc nhung, 63 gram ngũ vị tử, 500 gram thục địa, 250 gram mạch môn, 240 gram sơn thù nhục, 250 gram sơn dược, 250 gram câu kỷ tử, 250 gram thỏ ty tử, 250 gram ngưu tất. Đem tất cả nghiền thành bột mịn rồi làm thành hoàn. Sử dụng 12 gram/ lần, mỗi ngày sử dụng 2 lần và nên uống với nước muối nhạt.
  • Bài thuốc chữa đau cột sống:  Đem ngâm 3 ký đỗ trọng bỏ vỏ và 2 lít rượu. Sau 7 ngày có thể lấy ra sử dụng, mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần uống từ 15 – 30 ml. Hoặc có thể sử dụng bài thuốc sau để chữa đau cột sống: 300 gram đỗ trọng, 200 gram xuyên khung, 160 gram quế chi, 80 gram tế tân. Thái nhỏ các vị thuốc và đem ngâm với 10 lít rượu. Sau 5 ngày ngâm có thể sử dụng được, sử dụng 15 – 20 ml/ lần, mỗi ngày uống 2 lần.
  • Bài thuốc trị đau thắt lưng do thận hư: Đỗ trọng (tách bỏ vỏ), sao vàng, sữa tô mỗi loại 1 ký. Chia làm 10 thang, mỗi lần sử dụng 1 thang sắc với 1 thăng nước, sắc còn 3 phần, giảm 1 phần nước, lấy nước bỏ bã. Sau đó dùng 3 – 4 cái thận dê sắc lát bỏ vào và tiếp tục sắc.
  • Bài thuốc chữa huyết áp cao: 80 gram đỗ trọng sống, 80 gram hạ khô thảo, 40 gram đơn bì, 40 gram thục địa, nghiền thành bột mịn rồi hoàn thành viên. Sử dụng 12 gram cho mỗi lần uống, mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần. Hoặc có thể sử dụng bài thuốc sau: 16 gram đỗ trọng, 16 gram tang ký sinh, 20 gram mẫu lệ sống, 12 gram cúc hoa. 12 gram câu kỷ tử đem sắc uống và sử dụng mỗi ngày.
  • Bài thuốc chữa đau lưng, đau chân, đi lại khó khăn: 320 gram đỗ trọng (đem đi nướng), 160 gram gừng, 80 gram thạch nam, 3 cái đại phụ tử (tách bỏ vỏ). Thái nhỏ các dược liệu rồi ngâm với 7 lít rượu. Sau 5 ngày có thể sử dụng, sử dụng 15 ml/ lần, mỗi ngày uống 2 lần.
  • Bài thuốc chữa đau dây thần kinh tọa: 30 gram đỗ trọng, thịt thăn heo, nấu trong vòng 30 phút. Sử dụng mỗi ngày 2 lần và sử dụng liên tục trong vòng 7 -10 ngày.
  • Bài thuốc chữa mồ hôi trộm: Tán nhỏ đỗ trọng và mẫu lệ, sử dụng uống chung với rượu, sử dụng 20 gram/ lần trước khi đi ngủ.
  • Bài thuốc chữa sảy thai: Đem sắc uống mỗi ngày với đỗ trọng, cẩu tích, ba kích, thục địa, vú bò, củ gai, dương quy, tục đoạn, ý dĩ sao mỗi thứ 10 gram. Hoặc có thể sử dụng bài thuốc: đỗ trọng, tục đoạn, tang ký sinh, bạch truật, a giao mỗi loại 12 gram cùng với 4 gram thỏ ty tử, đem sắc uống và sử dụng mỗi ngày.

10. Lưu ý khi sử dụng

Khi sử dụng đỗ trọng để điều trị bệnh, bệnh nhân cần lưu ý những điểm sau:

  • Không sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong cây đỗ trọng.
  • Không được sử dụng cho các đối tượng có lượng máu chảy không ổn định, gây ra kiềm hãm, máu chảy không cầm được.
  • Người có chứng âm hư khuyến cáo không được sử dụng.
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Bởi thuốc có thể truyền sang con thông qua đường cho bú.

Bài viết đã cung cấp những thông tin về cây đỗ trọng. Tuy nhiên, thông tin bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Bạn đọc không được tự ý sử dụng các bài thuốc từ cây đỗ trọng thay thế các thuốc đặc hiệu khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút