%%title%% - Công dụng và những bài thuốc chữa bệnh hay

A giao là phần keo chế từ da con lừa. Trong Đông y, A giao có vị ngọt, tính bình, không độc, được quy vào kinh Can, Phế và Thận. Dân gian sử dụng dược liệu này khá nhiều trong các bài thuốc chữa một số bệnh lý như: thai sản, hô hấp, tiêu hóa, gân cơ,… Chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng ăn không tiêu, ỉa lỏng, tiêu chảy, tỳ vị suy nhược.

A giao còn được gọi là A giao nhân, A tỉnh giao, Bì giao, Ô giao thuộc họ Ngựa (Equidae)
A giao còn được gọi là A giao nhân, A tỉnh giao, Bì giao, Ô giao thuộc họ Ngựa (Equidae)

Đông trùng hạ thảo Vietfarm - Thành tựu nghiên cứu chuyên sâu của Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược Cổ truyền Dân tộc. Sở hữu hàm lượng hoạt chất CAO NHẤT thị trường, đem đến nhiều hiệu quả ưu việt xứng danh món quà thượng phẩm cho sức khỏe người Việt.

1. Tên gọi – Phân nhóm

  • Tên gọi khác: A giao nhân, A tỉnh giao, Bì giao, Ô giao, Bồ hoàng sao A giao, Phó tri giao,…
  • Tên khoa học: Colla corri Asini
  • Họ: Thuộc họ Ngựa (Equidae)

2. Đặc điểm sinh thái

+ Mô tả dược liệu: A giao là phần keo chế từ da con lừa, được bào chế thành miếng keo hình chữ nhật màu nâu đen, cứng, bóng và nhẵn với độ dày là 0,5 cm, dài 6 cm và rộng 4 cm, nặng 20 gram mỗi miếng. A giao mềm dẻo vào trời nắng nóng và cứng giòn, dễ vỡ vào trời ẩm ướt.

+ Mô tả: Lừa là động vật có vú, bộ Guốc lẻ, thuộc họ Ngựa (Equidae). Lừa hoang châu Phi là nguồn gốc của họ nhà Lừa. Lừa thường được nuôi chủ yếu để kéo và thầ vật tại một số quốc gia chưa phát triển.

+ Phân bố:  A giao là dược phẩm được sản xuất nhiều ở Trung Quốc và phân phối vào nước ta. Ở nước ta, tại các tỉnh như Hưng Yên, Nghệ An hay Hà Bắc đã có nấu A giao nhưng nguyên liệu chủ yếu là da trâu bò.

A giao là chất keo có trong miếng da con lừa được bào chế để làm thuốc
A giao là chất keo có trong miếng da con lừa được bào chế để làm thuốc

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

+ Bộ phận dùng: Da con lừa.

+ Thu hái:  Thu hoạch những miếng da của con lừa đã già, thu hoạch vào cuối đông và đầu xuân (tháng 2 – 3 hàng năm).

+ Chế biến:

Tại Trung Quốc:

  • Khoảng tháng 2 – 3 hàng năm, thời điểm cuối đông đầu xuân, thu hoạch những phần da của những con lừa già, lông đen, dày rồi đem ngâm trong nước khoảng 3 – 5 ngày cho mềm. Cạo bỏ lớp lông đen rồi cắt thành từng miếng nhỏ. Đem miếng da lừa nấu 3 ngày 3 đâm, nấu cho đến khi miếng da ra hết chất keo, trong lúc nấu, nếu nước khi, tiếp tục cho nước vào, làm như vậy khoảng 5 – 6 lần. Sử dụng rây bằng đồng để lọc lấy phần nước, khuấy cùng với một ít nước lọc có chứa phèn chua rồi chờ cho đến khi tạp chất lắng xuống đáy, sau đó chắt lấy phần nước bên trên. Trước khi chắt lọc phần nước, trước 2 giờ thì cho thêm đường và rượu (600 gram da lừa thì sử dụng 9 kg đường và 4 lít rượu trắng), 30 phút trước thì thêm dầu đậu nành (600 kg thì thêm 1 kg dầu đậu nành). Để nguội hẳn rồi cắt thành miếng để sử dụng (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Cho các miếng A giao vào chảo nóng để rang cùng với 1 kg bột Cáp phấn, rang cho đến khi A giao nở giòn, không còn cứng nữa là được. Sử dụng rây để lọc bỏ phần bột Cáp phấn đi (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Cho Bồ hoàng vào chảo nóng, khi Bồ hoàng nóng tiếp tục cho A giao vào rang cho đến khi A giao nở giòn. Sau đó lọc bỏ Bồ hoàng đi để lấy phần A giao (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Đem A giao nấu cùng với nước để tan chất keo hoặc đem A giao để ngâm với rượu (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).

Tại Việt Nam:

  • Dùng khăn hoặc miếng vải sạch để lau bỏ phần bụi còn bám trên miếng da lừa, sau đó thái miếng da thành các miếng nhỏ có kích thước bằng hạt ngô đồng. Cho vào chảo nóng rồi sao với bột Cáp phấn hoặc Mẫu lệ cho phồng đều là được (theo Phương pháp bào chế đông dược).

4. Thành phần hóa học

Theo Trung Dược Đại Từ Điển, thành phần có trong A giao chủ yếu là chất keo, chất keo khi được thủy phân sẽ sản sinh ra các loại Axit amin sau:

  • Lysin
  • Histidin
  • Acginin
  • Xystin
  • Ni-tơ
  • Glycin
  • Canxi
  • Sunfua
  • Độ tro

5. Tính vị

  • Tính hơi ấm, không độc (theo Biệt Lục)
  • Vị ngọt, tính bình (theo Bản Kinh)
  • Vị nhạt, tính bình (theo Y Học Khải Nguyên)
  • Vị cay, ngọt, tính bình (theo Thang Dịch Bản Thảo)

6. Quy kinh

A giao được quy vào các kinh sau:

  • Kinh Can, Phế và Thận (theo Trung Dược Đại Từ Điển)
  • Kinh Can, Phế, Thận và Tâm (theo Bản Thảo Cầu Chân)
  • Kinh Thủ Thái dương Tam tiêu, Túc Thiếu âm Thận và Túc Quyết âm can (theo Thang Dịch Bản Thảo)
  • Kinh Thủ Thiếu âm Tâm, Túc Thiếu âm Thận và Túc Quyết âm Can (theo Bản Thảo Hối Ngôn)

7. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

  • Tăng lượng hồng cầu và huyết sắc tố
  • Tăng huyết áp
  • Chống choáng khi mất máu
  • Tác dụng cầm máu nhưng có chạy máu nhẹ, tăng canxi máu
  • Tác dụng chuyển hóa tế bào Lympho
  • Tác dụng nhuận trường
  • Phòng trị chứng loạn dưỡng cơ tiến triển
  • Tăng sự hấp thụ Calci và giữ cân bằng Calci trong máu

Theo Y học cổ truyền

  • A giao có tác dụng an thai, ích khí. Trị mất ngủ, đau lưng, đau bụng, đau nhức tay chân, rong huyết, lao nhọc gây ra chứng giống như sốt rét (theo Bản Kinh).
  • Tác dụng dưỡng can khí. A giao giúp chữa đau bụng dưới, hư lao, gầy ốm, âm khí không đủ, đau chân không thể đứng vững (theo Biệt Lục).
  • A giao có tác dụng trị đại phong (theo Thiên Kim).
  • Tác dụng làm mạnh gân xương cơ, chỉ lỵ, ích khí (theo Dược Tính Luận).
  • Tác dụng làm mạnh gân cơ, cố thận, sáp tinh. A giao trị đau lưng do nội thương (theo Bản Thảo Cương Mục Thập Di).
  • Tác dụng tiêu tích. A giao chữa các chứng phong độc, đau nhức xương khớp, giúp giải độc rượu (theo Thực Liệu Bản Thảo).
  • Tác dụng bổ huyết, an thai, tư âm (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Tác dụng dưỡng huyết, tư âm, nhuận phế, chỉ huyết và an thai (theo Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
  • A giao có tác dụng trị các chứng phong, nôn ra máu, tiêu ra máu, phân có máu, băng trung, đới hạ, chảy nước mũi (theo Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
  • A giao dùng để trị chảy máu cam, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiểu buốt, lỵ ra máu, các chứng huyết gây đau ở phụ nữ, trị kinh nguyệt không đều, đới hạ, đau nhức xương khớp, hư lao, phù thũng, ho khạc, ho ra máu,… A giao có tác dụng hòa huyết, trừ phong, tư âm, nhuận táo, lợi tiểu, lợi tiện, điều tiết đại trường (thao Bản Thảo Cương Mục).

8. Liều dùng – Cách dùng

Liều dùng: Mỗi ngày dùng 8 – 24 gram.

Cách dùng: Dùng thuốc dưới dạng hòa tán, hoặc sắc cùng với nước hoặc rượu trắng.

Liều lượng và cách dùng A giao
Liều lượng và cách dùng A giao

9. Những bài thuốc từ A giao

Trong dân gian, A giao được sử dụng khá nhiều bài thuốc chữa bệnh như: các bệnh về huyết, tiêu hóa, thần kinh, hô hấp, thai sản, gân cơ,… cụ thể với những bài viết sau. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng điều trị:

Những bài thuốc từ A giao chữa các bệnh lý về huyết:

Bài thuốc chữa chứng bạch cầu giảm và thiếu máu nhược sắc:

  • Dùng A giao, Nhân sâm, Thục địa, Đảng sâm, Sơn tra và các vị thuốc khác với liều lượng bằng nhau để nấu thành cao để sử dụng.

Bài thuốc từ A giao chữa nôn ra máu:

  • Dùng 80 gram A giao (sao), 120 gram Sinh địa và 40 gram Bồ hoàng. Sắc một thang thuốc trên cùng với sáu chén nước, sắc cô đặc còn hai chén nước, mỗi lần sử dụng một chén. Mỗi ngày uống hai lần.

Bài thuốc từ A giao chữa ho ra máu:

  • Dùng 12 gram A giao (sao), 40 gram Gạo nếp và 4 gram Mộc hương. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 4 gram, uống mỗi ngày 3 lần.

Bài thuốc từ A giao chữa thai ra máu ở phụ nữ:

  • Dùng một lượng A giao đem sao vàng rồi tán nhỏ. Mỗi ngày sử dụng 16 gram uống cùng với nước cháo, sử dụng thuốc khi bụng đói hoặc trước mỗi bữa ăn.
  • Dùng 120 gram A giao đem sao rồi sắc cùng với 200 ml rượu, sắc đến khi A giao tan hết thì được, uống khi thuốc còn nóng.

Bài thuốc từ A giao chữa kinh nguyệt ra nhiều máu:

  • Đem một lượng A giao sao vàng rồi tán mịn thành bột. Mỗi ngày sử dụng 16 gram cùng với rượu.
  • Dùng A giao, Bạch thược, Sinh địa, Đương quy, Cam thảo, Ngại diệp, Xuyên khung với liều lượng bằng nhau. Đem các vị thuốc trên (trừ A giao sắc cùng với nước rồi lọc lấy phần nước, sau đó cho A giao vào và quấy đều đến khi tan rồi dùng.

Bài thuốc từ A giao chữa nôn ra máu:

  • Dùng 40 gram A giao (sao cùng với bột Cáp phấn) và 2 gram Thần sa, đem hai vị thuốc trên tán thành bột mịn. Dùng thuốc cùng với mật ong và nước cốt Ngó sen.
  • Đem A giao sao chung với 20 gram Bồ hoàng. Mỗi lần sử dụng 8 gram hòa cùng với 200 ml nước và 200 ml nước cốt Sinh địa. Mỗi ngày uống hai lần (áp dụng cho các trường hợp nôn ra máu, chảy máu tai và chảy máu mũi).

Những bài thuốc từ A giao chữa các bệnh lý đường hô hấp:

Bài thuốc từ A giao chữa ho lâu ngày không khỏi:

  • Dùng 40 gram A giao (sao) và 80 gram Nhân sâm. Đem hai vị thuốc trên tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 12 gram uống cùng với nước sắc Thông bạch.
  • Dùng A giao (chưng cách thủy), Hạnh nhân mỗi vị 12 gram, 16 gram Nhu mễ, 4 gram Cam thảo cùng với Mã đâu linh và Ngưu bàng tử mỗi vị 8 gram. Đem các vị thuốc trên sắc cùng với nước để dùng.

Bài thuốc từ A giao trị suyễn:

  • Dùng A giao, Tử tô và Ô mai với liều lượng bằng nhau, đem sao rồi tán thành bột mịn, sau đó sắc lấy nước để uống.

Bài thuốc từ A giao chữa phế bị hư, khí suyễn ở trẻ nhỏ:

  • Dùng A giao (sao) và Gạo nếp (sao) mỗi vị 40 gram; Thử niêm tử (sao thơm) và Cam thảo (nướng) mỗi vị 10 gram; 20 gram Mã đâu linh (sấy), 7 hạt Hạnh nhân (bỏ đầu nhọn, bỏ vỏ đem sao). Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 8 gram để sắc lấy nước dùng.

Bài thuốc từ A giao chữa ho ra máu, chữa lao phổi:

  • Dùng một lượng A giao vừa đủ, đem tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 20 – 30 gram, uống cùng với nước ấm hoặc sắc thành hồ để uống, mỗi ngày uống 2 – 3 lần.

Những bài thuốc từ A giao chữa các vấn đề về thai sản – phụ khoa:

Bài thuốc từ A giao chữa đau bụng, hạ lỵ khi đang mang thai:

  • Dùng 80 gram A giao (nướng), 60 gram Ngải diệp cùng với Hoàng liên, Đương quy và Thạch lựu bì mỗi vị 120 gram. Đem một thang thuốc trên sắc để lấy nước dùng.

Bài thuốc từ A giao chữa động thai:

  • Dùng A giao và Ngải diệp mỗi vị 80 gram cùng với 20 gram Thông bạch. Đem các vị thuốc trên sắc cùng với 800 ml nước, sắc cô đặc còn 200 ml nước. Mỗi lần sử dụng 100 ml thuốc, uống hai lần mỗi ngày. Người bệnh nên dùng thuốc khi còn nóng, nếu thuốc nguội nên hâm nóng lại trước khi dùng.
  • Dùng 120 gram A giao đem sắc cùng với 400 ml nước, sắc cô đặc còn 80 ml nước để uống (áp dụng cho các trường hợp động thai làm tiểu són).
  • Dùng 12 gram A giao, 30 gram đường đỏ và 2 quả trứng gà. Ngoài công dụng chữa động thai, bài thuốc còn có tác dụng an thai.

Bài thuốc từ A giao chữa thai ra máu ở phụ nữ:

  • Dùng một lượng A giao đem sao vàng rồi tán nhỏ. Mỗi ngày sử dụng 16 gram uống cùng với nước cháo, sử dụng thuốc khi bụng đói hoặc trước mỗi bữa ăn.
  • Dùng 120 gram A giao đem sao rồi sắc cùng với 200 ml rượu, sắc đến khi A giao tan hết thì được, uống khi thuốc còn nóng.

Bài thuốc từ A giao chữa xuất huyết tử cung cơ năng:

  • Dùng A giao, Thục địa và Ngải diệp mỗi vị 20 gram; Bạch thược và Xuyên khung mỗi vị 12 gram cùng với 16 gram Đương quy và 4 gram Chích thảo. Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước dùng. Người bệnh nên dùng khi thuốc còn nóng, nếu nguội nên hâm nóng lại thuốc trước khi dùng.

Những bài thuốc từ A giao chữa các bệnh lý đường tiêu hóa:

Bài thuốc từ A giao chữa táo bón:

  • Dùng 8 gram A giao (sao) cùng với 12 gram Thông bạch. Đem hai vị thuốc trên sắc cùng với rượu, khi A giao tan ra, thêm 8 ml mật ong và tiếp tục sắc lấy nước để dùng.

Bài thuốc từ A giao chữa khí ở trưởng vị bị hư: 

  • Dùng A giao và Phục linh mỗi vị 80 gram cùng với 120 gram Hoàng liên (sao). Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn, hòa một ít mật rồi hoàn thành viên. mỗi ngày sử dụng 12 – 16 gram, dùng cùng với nước.

Những bài thuốc từ A giao chữa các vấn đề về gân cơ khớp:

Bài thuốc từ A giao chữa tay chân run giật, gân cơ co quắp:

  • Dùng A giao, Câu đằng, Bạch thược (sống), Thạch quyết minh, Phục thần, Lạc thạch đằng mỗi vị 12 gram cùng với Sinh địa và Mẫu lệ (sống) mỗi vị 16 gram. Đem các vị thuốc trên sắc cùng với nước trừ A giao, rồi lọc bỏ phần bã. Sau đó cho thêm A giao vào để cho tan chảy, thêm một trái Kê tử hoàng, khuấy đều rồi dùng. Dùng khi thuốc còn ấm.

Bài thuốc từ A giao chữa thai ra máu ở phụ nữ:

  • Dùng một lượng A giao đem sao vàng rồi tán nhỏ. Mỗi ngày sử dụng 16 gram uống cùng với nước cháo, sử dụng thuốc khi bụng đói hoặc trước mỗi bữa ăn.
  • Dùng 120 gram A giao đem sao rồi sắc cùng với 200 ml rượu, sắc đến khi A giao tan hết thì được, uống khi thuốc còn nóng.

Bài thuốc từ A giao chữa chân cẳng lở loét (mãn tính):

  • Tiến hành rửa vùng lở loét bằng dung dịch vô trùng, chiếu tia hồng ngoại 10 – 15 phút. Cho một lượng A giao vào cùng với 70 ml nước, bắt lên bếp đun trên ngọn lửa nhỏ, sắc cho thành cao. Chờ cao nguội dần rồi phết 2 – 3 gram cao vào miếng băng gạc (tùy vào diện tích bị lở loét. Mỗi ngày thực hiện một lần, dùng đến khi bệnh tình tiêu biến hẳn.

Những bài thuốc từ A giao chữa các bệnh lý về thần kinh:

Bài thuốc từ A giao chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, ngủ không sâu giấc:

  • Dùng 20 gram A giao (tan) cùng với Hoàng cầm, Hoàng liên và Bạch thược mỗi vị 8 gram. Đem các vị thuốc trên sắc cùng với nước, thêm 2 lòng đỏ trứng gà (Kê tử hoàng) khuấy đều cho tan. Chia phần thuốc làm hai phần uống, nên uống khi thuốc còn nóng, nếu thuốc nguội nên hâm nóng lại trước khi dùng.

Bài thuốc chữa bệnh di chứng não, di chứng màng não, động kinh thể âm huyết hư, chứng âm hư co giật:

  • Dùng A giao, Thạch huyết minh, Bạch thược (sống), Phục thần và Câu đằng mỗi vị 12 gram; Mẫu lệ (sống), Sinh địa, Quy bản mỗi vị 16 gram. Đem các vị thuốc trên sắc cùng với nước trừ A giao và Kê tử hoàng, chắt lọc lấy phần nước, cho A giao và Kê tử hoàng vào hỗn hợp rồi tiếp tục đun 1 phút. Khuấy đều cho tan hết rồi dùng. Người bệnh nên dùng thuốc khi thuốc còn nóng.

10. Lưu ý khi dùng

Người bệnh không được sử dụng A giao đồng thời với Đại hoàng, không chỉ gây phản tác dụng mà còn làm gia tăng các triệu chứng tác dụng phụ.

Những đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong A giao không được yêu cầu sử dụng hoặc các đối tượng thuộc các trường hợp sau:

  • Tỳ vị suy nhược
  • Ỉa lỏng
  • Ăn không tiêu
  • Ói mửa
  • Tiêu hóa kém

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về dược liệu A giao. Tuy nhiên, thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo, không thay thế lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị của bác sĩ. Do đó, người bệnh không được tự ý sử dụng các bài thuốc được chúng tôi cập nhật trong bài viết khi chưa có sự cho phép của bác sĩ và lương y. Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh gặp phải các triệu chứng bất thường không rõ nguyên nhân nào, cần ngưng sử dụng và tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn đọc!

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút